Sạn Mật |
Tác Giả: Lan Hương | |||
Thứ Tư, 22 Tháng 12 Năm 2010 23:26 | |||
Nếu bạn thỉnh thoảng lại đau bụng phía ngang với dạ dầy, dưới gan 1 chút, rất khó chịu nhiều khi lại buồn nôn nữa thì rất có thể là bạn bị sạn mật. Sạn mật rất thông thường cứ 12 người Mỹ thì lại một người bị sạn mật và mỗi năm có thêm 1 triệu người bị bệnh này và bạn phải đi khám bác sĩ ngay vì để lâu ngày sạn lớn ra càng nguy hiểm hơn. Mật là gì ? Mật là một chất có mầu xanh lá cây do gan tiết ra để đánh tan chất mỡ và giúp tiêu hoá thức ăn. Túi mật hình trái lê, nằm ngay dưới là gan để chứa mật từ gan tiết ra. Khi cơ thể cần mật để tiêu hoá thì túi mật co thắt, bóp vào và tiết ra vào ruột non qua những ống dẫn mật li ti. Khi mật trong túi có vấn đề hoá học thiếu cân bình, thì sẽ vón lại thành chất cứng, lâu ngày thành sạn có thể nhỏ bé tí như hạt cát đến lớn nhất bằng quả banh golf. Túi mật có thể chứa một viên sạn hay cả trăm viên tùy theo trường hợp. Có 2 loại sạn mật: 1.- Loại sạn mật do cholesterol: Loại này thành hình là do những cholesterol mà mật không tiêu hoá được, cô đọng lại. Khoảng 80% sạn mật tìm thấy trong người sinh sống ở Mỹ và Âu Châu là loại này. 2.- Loại sạn mật có mầu sắc: do bệnh nhân có bệnh về máu và gan.
Khoảng 30,40 năm trước thì người ta chỉ mổ túi mật ra để lấy viên sạn mật ra rồi khâu lại, nhưng có nhiều trường hợp chỉ vài năm sau túi mật lại có thêm sạn mật nữa, phải mổ đi mổ lại. Về sau thì y khoa kết luận là nên cắt túi mật đi luôn để trừ hậu hoạn. 15, 20 năm trước thì người ta phải giải phẫu lớn nghĩa là rạch 1 đường dài 10, 20 cm trên bụng mới lấy túi mật ra được, bệnh nhân phải nằm nhà thương cả tuần lễ và phải nghỉ dưỡng bệnh ở nhà chừng 1,2 tháng để trị vết thương. Bây giờ họ cũng dùng kiểu giải phẫu "cũ" này nếu túi mật đã bị sưng to. Ngày nay [cứ theo hình dưới đây] thì họ đục 4 cái lỗ, một lỗ để đút giây video camera chiếu hình lên màn ảnh, một lỗ để đút giây đèn vào soi, một lỗ nhìn, một lỗ sỏ kéo vào để cắt. Kỹ thuật giải phẫu tân tiến này chỉ cần hơn 1 tiếng đồng hồ và bệnh nhân có thể ra về trong ngày và đi làm trở lại trong vòng 2-3 ngày.
Có nhiều yếu tố gây nên sạn mật. Một là có nhiều cholesterol (mỡ) trong mật vì mỡ rất khó tan và nếu trong mật lại có nhiều mỡ quá thì làm sao mật có giờ thanh toán mỡ được cho kịp vì vậy nó đóng thành sạn. Thêm vào nữa là nếu túi mật lúc nào cũng đầy mật mà không chảy vào ruột non thì nó sẽ đông lại và đóng thành sạn. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố như: a.- Phái tính: Đàn bà có cơ nguy bị sạn thân gấp đôi đàn ông vì kích thích tố nữ (estrogen) có nhiều mỡ trong mật, thêm vào nữa là những thuốc ngừa thai làm tăng số lượng mỡ trong mật. b.- Lên cân quá mức: Mập quá cũng làm tăng số lượng mỡ trong mật và làm cản trở việc co bóp túi đẩy mật ra ngoài. c.- Ăn uống: Nếu ăn uống nhiều mỡ quá và ít chất sơ cũng làm tăng mỡ trong mật. d.- Dùng thuốc chống cholesterol: Nếu dùng các loại thuốc giảm cholesterol như TRICOR hay LOPID cũng làm tăng xác xuất có sạn mật vì thuốc ảnh hưởng đến mật. e.- Tuổi tác: Càng già càng có nhiều cơ hội có nhiều cholesterol trong mật. f.- Di truyền: Gia đình có người có sạn mật cũng sẽ ảnh hưởng di truyền đến người khác. g.- Sắc tộc: Người Mỹ da đỏ đứng đầu sau đó đến người gốc Mễ Tây Cơ là 2 sắc dân có nhiều sạn mật nhất tại Hoa Kỳ. Khi nào cần chữa trị ngay Khi túi mật co thắt để bài tiết mật vào ruột non, thì một viên sạn hay nhiều viên sạn theo nhau chạy ra không có gì trở ngại cả, trừ phi viên sạn quá lớn làm nghẽn ống chuyển mật, làm bệnh nhân đau nhói không chịu được ở phần bụng trên, lan ra cả sau lưng và bả vai kéo dài từ 15 phút đến 1 vài giờ. Sau đó đến màn nôn mửa, nóng, lạnh, mắt trắng da vàng, nước tiểu mầu đậm, phân mầu lợt lạt. Nếu bạn có những triệu chứng như vậy thì vào nhà thương ngay. Có thể ít giờ sau, cơn đau sẽ qua đi nhưng túi mật có thể bị nhiễm trùng và bị bể ra nếu viên sạn vẫn chặn lối. Và nếu bị chặn thì lá lách cũng có thể bị sưng, có thể gây ra chết chóc. Muốn chẩn bệnh sạn mật, thừờng phải thử máu để xem có bị nhiễm trùng không sau đó làm "ultrasound" là phương pháp hữu hiệu nhất để tìm sạn mật. Một cách khác là dùng một sợi giây có gắn máy chụp hình, chuyền từ cổ họng xuống để xem có viên sạn nào chặn lối ống dẫn mật vào ruột non không, nếu có thì họ có thể lấy ra ngay. Còn một cách là MRI (magnetic resonance imaging). Những cách chữa trị sạn mật Nếu sạn mật không gây ra đau đớn hay biến chứng gì thì không cần chữa trị. Còn những viên sạn khuấy rối gây ra đau đớn thì cách tốt nhất là cắt tuí mật đi, vì túi mật không phải là một cơ phận thiết yếu của con người, nếu không cắt đi mà chỉ lấy sạn ra thì ít lâu sau sạn sẽ trở lại. Giải phẫu lấy túi mật rất thông thường tại Hoa Kỳ. Con người sống không có túi mật ra sao Sau khi cắt túi mật, thì gan vẫn bài tiết mật như thường nhưng thay vì mật được dự trữ trong túi mật thì chẩy thẳng vào các ống dẫn vào ruột non. Trong trạng thái "mất túi mật" này thì sẽ đi đại tiện nhiều hơn và phân sẽ lỏng hơn khi trước rồi sẽ trở lại bình thường. Nếu không trở lại bình thường và vẫn tiếp tục bị "tiêu chảy" thì phải nên khám bác sĩ để xin thuốc trợ mật và lá lách. ( viết theo tài liệu báo Mayo Clinic)
|