Thắp lên trời cao |
Tác Giả: Phạm Minh Tâm | |||||||
Thứ Tư, 23 Tháng 11 Năm 2011 07:07 | |||||||
Xin cho hai ngọn nến từ nơi tay một giám mục và một linh mục Việt Nam này sẽ là ánh nến soi đuờng cho khối tín hữu còn đang trong giấc ngủ tâm linh vật vờ của những niềm tin không có việc làm. Thắp lên trời cao Xin cho hai ngọn nến từ nơi tay một giám mục và một linh mục Việt Nam này sẽ là ánh nến soi đuờng cho khối tín hữu còn đang trong giấc ngủ tâm linh vật vờ của những niềm tin không có việc làm. Xin cho những ai nếu không dám và cũng không muốn dấn thân theo Đức Ki tô trên lộ trình rao giảng tin vui cứu độ thì cũng đừng dùng Người như một chiêu bài để rỉ rả suốt năm này tháng nọ những ngôn từ sáo, rỗng chỉ nên cớ cho thế gian mỉa mai, làm ố danh sự đạo. Khi vấn đề đòi lại đất đai, cơ sở của Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hàsôi động trở lại, thì ở Úc châu đã có những sinh hoạt tâm linh tập thể hướng về Thái Hà như các Thánh lễ đặc biệt cầu cho Thái Hà vào ngày Chúa nhật 13/11/ 2011 tại Sydney và bằng kinh nguyện chung tại các cộng đoàn Công giáo. Cùng một trật, hai buổi giới thiệu tập sách nhỏ mang tên “Thắp một ngọn nến cho Thái Hà” của linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh cũng đã được tổ chức tại Melbourne và Sydney như một cơ hội để những người có lòng đến cùng nhau trao đổi hay chia sớt nỗi trăn trở với nhau, với anh em mình tại Quê hương và đặc biệt là với tác giả Nguyễn Ngọc Tỉnh. Riêng tại Melbourne thuộc tiểu bang Victoria, giám mục Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Melbourne đã lên tiếng trong Thánh lễ trọng thể kính Các Thánh Tử đạo Việt Nam tại nhà thờ chính toà Melbourne, kêu gọi mọi người hiệp thông với Thái Hàvà Tỉnh Dòng Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam qua buổi canh thức cầu nguyện tại tiền đình toà nhà Lập pháp của Tiểu bang Victoria. Qua buổi giới thiệu sách và đêm thắp nến, đức cha Nguyễn Văn Long đã đồng hành với Quê hương, với dân tộc mình bằng tâm ý đuợc bộc lộ trong hai lần chia sẻ . Xin trân trọng gửi đến quý bạn đọc. 1. Tại buổi giới thiệu sách “Thắp một ngọn nến cho Thái Hà”
Tôi hôm nay đến đây để bày tỏ sự liên đới với những người có những thao thức về tình trạng của đất nước, của dân tộc cũng như là nói riêng về tình trạng của Giáo hội trong cái bối cảnh của một chế độ độc tài, đảng trị. Và tôi đến đây để bày tỏ một sự ngưỡng mộ cũng như là sự liên đới với các anh các chị ngồi ở đây cũng như là nhiều tâm hồn Việt Nam còn thao thức với tiền đồ của dân tộc, còn thao thức với tương lai của một đất nước và tương lai của một giáo hội. Chẳng những những tâm hồn đó ở nuớc ngoài như là nuớc Úc chúng ta, ở rải rác khắp năm châu bốn bể nhưng mà còn những tâm hồn thao thức trên tại quê hương của chúng ta trong cái bối cảnh vô cùng khó khăn, trong cái bối cảnh vô cùng ngặt nghèo nhưng chọ cũng cố gắng để tranh đấu, để đạt đuợc cái lý tưởng đó. Tôi liên tưởng tới dân tộc Chúa chọn, tức là dân tộc Do thái. Họ cũng trải qua những tháng năm rất là miệt mài, rất đau khổ khi mà đất nước của họ bị ngoại bang xâm chiếm, rồi dân tộc họ bị lưu đầy và họ cũng có những thao thức như chúng ta. Rồi không phải là một sớm một chiều cái thao thức đó nó thực hiện được nhưng mà trải qua nhiều thế hệ và tôi nghĩ rằng cái mục đích của chúng ta không hẳn là sẽ đạt đuợc trong một sớm một chiều mà nó sẽ đòi hỏi nhiều hy sinh, nhiều tranh đấu và chúng ta với cái tâm niệm là một người đầy tớ của dân tộc, đầy tớ của đất nước và có khi chính chúng ta không nhìn đuợc cái điều mà chúng ta mơ ước thành sự thật, chúng ta chỉ là những viên gạch lót đuờng cho cái cuộc hành trình gian khổ đó. Nhưng mà nếu không có những viên gạch lót đuờng đó thì cuộc hành trình đó sẽ không bao giờ đạt đuợc mục đích. Và trong cái tâm thức đó mà tôi nghĩ rằng các anh các chị cũng đã đến đây hay là các anh các chị khác cùng hợp tác với nhau cùng vì mục đích chung với nhau. Tôi không có nhiều lời hơn là tôi cũng là người đồng hành với các anh các chị, mặc dù với một cương vị là giám mục nhưng cũng là một ngưòi của dân tộc Việt Nam, tôi cũng mang một trái tim Việt Nam và tôi cũng thao thức như là các anh các chị thao thức và tôi cũng nguyện rằng mình làm một cái gì đó trong phạm vi, trong bối cảnh, trong điều kiện của mình để tác động một tương lai tươi sáng hơn, một tiền đồ dân tộc mà cha ông của chúng ta đã tranh đấu và đã đổ máu mình ra để mà tạo cho chúng ta cái tiền đồ đó thì tôi nghĩ rằng chúng ta là những con dân nước Việt thì tôi có một cái bổn phận nào đó và tôi hy vọng rằng với một tâm thức đó và với một sự đoàn kết thì chúng ta sẽ đi tới tương lai của chúng ta. Cha Tỉnh là người viết cuốn sách “Thắp Một Ngọn Nến Cho Tháí Hà”, tôi cũng biết cha trong nhiều lần tôi về Việt Nam trước đây và tôi cũng chia sẻ tâm thức của cha cũng như là các anh các chị đây và hy vọng rằng với nhiều những người như vậy ở trong nước cũng như ở ngoài nước thì chúng ta sẽ tạo thêm một ngọn sóng để ngọn sóng đó nó sẽ lấp phủ cái chế độ độc tài dảng trị trên đất nước của chúng ta và đem cho chúng ta một tương lai tươi sáng hơn…. 2. Tại đêm thắp nến cầu nguyện cho Thái hà
Hôm nay, chúng ta, những người quan tâm đến tình hình đất nước và đặc biệt là tại Giáo Xứ Thái Hà, đến đây để bày tỏ sự liên đới của chúng ta với đồng bào quốc nội và nhất là những người đang tranh đấu cho tự do, công lý và những giá trị nhân bản đang bị một chính phủ độc tài đảng trị chà đạp, coi thường. Nhân danh ban tổ chức, tôi xin chào đón và cảm ơn quý vị, Công Giáo cũng như không Công Giáo, các đoàn thể tổ chức, cũng như mọi người đến đây không những vì một Thái Hà hay một tôn giáo mà vì tương lai cho cả một dân tộc và vì tiền đồ cho cả một Tổ Quốc. Thái Hà là một biểu tượng của chí khí anh dũng của dân tộc ta, quyết không khuất phục trước bạo quyền. Chính vì thế, một chính phủ độc tài đảng trị thì không thể dung thứ Thái Hà. Đơn giản có thế. Bất chấp mọi nguy hiểm qua các phương tiện truyền thông “lề phải” của chính quyền, Thái Hà bị tấn công liên tục chỉ vì họ không khuất phục trước bạo quyền. Có thể nói, sau những biến cố ở Toà Khâm Sứ, Đồng Chiêm hay Cồn Dầu, Thái Hà là thành lũy cuối cùng của lòng kiên cuờng có tổ chức. Đối với một chính phủ độc tài, không gì đáng sợ cho họ hơn là ý chí bất khuất có tổ chức. Chúng ta có thể nói rằng một trăm cá nhân đối kháng thì họ chưa chắc sợ bằng một Thái Hà. Thế thì chúng ta hiểu tại sao chính quyền cộng sản Việt Nam lại quyết tâm triệt hạ Thái Hà cho bằng đuợc và họ đã dùng những thủ đoạn hạ cấp nhất để đạt mục tiêu đó. Ngày 3 tháng 11 mới đây, họ đã cho hơn 100 du đãng và côn đồ đến để nhục mạ, đe doạ tính mạng các linh mục, giáo dân. Sau đó những người này còn dùng búa lớn để đập phá khu vực thờ phượng linh thiêng. Thử hỏi những hạng người như thế thì không phải côn đồ thì là gì. Thế mà, ở nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà nước còn “vừa ăn cuớp vừa la làng” qua các phương tiện truyền thông của họ. Thử hỏi một tập đoàn lãnh đạo như thế thì sẽ đưa đất nước chúng ta đi về đâu? Thật trớ trêu, khi đất nước chúng ta đứng trước bao thử thách, từ thành thị đến thôn quê, từ Nam Quan tới mũi Cà Mâu, từ đất liền đến hải đảo, thì những người lãnh đạo lại đối xử với đồng bào một cách dã tâm như vậy. Như con tầu lửa đang lao xuống vực thẳm nhưng người điểu khiển con tầu lại sách nhiễu hành khách thay vì cứu nguy cho cả tầu. Kính thưa toàn thể quý vị, Hôm nay chúng ta đến đây không chỉ lên án những hành động bất nhân và phi pháp đang xẩy ra tại quê nhà. Chúng ta đến đây cũng không chỉ ủng hộ cho một số đồng bào Công Giáo tại Thái Hà, vì đấy không phải là một vấn đề tôn giáo đơn thuần. Thiết nghĩ trên hết mọi lý do, chúng ta đến đây vì tương lai của một dân tộc, vì tiền đồ của một đất nước. Thái Hà là biểu tượng cho một chí khí anh dũng của dân tộc ta. Thắp một ngọn nến cho Thái Hà chính là thắp lên cho đêm đen đang bao trùm xuống trên quê hương chúng ta. Tiếp sức cho Thái Hà chính là tiếp sức cho những đồng bào quốc nội đang mong mỏi và đấu tranh cho một Việt Nam thực sự có tự do, pháp quyền, công bằng, văn mình và thái hoà. Thiết nghĩ, đây cũng là cơ hội để người Việt chúng ta tại hải ngoại đồng tâm nhất trí với nhau trong cùng một mục đích chung, không phân biệt tôn giáo, khuynh hướng chính trị; không phân biệt Bắc, Trung hay Nam; thậm chí không phân biệt là công dân Úc hay còn là công dân Việt Nam. Mục đích chung đó là gì, là một Việt Nam tự do, công bằng, văn minh. Mọi người Việt Nam chúng ta dù mang quốc tịch Úc hay hộ chiếu Việt Nam không phải cúi mình hổ thẹn như lời Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt từng nói – nhưng hãnh diện sánh vai với cộng đồng nhân loại. Tôi là giám mục Công Giáo, nhưng tôi vẫn mang dòng máu Việt Nam và không thể không thao thức trước một thực tế quá bi quan về hiện trạng đất nước. Nhưng con đuờng dẫn đến tương lai tươi sáng cho quê hương là con đuờng dài và chúng ta là những viên gạch lót đường. Tôi nhớ lời bà Aung San Suu Kyi khi đuợc hỏi chừng nào dân chủ mới đến nước Miến Điện mà bà đã tranh đấu trong suốt cuộc đời; bà nói rằng thành quả của bất cứ cuộc tranh đấu nào không thể rơi từ trời xuống hay một người nào đó ban cho ta. Chính chúng ta phải tranh đấu lấy. Khi người Miến Điện mong muốn và tranh đấu cho dân chủ thì dân chủ sẽ đến với họ. Tôi rất tâm đắc với những lời của bà. Tôi thầm nhủ chính mình cũng phải làm gì đó cho quê hương. Tranh đấu cho một tương lai tươi sáng cho Việt Nam là bổn phận và trách nhiệm, bổn phận và trách nhiệm của những ngưòi mang dòng máu Việt Nam. Tổ quốc chúng ta đang lâm nguy; bóng đêm của sự độc tài gian ác đang bao phủ trên quê hương chúng ta. Một ngọn nến thì không đủ phá tan bóng đêm đó. Nhưng nếu chúng ta, những ngưòi con dân nước Việt ở khắp năm châu bốn biển đều đồng lòng đốt lên một ngọn nến thì bóng đêm đó sẽ phải tan biến. Hãy cùng nhau tiếp sức cho Thái Hà và cho mọi nơi trên khắp nẻo đuờng đất nước. Hãy liên kết thành sức mạnh để phá tan xiềng xích của sự bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ cộng sản. Hãy cùng nhau khai thông dòng sông lịch sử để nó được chảy và làm tươi mát phì nhiêu cho đất Việt thân yêu. Quý vị thân mến, khi hồi chuông Thái Hà vang lên, người giáo dân đã tới để cứu nguy cho giáo xứ. Hôm nay, chúng ta, những người con của Tổ Quốc ở hải ngoại hay ở trong nước cùng nghe tiếng chuông Thái Hà báo động tổ quốc lâm nguy. Chúng ta hãy củng nhau giải cứu Việt Nam thân yêu đang đứng trước vực thẳm của sự băng hoại hoàn toàn. Tiếng chuông Thái Hà sẽ là tiếng chuông báo hiệu cái chết của chủ nghĩa cộng sản lỗi thời và sự quang phục của quê hương. Đât nước Việt Nam muôn năm. Dân tộc Việt Nam muôn năm. Mặc dù trước thời gian diễn ra hai buổi giới thiệu sách cũng như buồi sinh hoạt thắp nến cầu nguyện này, đồng bào Việt Nam tỵ nạn tại Úc châu nói chung và khối tín hữu Công giáo nói riêng, đã đuợc nghe liên tục nhiều tuần bài giới thiệu về cuốn sách trên làn sóng phát thanh của đài Tiếng Nuớc Tôi; chương trình phát thanh Việt ngữ của đài SBS cũng giới thiệu và thông báo nhiều lần về chi tiết hai buổi giới thiệu sách này kèm theo với tin thời sự cập nhật về tình trạng của Thái Hàtrong những ngày qua khi nhà cầm quyền Hà nội tái phát chiến dịch công khai xóa dấu tích những cơ sở của Thái Hà mà họ đã “mượn” lâu nay với những biện pháp xử dụng chiêu bài “quần chúng tự phát” để huy động nhóm du đãng xông vào đánh phát giáo xứ Thái Hà, biến Thái Hàthành một vụ Bát Nhã trước đây. Tiếp đến, các chương trình phát thanh của đài Viễn Xứ, đài 2VNR và các báo Việt ngữ cũng loan tải các Thư Mời của các Ban tổ chức, mà nhất là lời kêu gọi của đức cha Nguyễn Văn Long gửi đến giáo dân như ngài xác nhận là “Nhân danh ban tổ chức” …nhưng khi nhìn vào số ngưòi đáp trả những lời mời gọi thiết tha này thì mới nhìn ra một thực trạng là tuyệt đại đa số người tham dự không phải là giáo dân, là những người mang danh là “có đạo”, là những người mà đúng ra là phải trước hết và hơn ai hết thấu cảm nỗi đau của Thái Hàvà của anh em cùng chung một bọc trứng trăm con. Tại hai buổi giời thiệu sách và hội thảo thì con số “người có đạo” chỉ đếm được trên đầu ngón tay cũng như tại buổi thắp nến do chính giám mục chủ sự cũng chỉ khiêm tốn chiếm khoảng nửa số người tham dự. Giáo dân không đến vì đủ lý do của những người giống y như trong Tin Mừng nêu ra khi từ chối đi dự tiệc cưới, mà còn hơn thế nữa như là vì trời mưa, vì phải đi đọc kinh tôn vương, vì đi họp hội Dòng Ba dòng bốn, đi họp Legio, đi tập hát ca đoàn.. vân vân…mà họ cho là “đạo đức” hơn việc biểu lộ chút tình với anh em, với đồng bào. Tóm về một mối, đấy chính là sự chọn lựa của những con người vô cảm chỉ muôn đi trên những ngả đuờng nào cho dù là đuờng bùn sình không đòi hỏi phải hy sinh cho dù là một sự hy sinh cỏn con và cần nhất là đừng có bóng dáng của của những cây thập giá có Đức Ki tô. Xin cho hai ngọn nến từ nơi tay một giám mục và một linh mục Việt Nam này sẽ là ánh nến soi đuờng cho khối tín hữu còn đang trong giấc ngủ tâm linh vật vờ của những niềm tin không có việc làm. Xin cho những ai nếu không dám và cũng không muốn dấn thân theo Đức Ki tô trên lộ trình rao giảng tin vui cứu độ thì cũng đừng dùng Người như một chiêu bài để rỉ rả suốt năm này tháng nọ những ngôn từ sáo, rỗng chỉ nên cớ cho thế gian mỉa mai, làm ố danh sự đạo. Xin cho những người anh em chung một niềm tin mà xưa nay chỉ quen nhìn chủ chăn hay linh mục như những người lái các chuyến xe đưa họ về trời bằng những tấm vé đóng góp, bằng sự xun xoe nịnh hót, bằng những lần hôn nhẫn hay tệ hơn nữa là bằng sự năng nổ góp công góp sức vào việc xây dựng những trung tâm yến tiệc năm sao hoặc cùng chủ chăn đầu tư vào những dịch vụ bất kể dạng thức nào với lý do nguỵ tín là tạo nguồn thu xây dựng Nhà Chúa và mở mang Nước Trời sẽ cảm nhận đuợc những ánh nến này, sẽ thấy mình phải tự tay thắp cho mình một ngọn nến bằng việc làm cụ thể để cho Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
|