Bàn về tuổi già của con người |
Tác Giả: Scientific American, Hổng Quang | ||||
Thứ Hai, 20 Tháng 9 Năm 2010 22:08 | ||||
Sinh, lão, bệnh, tử, bốn cái đại khổ của nhân loại không ai tránh được. Trong vạn vật, loài nào sống thọ nhất? Tuy so với con dơi (30 tuổi), con mèo (36 tuổi), hắc tinh tinh (59), ngựa (62), diều hâu condor (75 tuổi), con người có thể sống cực đại đến 122 tuổi (rất hiếm), Nhưng so với những con vật khác thì con người kém xa như cá Yelloweye rockfish (120), rùa Galapagos (150), tôm hùm (170) cá koi (200), cầu gai Hồng Hải (200) và cá voi đầu búa đến 210 tuổi. Nguyên nhân khiến con người và vạn vật già cỗi chính là các tế bào liên tục bị hư hoại qua dòng thời gian. Chính vì thế mà bắt đầu từ năm 70 tuổi, trí nhớ và phản ứng của con người bắt đầu giảm dần. Ngay từ đầu những năm 40 tuổi, mắt đã không còn tinh anh như trước, khi phải tập trung nhìn vật gì ở gần và đến những năm 60 nhìn vật tế nhuyễn đã là khó khăn, hay bị mờ, nhòa. Khả năng nhìn trong ánh sáng hoàng hôn giảm, cũng như nhìn các vật di động nhanh cũng thế. Đối với phổi, khả năng hít hết hơi và chứa đầy dưỡng khí giảm tới 40% ở tuổi 80 nếu so với tuổi đôi mươi. Cũng thế, nhịp tim đập hết cỡ khi tập thể dục ở tuổi 75 đã giảm 25% so tuổi 20. Bộ xương sống bắt đầu thoái hóa. Những năm tháng dồn nén khiến các đãi sụn có thể bị trầy trật, phình lên và có thể cấn vào giây thần kinh gây đau đớn. Đau lưng là đặc điểm rất dễ thấy của tuổi xế chiều. Chất khoáng của xương bị giảm, ngay từ khi buớc vào tuổi 35 và đối với phụ nữ mãn kinh tốc độ loãng xương càng gia tăng nhanh chóng. Những năm tháng hoạt động không ngơi nghỉ khiến các khớp xương có lớp sụn bảo vệ bị hao mòn và vì thế xương va chạm vào nhau không còn trơn tru. Kết quả còn gây đau đớn hơn nếu bị các chứng bệnh thống phong và thấp khớp hành hạ. Các tĩnh mạch ở hai chân bắt đầu phình to ra, các van trong hệ thống mạch máu đẩy máu về tim không còn hoạt động êm xuôi như trước, hậu quả là máu huyết của người cao niên không chảy mạnh như của người trẻ. Máu cũng có thể bắt đầu đóng cục lại ở những người bị các chứng cao huyết áp, tiểu đường và cao mỡ bắt trả giá. Khoa học về tuổi già có nhiều tiến bộ vượt bậc và đòi hỏi có nhiều ngành khác nhau kết hợp lại như các nhà sinh học phân tử, các nhà sinh hóa, các nhà toán học và khoa học điện toán, cũng như các dụng cụ hết sức tinh vi để nghiên cứu biến đổi của tế bào qua thời gian. Mục tiêu là làm sao tìm ra các chế tạo những món thuốc và các cách trị liệu bệnh của tuổi già, nhất là những dạng bệnh kinh niên. Đây là một chuyên đề rất cần nhiều thời gian, theo ý kiến các chuyên gia. Thách thức kéo dài tuổi thọ và chữa bệnh già là những thách thức to lớn đối với y khoa của thế kỷ 21. Thách thức này rất to lớn, cho dù hiện nay có nhiều công ty quảng bá các loại thuốc “cải lão hoàn đồng” như thuốc giảm số calori cơ thể hấp thu, các chương trình ăn kiêng , các thuốc bổ sung như resveratrol. Tất cả cũng chỉ nhằm kéo dài tuổi thọ cho con người. Giáo sư Thomas Kirwoodchuyên gia về tuổi già của đại học Newcastle, Anh Quốc, nhìn nhận mục tiêu chính đáng của khoa học là kéo dài tuổi thọ và mang đến cho người cao niên những ngày cuối đời dễ chịu, Nhưng theo ông, từng người trong chúng ta phải hiểu “kết thúc” là một quá trình cá nhân. Vì thế theo ông có lẽ tốt nhất người cao niên đừng nghĩ đến cái chết, một chuyện hoàn toàn sẽ xảy ra cho muôn loài, mà hãy tập trung làm sao để tận hưỡng những ngày vui và đừng quên không bao giờ có một “thẩn dưọc ” nào cả! (Scientific American, Hổng Quang)
|