Home Đời Sống Y Học Cần hiểu đúng về ráy tai, ngứa tai và các bệnh liên quan đến ráy.

Cần hiểu đúng về ráy tai, ngứa tai và các bệnh liên quan đến ráy. PDF Print E-mail
Tác Giả: TS Phạm Ninh Hưng, BS Phạm Bá Chiểu, DS Trương Quốc Thống cùng các đồng sự   
Thứ Bảy, 30 Tháng 1 Năm 2010 05:51

Ráy tai không phải chuyện đơn giản!

Nhiều bệnh nhân đã từng chịu những hậu quả nghiêm trọng do lấy ráy như : ngứa tai, nhiễm trùng, thối tai, thủng màng nhĩ gây điếc, thậm chí bị lây nhiễm các bệnh xã hội nguy hiểm.

Ráy tai, dân gian thường gọi là “cứt ráy”, hàng ngày đang gây ra những nỗi phiền toái, ngứa ngáy khó chịu cho hàng triệu người nhưng chưa có giải pháp xử lý xác đáng. Do đó, những thói quen thông thường như:  dùng các vật cứng, thậm chí dùng chung các dụng cụ lấy ráy vv... đang được sử dụng nhằm cố gắng chống lại những phiền toái khó chịu kể trên. Đây là những thói quen sai lầm.

Những hệ lụy lâu dài cho sức khỏe thính giác và những hậu quả nghiêm trọng như đã nói, đang diễn ra triền miên trên một số đông trong cộng đồng dân cư. 

Hiểu đúng về “ráy” ?

Dựa trên các nghiên cứu khoa học về tai và ráy tai cho thấy hiện nay, việc nhận thức và phân biệt giữa  các  thuật ngữ:  “dịch ráy”,  “ráy” và “cứt ráy” chưa rõ ràng, tất yếu dẫn đến việc xử  lý những hệ lụy do “cứt ráy” gây ra còn lúng túng và thiếu căn cứ.

Thuật ngữ cerumen (dịch ráy) thường bị coi là đồng nghĩa với earwax (ráy), nhưng nói một cách chính xác, nó không phải vậy. Cerumen, được đề cập ở đây, nó chỉ là sản phẩm được tiết ra bởi các tuyến dịch ráy (ceruminous glands) ở trong ống tai  ngoài, và nó chỉ  là một thành phần của “ ráy”. Các thành phần khác bao gồm các vảy da bị chết trên lớp da bề mặt của ống tai, mồ hôi, bã nhờn và các chất ngoại sinh từ bên ngoài khác nhau có thể  lọt vào , ví dụ:  các hạt bụi , nước bẩn khi tắm, keo xịt tóc, dầu gội đầu, kem cạo râu, dầu tắm, mỹ phẩm và tương tự.  Thành phần chính của “ ráy” là các tế bào da chết.  

 
                                       Giải phẫu tuyến ráy theo : AnatomyAtlases.org 

Dịch ráy có chứa các glycopeptid (kháng sinh), các lipid( bôi trơn), acid  hyaluronic  và acid sialic ( tạo môi trường acid), các  enzyme lysosome (tác dụng phá cấu trúc các vi khuẩn) và các immunoglobulin (miễn dịch). Dưới lớp da lót của 2/3 ống tai phía ngoài, có chứa các tuyến dịch ráy và các nang lông, các tuyến bã nhờn và các tuyến mồ hôi( yếu-nhẹ). Các tuyến nhờn được dẫn thẳng vào các nang lông. 

 Hỗn hợp dịch của 3 loại  tuyến kể trên thường có màu vàng sẫm mới thực sự có tác dụng là “vệ sĩ” bảo vệ  tai.  Nó có thuộc tính bảo vệ, kết hợp với lông tai bắt dính bụi,  hiệu quả diệt khuẩn bằng việc giúp duy trì một môi trường có tính acid trong ống tai ngoài, đồng thời, nó cũng góp phần bôi trơn và bảo vệ ống tai, giữ cho tai khỏi nước và viêm nhiễm.

Hỗn hợp dịch được trộn lẫn với các tế bào da chết cùng với các chất ngoại sinh từ bên ngoài lọt vào trong ống tai tạo thành “ráy” và nó chỉ còn tác dụng của một “vệ sĩ –đang suy yếu” . Tác dụng bảo vệ giảm đi cho tới khi nó bị oxy hóa hoàn toàn, hết công dụng của “vệ sĩ” và trở thành chất thải.

 Chất thải bị cũ và khô đi trên trên bề mặt da của ống tai theo dân gian thường gọi là “cứt ráy” là phải loại bỏ. Nó được tự động thải ra ngoài để nhường lại vai trò “vệ sĩ” cho hỗn hợp dịch mới được tiết ra.  (Các nhà khoa học chuyên ngành Tai-Mũi –Họng  gọi cơ chế tự động đào thải “cứt ráy” là cơ chế di trú).

 Khi cơ chế tự động đào thải bị trục trặc, lập tức xuất hiện chứng bệnh: “cứt ráy” bị dính lại và  tích lũy trong ống tai. Quá trình này bắt đầu tiến triển, lan rộng, lúc đầu gây ngứa ngáy khó chịu, sau phát triển thành các lớp “cứt ráy” bám dính đầy trong ống tai, thậm chí tạo ra các nút “cứt ráy” cứng dính chặt  vào màng nhĩ gây ra nhiều nỗi phiền toái và những hậu quả khó lường. Nếu xử lý không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe thính giác.