Tuổi tác và trí nhớ |
Tác Giả: BS Nguyễn Trần Hoàng | |||
Thứ Hai, 08 Tháng 2 Năm 2010 09:15 | |||
Tôi dạo này trí nhớ giảm sút rất nhiều, không ăn gì mà cứ lên cân, Hỏi: -Có người tuy già mà đầu óc vẫn rất minh mẫn, trong khi như tôi chỉ mới hơn sáu mươi mà trí nhớ thấy giảm sút rất nhiều. Xin bác sĩ cho biết có cách nào giúp cho trí nhớ ít bị giảm sút đi khi mà tuổi ngày càng cao hay không? -Dạo này tôi rất là hay quên, không tập trung được, nghe nói uống Gingkgo biloba có thể giúp trí nhớ, tôi có nên dùng thuốc này hay không? (Tư) -Tôi dạo này trí nhớ giảm sút rất nhiều, không ăn gì mà cứ lên cân, lại cứ hay bị ớn lạnh lúc nào cũng phải mặc hai ba lớp. Nghe nói phụ nữ lớn tuổi nếu dùng thuốc ngừa thai trí nhớ sẽ tốt hơn phải không? (Helen) -Sự căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày (stress). Với việc thăm khám và một số xét nghiệm đơn giản (và đa số là rẻ tiền), các bác sĩ có thể phát hiện được hầu hết các nguyên nhân có thể chữa được của tình trạng giảm trí nhớ của người lớn tuổi. Cũng như nhiều bệnh khác, nguyên nhân càng được phát hiện sớm thì bệnh càng có nhiều khả năng được chữa khỏi hoặc làm chậm lại sự phát triển hơn. Trong nhiều trường hợp, việc suy giảm trí nhớ ở từng người có thể do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Nếu một số trong các nguyên nhân được xác định và chữa trị đúng, trí nhớ cũng có thể được cải thiện một cách đáng kể. Trong trường hợp của bà Helen, nếu đúng theo lời kể, rất có thể bà đang bị suy tuyến giáp, một bệnh không phải ít gặp ở phụ nữ lớn tuổi, và nếu được chữa trị sớm và đúng mức, trí nhớ có thể được cải thiện nhiều. Nếu trí nhớ suy giảm do thiếu khả năng tập trung, như trong trường hợp của ông Tư, một trong những nguyên nhân cần phải nghĩ đến đầu tiên là bệnh trầm cảm. Và bệnh trầm cảm là bệnh tương đối có thể chữa được một cách hiệu quả hơn nhiều so với bệnh quên lãng Alzheimer. Bên cạnh các bệnh như kể trên, tuổi tác cũng là một yếu tố có thể làm suy giảm trí nhớ. Tình trạng này tương đối “hiền,” không dẫn đến tình trạng mất trí nhớ hoàn toàn như trong bệnh Alzheimer. Sự khác nhau giữa tình trạng suy giảm trí nhớ do tuổi tác này với bệnh Alzheimer có thể được tóm tắt như sau: Trong tình trạng suy giảm trí nhớ do tuổi, ta chỉ quên một phần của sự kiện, trong khi trong bệnh Alzheimer, ta thường quên hoàn toàn sự kiện đó. Dựa trên các nguyên nhân kể trên, chúng ta có thể bảo vệ trí nhớ của mình bằng cách: -Có người tuy già mà đầu óc vẫn rất minh mẫn, trong khi như tôi chỉ mới hơn sáu mươi mà trí nhớ thấy giảm sút rất nhiều. Xin bác sĩ cho biết có cách nào giúp cho trí nhớ ít bị giảm sút đi khi mà tuổi ngày càng cao hay không? (Hoa) -Dạo này tôi rất là hay quên, không tập trung được, nghe nói uống Gingkgo biloba có thể giúp trí nhớ, tôi có nên dùng thuốc này hay không? (Tư) -Tôi dạo này trí nhớ giảm sút rất nhiều, không ăn gì mà cứ lên cân, lại cứ hay bị ớn lạnh lúc nào cũng phải mặc hai ba lớp. Nghe nói phụ nữ lớn tuổi nếu dùng thuốc ngừa thai trí nhớ sẽ tốt hơn phải không? (Helen) -Thường xuyên học hỏi những điều mới. Việc học hỏi một cách tích cực giúp thành lập những mối dẫn truyền thần kinh mới trong não, và đây là thành phần căn bản của việc thành lập và duy trì trí nhớ. Một số nghiên cứu, cho thấy vận động trí não thường xuyên là một trong những cách giúp trí nhớ tốt nhất. Có nhiều điều có thể học và làm phong phú thêm đời sống, như học cắm hoa, Tai chi, chụp hình, nấu ăn, cách dạy và chăm sóc trẻ theo khoa học, cách sử dụng computer trong những công việc thông dụng hàng ngày, cách trang trí nhà cửa, làm vườn, chơi nhạc, vân vân và vân vân. Mục đích là tạo ra những thử thách nhỏ cho bản thân để thử sức mình hàng ngày và sống thêm hào hứng và ý nghĩa, chứ không nên đến mức trở thành những căng thẳng cho cuộc sống. -Sự linh hoạt. Một số nghiên cứu cho thấy rằng những người linh hoạt hơn trong cuộc sống thường duy trì được trí nhớ tốt hơn so với những người quá cứng nhắc. -Rèn luyện việc tập trung tư tưởng. Thực hành tập trung vào từng việc mình đang làm, thay vì đang làm việc này lại nghĩ đến việc khác, sẽ giúp hoàn thành công việc hiệu quả, nhanh chóng, tốt đẹp hơn, và lại ít bị căng thẳng hơn. Biết cách tập trung tư tưởng là một cách giúp ích cho trí nhớ rất nhiều. -Hòa nhập vào các công việc hữu ích cho gia đình và xã hội cũng là một cách rất tốt để bảo vệ trí nhớ bên cạnh việc làm cho cuộc sống có ý nghĩa và vui vẻ hơn. -Gingkgo biloba. Cũng thường được cho là có thể giúp trí nhớ. Tuy nhiên, chất này hiện nay chỉ được bán như một một chất phụ trợ cho thực phẩm (supplement), không được kiểm soát chặt chẽ bởi FDA và do đó dễ bị trộn lẫn với nhiều chất khác mà không biết. Hơn nữa, chưa có các nghiên cứu thật khoa học để chứng minh hiệu quả giúp trí nhớ của chất này. Ðiều quan trọng nhất là chất này có thể tương tác một cách bất lợi với nhiều loại thuốc. Do đó, hiện nay, chất này không được các hội y khoa khuyến cáo sử dụng trong việc giúp trí nhớ. Nếu tự ý sử dụng, nên thông báo cho bác sĩ biết, vì như nói trên, chất này có thể tương tác một cách nguy hiểm với một số thuốc tây. -Vitamin E. Trên lý thuyết, cơ chế hoạt động của chất này có thể giúp phòng sự phát triển của bệnh mất trí nhớ, tuy nhiên các nghiên cứu về điều này đã dẫn đến các kết luận trái ngược nhau. Hiện nay, chất này không được khuyến cáo sử dụng trong việc phòng bệnh mất trí nhớ. Ðặc biệt, dùng chất này ở liều cao có thể gây ra các tác dụng phụ bất lợi, nên nếu có dùng, cũng chỉ nên dùng ở liều thấp cần thiết cho cơ thể hàng ngày. -Các loại thuốc chống viêm nhóm NSAIDs. Một số nghiên cứu trước đây thấy rằng các thuốc này (như Motrin, Aleve...) có thể giúp phòng sự phát triển của bệnh Alzheimer. Tuy nhiên các nghiên cứu lớn về vấn đề này vẫn còn đang được tiến hành và hiện nay, thuốc này không được khuyến cáo sử dụng trong việc phòng bệnh mất trí nhớ. -Các thuốc hạ cholesterol nhóm statins. Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng các thuốc này có thể giúp phòng sự phát triển của bệnh mất trí nhớ. Ðang có các nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về việc này. Nếu bị cao cholesterol, rất nên dùng thuốc này, và có thể thuốc cũng có ích cho việc phòng bệnh mất trí nhớ ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, nếu không bị cao cholesterol, hiện nay các thuốc này chưa được khuyến cáo sử dụng chỉ để phòng bệnh mất trí nhớ. -Các thuốc trị cao huyết áp. Bệnh cao huyết áp có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị chứng mất trí nhớ do bệnh quên lãng Alzheimer hay do mạch máu (vascular dementia). Tuy nhiên các nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa đi đến kết luận thống nhất. Gần đây, có một nghiên cứu tìm thấy rằng một số loại thuốc hạ huyết áp thuộc nhóm ACE inhibitors thấm qua được mạch máu não có thể giúp phòng bệnh mất trí nhớ. Do đó những người bị cao huyết áp, nếu dùng các loại thuốc này có thể được hưởng thêm tác dụng phụ trội này Tuy nhiên, các thuốc này chưa được khuyến cáo để phòng bệnh mất trí ở những người không bị cao huyết áp. Tóm lại, trí nhớ suy giảm khi thêm tuổi là một điều thường được coi là “thường tình.” Tuy nhiên, ta cần phân biệt giữa việc giảm hay mất trí nhớ do tuổi tác với các bệnh. Dù trong bất cứ trường hợp nào, có rất nhiều điều ta có thể tự làm bên cạnh sự giúp đỡ của bác sĩ để giúp cho quá trình suy giảm trí nhớ bị chậm lại.
|