Lo âu PDF Print E-mail
Tác Giả: Bác Sĩ Ngô Bá Định   
Thứ Sáu, 25 Tháng 11 Năm 2011 14:43

Lo âu là cảm giác không thoải mái, sợ hãi, căng thẳng khi lo sợ hoặc khi gặp chuyện khó khăn. Bệnh có thể nhẹ hoặc rất nặng, làm bạn thấy hốt hoảng.


Mọi người đều có cảm giác lo âu trước một vấn đề nào đó trong một khoảng thời gian, nhưng cảm giác bình thường trở lại khi việc đó được giải quyết. Khi cảm giác lo âu kéo dài, ngay cả khi không có dấu hiệu nào của sự căng thẳng hoặc lo âu, cản trở những công việc thường ngày của bạn, hay làm tổn thương thể chất của bạn, thì đó trở nên là một vấn đề sức khỏe.

Vài tình trạng bệnh lý có thể gây ra lo âu, như bệnh cường giáp. Lo âu có thể tự nó là một rối loạn hoặc nó gây ra những triệu chứng rối loạn khác như trầm cảm hay tâm thần phân liệt. Rối loạn lo âu lan toả (Generalized Anxiety Disorder) được đánh dấu bằng những triệu chứng lo âu mãn tính và quá mức so với thực tế. Những triệu chứng tương tự gọi là cơn hoảng loạn, là những cơn lo âu dữ dội, đột ngột hoặc hoảng sợ trước những lý do không rõ ràng, đôi khi nó có thểgây ra bởi một hoàn cảnh tầm thường (như đạp xe, khi phải ở một mình).

Ở người lớn tuổi, lo âu có thể khởi đầu bằng :
-Mất địa vị sau khi về hưu, sự buồn tẻ
-Sức khỏe kém
-Những nỗi lo về tài chính
Vài chất dùng làm thuốc có thể dẫn đến lo âu bao gồm :
-Rượu hay thức uống có cồn
-Coaine
-Cà-phê
-Vài thuốc giảm đau
-Amphetamine
-Các thuốc khác, ảnh hưởng lên hệ thần kinh

Lo âu có thể gồm cả dấu hiệu và triệu chứng tâm thần và thể chất.Các triệu chứng tâm thần bao gồm :
hoảng sợ
dễ bị kích thích
thao thức, không thể ngủ được
không thể thư giãn
khó tập trung
Những dấu hiệu và triệu chứng thể chất gồm :
khô miệng
niêm mạc đỏ
buồn nôn, nôn
mệt mỏi, uể oải, choáng
tăng nhạy cảm với ánh sáng
biến chứng dạ dày, ruột căng cơ
*hiếu động thái quá (hưng cảm)
những cơn rùng mình
nhịp tim nhanh hoặc bình thường, thở nhanh
đổ mồ hôi, đặc biệt ở lòng bàn tay
khó thở, cảm giác nghẹt thở

Bệnh lo âu nhẹ có thể được tìm ra trong quá trình khám tâm thần hoặc khi khám các bệnh khác.
Bác sĩ sẽ hỏi những triệu chứng của bạn và bàn bạc về những tình huống có thể gây ra nó. Họ có thể hỏi bạn về những sự kiện trong cuộc đời, những hoạt động hàng ngày, và quan điểm của bạn về một số việc.

Bác sĩ cũng sẽ khám cho bạn, làm những xét nghiệm để loại trừ những nguyên nhân thể chất, là nguyên nhân chủ yếu của bệnh lo âu. Những xét nghiệm có thể bao gồm công thức máu, phân tích máu, chức năng tuyến giáp, và phân tích nước tiểu.
Bác sĩ có thể gởi bạn đến những chuyên gia tâm lý hoặc tâm lý trị liệu. Liệu pháp nghỉ ngơi, tưởng tượng, liên hệ phản hồi sinh học, kỹ thuật quản lý cơn xúc động và những liệu pháp khác có thể được sử dụng tùy thuộc tình trạng mỗi bệnh nhân.
Làm theo lời khuyên của Bác sĩ riêng hoặc chuyên gia để ứng xử trong cơn lo âu.

Uống thuốc theo toa. Báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục hoặc xuất hiện những tác dụng phụ.
Học cách kiềm chế những sự kiện trong cuộc sống có thể gây ra cơn lo âu. Giảm bớt những yêu cầu, và hy vọng không hợp lý.
Học kỹ thuật kiểm soát sự căng thẳng như thư giãn, hít thở sâu
…
Cải thiện sức khoẻ toàn thân: ngủ đủ giấc và ăn những thực đơn tốt cho sức khỏe. Uống ít cà-phê và rượu. Tập thể dục thường xuyên. Bạn có thể tập thể dục ngay cảtrong cơn lo âu.
Tập cách kêu gọi sự giúp đỡ của người khác khi bạn cần.
Chia vấn đề ra thành những phần nhỏ, có thể giải quyết được, và thực hiện từ phần dễ nhất, và dựa trên những thành công của bạn.