Home Đời Sống Y Học Những săn sóc sơ khởi ở nhà ,không cần bác sĩ, và những kiến thức căn bản

Những săn sóc sơ khởi ở nhà ,không cần bác sĩ, và những kiến thức căn bản PDF Print E-mail
Tác Giả: Hồng Quang theo Reader’s Digest   
Thứ Tư, 09 Tháng 6 Năm 2010 04:31

‘Đói ăn rau, đau uống thuốc’. Châm ngôn hành động của ông bà chúng ta đơn giản như thế.

 Ngày xưa ở chốn đồng không mông quạnh, đau ốm đâu phải có bác sĩ gần bên, dân gian luôn dành sẵn những kho tàng “tự trị liệu” rất hay.

 
Tập thể dục thường xuyên để có sức khỏe tốt. Photo courtesy: AP

Ngày nay tuy chúng ta sống trong một thành phố lớn, bác sĩ đủ loại nhan nhãn, nhưng người Mỹ vẫn có những lời khuyên thực tế cho chúng ta. Đó là những kiến thức căn bản về sức khỏe mà chúng ta nên có, trước khi quyết định gõ cửa một văn phòng bác sĩ.

Đầu tiên là bệnh suyễn. Đây là căn bệnh khiến 4,000 người Mỹ chết hàng năm và 1.8 luợt người phải vào phòng cấp cứu ở Mỹ. Suyễn có thể gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Có 10% người lớn ở Mỹ đã có dấu hiệu bệnh suyễn mà vẫn không biết.

Có 2 câu hỏi mà bạn có thể tự hỏi cho mình, nhưng chính xác đến 90% là bạn có mắc suyễn hay không . Đầu tiên là bạn có thở hổn hển, khò khè hay không (wheeze). Sau đó khi đang tập thể dục đột nhiên bạn có bị ngưng thở vài giây hay không.

Nếu bạn trả lời ‘yes’ cho 1 trong 2 câu hỏi trên, bạn nên đến cho bác sĩ chuyên môn khám kỹ lại. Sau đó bạn nên nhìn vào lòng bàn tay, chân răng và vạch mắt ra xem của mình để xem mình có thiếu máu hay không. Nếu lòng bàn tay, chân răng và dưới mí mắt có màu quá lợt lạt, đó là những dấu hiệu báo cho thấy cơ thể đang thiếu hồng huyết cầu.

Trong các cơn đột quỵ, nhịp dập của tim đóng vai trò chiếm khoảng 20% các trường hợp. Bạn hãy gõ bàn chân trong vòng 1 phút theo nhịp đập trái tim mình (bạn có thể đặt 1 ngón tay trên cổ tay để biết mạch đập của tim).

Bác sĩ Eric Prystowsky thuộc bện viện St. Vincent ở Indianapolis nói: “Nếu nhịp đập quả tim rối loạn đến độ bạn không sao gõ được nhịp chân thì hãy nghỉ ngơi 1 giờ và làm lại thao tác này. Nếu sau đó vẫn thấy nó không đều, bạn phải báo cho bác sĩ chuyên khoa biết”.

Để kiểm tra xem liệu bạn có rơi vào tình trạng một bệnh nhân “tiền tiểu đường hay không” (prediabete). Tại Mỹ có khoảng gần 6 triệu người đang trong tình trạng này mà vẫn không hay biết.

Có 6 câu hỏi sau dây, chỉ cần trả lời “yes” hay “no”. Nếu yes thì cho 1 điểm, no thì 0 điểm. Cộng lại nếu bạn có từ 4 điểm trở lên, bạn có thể chắc chắn đã bị ‘tiền tiểu đường’rồi. Đó là: 1/ Bạn bao nhiêu tuổi? (dưới 40 tuổi là no, trên 40 là yes) 2/Bạn là đàn ông hay phụ nữ? (phụ nữ 0 điểm, đàn ông 1 điểm) 3/Có thân nhân nào trong gia đình bị tiểu đường không? (có 1 điểm, không 0 điểm) 4/Bạn có cao huyết áp hay không, có phải đang uống thuốc cao huyết áp không? (có 1 điểm, không 0 điểm) 5/ Bạn có nặng quá hay không? (trung bình trọng lượng là 0 điểm) 6/Bạn có tập thể dục không?(có 0 điểm và không là 1 điểm).

Các mạch máu cứng ngắt sẽ khiến hệ tuần hoàn bít lối và trái tim làm việc rất mệt. Bạn hãy làm bài tập “bend and stretch” (co duỗi tay chân và cong thân mình). Nếu đã rướn hết sức, khi ngồi thẳng lưng và bắt đầu gập người xuống, mà các đầu ngón tay vẫn không chạm được đầu ngón chân thì nên cẩn thận, thân hình bạn không dẻo dai đó.

Vòng số 2 cơ thể báo trước bạn có chết sớm vì tim mạch và nhiều dạng bệnh khác hay không. Nếu bạn có trọng lượng đúng theo khổ người nhưng vòng bụng vẫn còn lớn, thí dụ trên 40 inches trở lên đối với đàn ông và từ 35 trở lên đối với phụ nữ thì bạn phải cẩn thận làm sao “kéo” các con số này xuống.

Cuối cùng bạn nên có đời sống tinh thần thỏai mái, vui vẻ và chan hòa với tha nhân. Nếu bạn có điều gì “lo âu ngấm ngầm” hay không còn vui thú khi làm những việc bạn thường thích thì nên hỏi ý kiến bác sĩ gia đình.

Có khi một nỗi buồn hay u uẩn nào đó, không nói ra và không tìm cách chữa trị, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hàng ngày của bạn hay ít nhất là chất lượng cuộc sống bị giảm hẳn.

Hồng Quang theo Reader’s Digest