Phúc Trình của ĐHY Trần Nhật Quân trước ĐGH và Công Nghị Hồng Y |
Tác Giả: Phạm Hương Sơn chuyển ngữ | |||||
Chúa Nhật, 05 Tháng 12 Năm 2010 16:49 | |||||
Tôi nghĩ rằng đó là nhiệm vụ của tôi, có được cơ hội đặc biệt này để thông báo đến chư huynh đệ xuất chúng của mình, rằng vẫn không có tự do tôn giáo tại Trung Quốc.
Vatican City (AsiaNews) – Tại Trung Quốc,nhiều nhất, chỉ có quyền tự do thờ phượng, nhưng chính quyền đã không có mảy may nào nới lỏng sự kiểm soát tuyệt đối trên tôn giáo và Giáo hội Công giáo, khuynh loát các việc tấn phong và làm hư hỏng giám mục, thậm chí cả những giám mục được hợp pháp hóa bởi Đức Giáo Hoàng. Đây là bản tổng quan đau buồn được đệ trình bởi ĐHY Joseph Zen gửi đến các chư huynh hồng y của mình, trong ngày dành để thảo luận và phản ánh, được triệu tập bởi ĐGH vào ngày 19 Tháng Mười Một, trước công nghị Hồng Y vừa qua. Trong văn bản công bố toàn bộ,vị giám mục về hưu của Hồng Kông nhấn mạnh rằng đã có những do dự, ngay cả trong chính sách của Vatican, có thể dẫn đến một sự giải thích sai lầm về các hướng dẫn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, trong bức thư gửi cho người Công giáo của Trung Quốc. NB: Các ghi chú là của AsiaNews. Tôi nghĩ rằng đó là nhiệm vụ của tôi, có được cơ hội đặc biệt này để thông báo đến chư huynh đệ xuất chúng của mình, rằng vẫn không có tự do tôn giáo tại Trung Quốc. Có quá nhiều lạc quan chung quanh những điều không tương ứng với thực tế. Một số thì không có cách nào để biết được sự thật, một số khác lại nhắm mắt của họ trước thực tế, những người khác vẫn thấy tự do tôn giáo trong một cung cách rất sơ sài. Nếu quý ngài định tới thăm Trung Quốc (mà tôi khuyên quý ngài không nên, bởi vì chuyến thăm viếng của quý ngài sẽ bị vận động và khai thác cho mục đích tuyên truyền), quý ngài sẽ thấy những thánh đường đẹp đầy ắp những người cầu nguyện và hát xướng, như trong bất cứ thành phố nào khác trong thế giới Kitô giáo. Nhưng tự do tôn giáo không thể bị giảm thiểu chỉ vào việc tự do thờ phượng. Nó bao hàm nhiều hơn nữa. Một số người sẽ phản đối điều này. Một số người đã viết: “Bắc Kinh muốn các giám mục được tuyển chọn bởi Đức Giáo Hoàng”. Cứ y như thật! Thực tế là luôn có một sự liên tục “giằng co” trong đó tôi không biết ai đã chịu thua thiệt nhiều nhất. Thực tế gần đây đã không có những vụ tấn phong giám mục bất hợp pháp chắc chắn là một điều tốt [phúc trình này được viết trước khi có vụ tấn phong bất hợp pháp mới đây-nd]. Nhưng khi chính phủ Trung Quốc tiếp tục gióng cao tiếng nói của mình và cơ hội cho chúng ta để điều tra quá hạn chế, cộng với sự sợ hãi của tình trạng bất ổn gia tăng, có một nguy cơ thực sự là các giám mục trẻ không xứng đáng sẽ được chấp thuận và sẽ trị vì trên ngôi giám mục trong nhiều thập niên. Tôi tự hỏi: tại sao không có thoả thuận nào đạt được nhằm bảo đảm chủ động của ĐGH trong các sự lựa chọn giám mục, trong khi ghi nhận ý kiến của chính quyền Trung Quốc? Tôi không biết các cuộc đàm phán giữa hai bên đang tiến hành như thế nào, bởi vì chúng tôi không nằm trong số các chuyên gia và chúng tôi không được thông báo về bất cứ điều gì. Nhưng trong số những chuyên gia theo dõi sát các sự kiện này, ấn tượng chung là phía của chúng ta luôn có một chiến lược thỏa hiệp, nếu không phải là vô hạn, thì ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Ở phía bên kia, tuy nhiên, hoàn toàn không có ý định thay đổi. Những người cộng sản Trung Quốc đã luôn luôn giữ vững các chính sách tôn giáo nhằm kiểm soát tuyệt đối. Tất thảy chúng ta đều biết rằng người Cộng sản đàn áp những kẻ yếu đuối, trong khi trước những người mạnh dạn, đôi khi họ cũng có thể thay đổi thái độ của họ. Đã có một bức thư của giáo hoàng gửi cho Giáo Hội tại Trung Quốc, đã hơn ba năm trước đây, một kiệt tác về sự cân bằng giữa tính trong sáng của sự thật và lòng khoan dung về một cuộc đối thoại [2]. Thật đáng tiếc tôi phải nói rằng, [nó] đã không được đón nhận một cách nghiêm túc bởi tất cả mọi người. Có những người được phép bày tỏ theo một cách khác (xem cái gọi là ” ghi chú giải thích” đi kèm với các ấn phẩm của Bức Thư), có một số người đưa ra một diễn giải méo mó về Bức Thư (Cha Jeroom Heyndrickx, CICM) , trích dẫn các biểu thức nằm ngoài ngữ cảnh. Cách lý giải này nói rằng bây giờ tất cả mọi người từ các cộng đồng hầm trú nên đi ra và gia nhập cộng đồng công khai[= đăng ký với chính quyền]. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng đã không nói điều đó. Ngài chỉ nói, có, tình trạng hầm trú không phải là điều bình thường, nhưng Ngài cũng giải thích rằng những người cảm thấy buộc phải gia nhập cộng đồng hầm trú thường làm như vậy để tránh việc phải tuân thủ cho một cơ cấu bất hợp pháp. Đức Thánh Cha nói, có, các cá nhân giám mục có thể suy xét liệu có nên chấp nhận hay tìm kiếm sự công nhận nào của chính quyền và đạt giải quyết vào cộng đồng công khai, nhưng không phải không có ngay từ đầu tiên cảnh báo họ về nguy cơ thật đáng tiếc là chính quyền “gần như luôn luôn” (điều này biến mất trong bản dịch Hoa ngữ do Bộ Truyền giáo các Dân tộc) sẽ đòi hỏi các điều kiện không thể chấp nhận được trong một lương tâm Công Giáo. Điều sai lầm này - nhưng đó lại là điều tất nhiên được thấy sự đồng thuận (trong Giáo Triều) của những người có trách nhiệm trực tiếp cho Giáo Hội tại Trung Quốc – đã tạo ra sự rối ren rất lớn lao và gây ra sự chia rẽ đau thương ngay trong cộng đồng hầm trú. Các lý giải sai lầm này đã bị bác bỏ chỉ sau hai năm trong hai ghi chú trong Bản Trích Yếu (Compendium) cho lá thư của giáo hoàng, do Trung Tâm Nghiên Cứu Chúa Thánh Thần tại Hồng Kông và sự chấp thuận của ban thường vụ của Hội Đồng đặc ủy cho Giáo Hội tại Trung Quốc[3]. Những ghi chú này làm sáng tỏ rằng các hòa giải được đề nghị của Đức Thánh Cha phải là một sự tiến gần trong tâm lòng giữa hai cộng đồng, nhưng một sự thống nhất (chẳng hạn như là một “sát nhập” hoặc “chuyển giao”) là chưa thể thực hiện được do các chính sách không thay đổi của chính quyền. Nhưng ngay cả sau khi làm rõ điều này, công việc của một số người có bàn tay của mình chủ động trên tay lái đã dường như không thực hiện bất kỳ một thay đổi đường hướng nào, như có thể dễ dàng nhìn thấy trong những sự kiện bi thảm tại Baoding, trong động thái cuối cùng của tiến trình cài đặt Đức Cha đáng thương Francis An, một hành động mập mờ nghiêm trọng, nhưng qua đó chỉ có sự im lặng – từ ngày 07 Tháng Tám cho đến ngày hôm nay – đã làm cho cộng đồng của các tín hữu hoang mang, không chỉ là hầm trú, không chỉ ở Baoding, nhưng toàn cả Trung Quốc[4]. Các cộng đồng hầm trú đáng thương chắc chắn là phần [lớn nhất] của Giáo Hội chúng ta tại Trung Quốc và ngày nay cảm thấy bất mãn. Trong khi một số đông tìm thấy nhiều sự khích lệ trong Bức Thư của Đức Thánh Cha, thì mặt khác, nó lại bị coi là khó chịu, cồng kềnh, gây rối. Một điều rõ ràng là một số muốn thấy nó (CĐ hầm trú) biến mất, thấm nhập vào trong cộng đồng chính thức, nghĩa là, nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của chính phủ (như vậy thì chắc sẽ có hòa bình?). Nhưng cộng đồng “công khai” nằm trong tình trạng như thế nào? Chúng ta biết rằng gần như tất cả các giám mục của cộng đồng này là hợp pháp hoặc đã được hợp pháp hoá. Tuy nhiên, sự kiểm soát nhục nhã và nghẹt thở của các cơ quan mà không phải là của Giáo Hội – Hiệp Hội Yêu Nước và Vụ Tôn Giáo – vẫn không thay đổi gì cả. Khi Đức Thánh Cha công nhận các giám mục mà không yêu cầu họ phải lập tức tháo lột khỏi cấu trúc bất hợp pháp, điều rõ ràng là với hy vọng họ sẽ làm được việc này từ bên trong để thoát khỏi cấu trúc đó, bởi vì cấu trúc này không phù hợp với bản chất của Giáo Hội . Nhưng qua sau nhiều năm chúng ta nhìn thấy gì? Một vài giám mục đã đạt đến hy vọng đó. Nhiều người đã cố gắng để sống còn, tuy nhiên, không phải là một số nhỏ trong số các giám mục, thật không may, đã không hành động theo cách thức phù hợp trong trạng thái hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Một số người đã mô tả họ như là những người ”hạnh phúc du hành trong toa chở hàng của giáo hội độc lập và bằng lòng để thỉnh thoảng reo lên: Vạn tuế Giáo Hoàng!”. Chính quyền mà một thời đã sử dụng các đe dọa và trừng phạt đã cải thiện phương pháp đàn áp của họ: tiền (quà tặng, xe hơi, nhà ở) và danh dự (thành viên của Quốc hội Nhân dân, hoặc là cơ quan tư vấn chính trị ở các cấp độ khác nhau, với các cuộc họp, ăn trưa, ăn tối và tất cả những gì theo sau). Còn chiến lược “của chúng ta” thì thế nào? Tôi sợ rằng thường khi nó chỉ là một lòng thương cảm sai lầm gây cho các anh em yếu đuối của chúng ta trượt xuống và ngày càng trở nên làm nô lệ nhiều hơn. Các nố vạ tuyệt thông được giải quyết đã bị lãng quên cách nhẹ nhàng xảo quyệt, về câu hỏi: “Chúng ta có thể đi dự lễ kỷ niệm dịp kim khánh 50 năm tấn phong bất hợp pháp đầu tiên chăng?” Quý ngài trả lời: “Hãy làm mọi cách để tránh không đi” (và tất nhiên hầu hết tất cả đã đi). Sau các cuộc thảo luận dài tại Hội Đồng đặc ủy cho Giáo Hội tại Trung Quốc, điều đã được quyết định là gửi một lệnh rõ ràng cho các giám mục không được tham dự cái gọi là dự định, “Đại Hội Đại biểu của Giáo Hội tại Trung Quốc”, nhưng vẫn còn có những người nói, “chúng tôi hiểu những khó khăn phải gặp tới của các giám mục đáp ứng bằng cách không đi” . Đối mặt với những thông điệp mâu thuẫn như thế, chính quyền biết rằng họ có thể lờ đi bức thư của Đức Giáo Hoàng mà không bị trừng phạt. Kính thưa chư huynh đệ, tôi giả định là quý ngài nhận thức được những sự kiện gần đây: họ đang một lần nữa cố gắng tấn phong Giám mục bất cần tới sự chấp thuận của giáo hoàng [5]. Vì lý do này mà họ bắt giữ giám mục, gây áp lực lên những người khác: đây là những tội phạm nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo và nhân phẩm cá nhân . Tôi trân trọng cảm kích phản ứng chính xác, kịp thời và trang trọng của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Trong số những điều khác, có lý do để nghi ngờ rằng những nỗ lực đó thậm chí không đến từ phía trên, nhưng từ những người trong những năm qua đã đạt được vị trí quyền lực và lợi ích và làm không muốn phải thay đổi đều gì cả. Chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Mẹ, Đấng Phù Trợ các giáo hữu, để cặp mắt của các nhà lãnh đạo tối cao của đất nước chúng ta có thể được mở ra, để họ có thể ngăn chặn những ý đồ ác độc và đáng xấu hổ và nỗ lực để cho phép người dân của chúng tôi quyền tự do tôn giáo đầy đủ và đúng nghĩa vì lợi ích và danh dự của quê hương chúng tôi . Chúng tôi cầu nguyện rằng các chiến lược “của chúng ta” có thể trở lại đường hướng đã vạch ra, để nó đi theo một cách trung thực các hướng chỉ đạo trong Bức Thư của Đức Thánh Cha. Hy vọng rằng đã chưa quá muộn cho một thay đổi tốt đẹp về hướng đi.
|