Khi người Việt Nam hút thuốc |
Tác Giả: Trần Tiến Dũng | |||
Thứ Ba, 01 Tháng 6 Năm 2010 16:49 | |||
Ở khu chung cư, thuộc quận 11, một người đàn ông ăn mặc chỉnh tề đang đứng hút thuốc ở hành lang. Ông ta không tự nguyện ra khỏi nhà hút thuốc mà bị vợ đuổi ra ngoài. Nhưng ngay chỗ ông hút thuốc lại là phạm vi của nhà hàng xóm, trên vách căn nhà này có một miếng giấy, in ra từ máy tính, chữ to: “Khói thuốc lá gây ung thư phổi cho bạn và cho người.” Người đàn ông này ngày ngày vẫn cứ tiếp tục đứng hút thuốc mỗi khi lên cơn thèm. Mà không chỉ có mình ông ta. Quầy bán thuốc lá cũng có cả cảnh báo y tế về tác hại cho sức khoẻ Cấm về hình thức Tại các đô thị lớn của Việt Nam hiện nay, chuyện đàn ông bỏ hút thuốc trong nhà mình đã là phổ biến nhưng không thấy có tiến bộ trong việc hưởng ứng cấm hút thuốc nơi công cộng. Những khẩu hiệu kêu gọi không thuốc lá hay bảng cấm hút thuốc ở nơi công cộng chỉ có giá trị trang điểm bộ mặt văn minh hơn là hưởng ứng thực chất. Hầu như tất cả các cơ quan công quyền, các văn phòng công ty, siêu thị, nhà hàng khách sạn sang trọng… đều cấm hút thuốc, nhưng nguyên do chính là vì các nơi đó có mở máy lạnh chứ không phải vì lo lắng cho sức khoẻ cộng đồng. Trên máy bay, xe khách chất lượng cao và taxi... việc chống khói thuốc độc hại có kết quả nhưng tại các quán cà phê sang trọng, thậm chí ở những nhà hàng lớn khói thuốc, mùi thuốc cứ ngang nhiên mù mịt phủ đầy người, Bấm đầy phổi người không hút thuốc. Lý do đơn giản được đưa ra là: “Phải chiều khách, hơn nữa ở Việt Nam hiện nay đàn ông hút thuốc vẫn là số đông.” Một nhạc sĩ còn rất trẻ cho biết, có một nhãn hiệu thuốc lá nổi tiếng thế giới, đang làm chủ thị trường dân ghiền thuốc có tiền ở Việt Nam mời anh viết cho họ một bài hát riêng quảng bá cho thương hiệu. Dù anh nhạc sĩ này cũng là người hút thuốc nhưng anh lưỡng lự, vì không biết liệu anh có bị chết tên, chết danh khi đi ngược lại trào lưu văn minh 'Không thuốc lá'. Một bà thầy bói, mà người viết bài này có dịp tiếp xúc, nói câu đầu tiên trước khi chỉ ra quá khứ và tiên đoán tương lai của một khách hàng: “Ông đốt thuốc triền miên kiểu này thì coi bói làm gì cho tốn tiền.” Và để những trường hợp chuyển biến nhận thức về sự độc hại của thuốc lá không là cá biệt và lạc lõng, hơn lúc nào hết người ta cần một tinh thần phản ứng cộng đồng mạnh và rộng hơn. Mua thuốc lá quá dễ Ai cũng biết là không đâu mua một gói thuốc và không ở đâu người trẻ tuổi rơi vào việc hút thuốc dễ dàng như ở Việt Nam. Có thể nói không cường điệu rằng bạn thấy được gần như đủ các hiệu thuốc lá thế giới ngay ở một tủ bán thuốc bình thường trên đường phố. Nhưng bạn rất ít thấy có phản ứng của công dân hay việc thực thi công quyền nghiêm khắc ở nơi cấm hút thuốc. Thực hiện không hút thuốc và đẩy lùi dần thói quen hút thuốc của người Việt Nam lại rơi vào chỗ liệu nhà nước kiểm soát được hay không thị trường thuốc lá lậu. Việc kiểm soát không vì mục đích chống thất thu thuế mà cần vì sức khoẻ cộng đồng. Còn từ góc nhìn lớn hơn là nhà nước hiện nay có tự nguyện giảm dần chuyện tìm nguồn thu ngân sách ở thuốc lá hay không? Việc cổ động công dân phản ứng với khói thuốc lá ai cũng biết là việc cơ bản. Nhưng người ta vẫn cho rằng để thêm không gian công cộng giảm khói thuốc và tiến tới sạch khói thuốc chỉ là chuyện nằm mơ. Con số về ung thư phổi và các loại bệnh khác có nguyên nhân từ thuốc lá vẫn cứ tăng đều như các cuộc tổ chức lễ hội chính trị, du lịch, tâm linh…tốn cả ngàn tỉ đồng ở khắp các tỉnh thành. Về lợi ích cho cộng đồng ở Việt Nam thì chuyện vẫn cứ là “ngàn vàng mua một trận cười” hả hê hơn là tăng nỗ lực trên truyền thông vì những giá trị thiết thực. Ví dụ người ta hoàn toàn có thể phát động phong trào 'Nhà nhà, người người phản ứng với khói thuốc lá'. Nhưng có hai điều mà ở Việt Nam khó tin nhất lúc này là đất nước giảm hết tham nhũng và một người đàn ông hút thuốc đưa tay lên hứa 'Tôi bỏ thuốc lá'. Cho đến trước ngày Thế giới không thuốc lá (World No Tobacco Day 2010) vào 31 tháng 5 này, các chương trình và trang web của BBC Tiếng Việt, Trung Quốc, Miến Điện và Indonesia sẽ có nhiều bài đánh giá các góc cạnh của công nghệ thuốc lá và tệ hút thuốc ở Đông Nam Á. Viết cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn
|