Niềm reo vui của ngày về biến thành niềm tin tưởng dấn thân. Để ngày về của Công Lý biến thành Ngày Công Lý cho mọi nơi, cho mọi nhà và cho mọi người.
- Reng… reng….
- Đức Cha về rổi..
- Reng….. reng..
- Đức Cha Kiệt về rồi….
Vâng cứ thế, bắt đầu là những nhịp phách rời rạc. Rồi từng chập, từng chập cứ thế reo vang, reo vang mãi. Tiếng reo tuởng chừng bất tận, chuyên chở tiếng gọi nhau từ hải ngoại về trong nước, rồi chạy ngược ra hải ngoại. Tiếng reo vang từ bắc vào nam, rồi lại vọng từ Nam ra bắc. Và sau những tiếng chuông reo, điện báo là những tiếng nói, hơi thở gấp rút trong hân hoan, phấn khởi. Hà Nội như bừng lên một sức sống khác. Rạng rỡ, tin tưởng. Cả nước như chia nhau chuyền tai nhau một bản tin mà làm như sợ có người khác đã đưa tin trước mình.
Lạ! Câu chuyện chỉ ngắn là thế, GM Kiệt đã trở về, nhưng lại mang theo một sức sống mãnh liệt ngoài sức tưởng tưởng của mọi ngườ?. Ngay như Hà Nội, đang gồng mình trong cái nóng của ngày cuối hạ, bỗng nở ra một chiều êm dịu, hiền hòa, người người vui cười. Hà Nội đang uất nghẹn trong đau thương, giận hởn từ đêm Ngài bị đưa đi trong cô đơn, bỗng nhiên những bàn tay đưa ra nắm lấy nhau như hòa giải, tha thứ. Và Hà Nội ngay sau phút ngỡ ngàng chạm được niềm vui, bàn chân nào cũng muốn bước, muốn chạy ngay đến nơi mà ngưòi ta bảo là có Ngài để mong chính mắt mình được nhìn thấy biểu tượng của Niềm Tin của Công Lý còn đứng sừng sững giữa trời.
Rồi từng chiéc xe, từng đoàn xe, từ những chiếc xe đạp, xe gắn máy, đến những chiếc ô tô sang trọng hay xe khách cũng cùng chung một hưóng đến. Xe nối đuôi xe, người nối bước chân người, tất cả đều rộn ràng, gọi bảo nhau khua chiêng lên, đánh cồng lên. Tiếng cồng xuyên nước non, thông báo cho mọi ngưòi một tin đáng vui mừng: Này Công Lý đã trở về. Ngày Công Lý đã tới.
Lạ thật, mới hôm nào thì nghẹn ngào trong nước mắt, mẹ và con tựa cửa tức tuởi với khuôn mặt chảy dài, con ruồi đậu vào mép không buồn đuổi. Nay mới nghe loáng thoáng được vài câu ngắn truyền tai nhau là đưa tay quyệt ngang dấu lê mừng. Rồi khi đoàn người, đoàn xe lủ lượt theo nhau kéo đến Châu Sơn thăm Ngài. Nhưng chẳng ai gặp được GM Kiệt, tệ hơn, chưa ai nhìn thấy Ngài, vậy mà nỗi thất vọng không dâng lên. Trái lại, mẹ nắm tay con, em nắm lấy tay anh, tay chị, con níu lấy tay cha để nước mắt mừng vui lăn xuống trên gò má vì biết chắc Niềm Tin của họ đang hiện diện trước mặt, trong căn nhà đóng kín cổng kia! Nghĩa là Ngài đã hiện diện giữa anh em, dù anh em chưa nom thấy. Thế là Niềm Tin sống lại, đủ mừng, đủ hân hoan, đủ cho những dòng lệ rơi xuống, xóa tan đi nhừng âu lo khắc khoải, xóa tan đi những đau thương uất nghẹn hôm nào!
Lạ, lạ qúa. Người Việt Nam ta nhân bản quá, gì cũng khóc. Buồn cũng khóc, mà mừng qúa cũng khóc òa. Hơn thế, còn ôm lấy nhau mà khóc! Mà nào chỉ có một Hà Nội mau nước mắt khi chạm vào hơi thở tin yêu, vui mừng. Nhưng là mọi nơi mọi chốn. Từ Cao Bắc Lạng về đến cao nguyên, xuống đồng bằng Cửu Long, Sài Gòn, không một nơi nào không có câu chuyện hân hoan từ lúc nghe tin Ngài về. Nghe tin ngày Công Lý đã tới!
Tại sao câu chuyện lại reo vui như thế nhỉ?
Nhà nước đón nhận bản tin này ra sao?
Giào Hội VN, cách riêng là qúy GM trong HD đón tin này thế nào?
1. Tại sao câu chuyện lại reo vui thế nhỉ?
Đơn giản là vì chữ về mà không phải là chữ đi! Nghĩa là Chân Lý, Sự Thật về với ta. Ta được Công Lý, được Sự Thật che chở. Mà không phải vì Chân Lý và Sự Thật ra đi, và ta sẽ mất Chân Lý, mất Sự Thật, mất luôn an bình!
2. Nhà nước đón bản tin này ra sao?
Bụng dạ của người lương thiện dễ đoán, bụng của thằng gian thì thật khó lường. Tuy nhiên trong trường hợp này có lẽ họ cũng đánh ngậm qủa bồ hòn mà làm vui. Bỡi lẽ, GM Kiệt ngày nay đã bước ra khỏi vòng cương tỏa của thời cuộc. Danh không màng, lợi không ham, địa vị chức quyền cũng đã từ bỏ. Mộng ước của một đời người sau khi đã xả thân vì tha nhân chỉ còn gòi trọn lại trong mấy chữ: “ước muốn của ngài là được sống ở một nơi im lặng trong một tu viện là tu viện Châu Sơn, để cầu nguyện cho quê hương Việt Nam ”.
Có lẽ nào mấy chứ ấy nhà nước cũng ghét ghen hay đố kỵ để tạo thêm phẩn uất căm hơn cho người dân. Tạo thêm thế đối đầu cho đến đoạn một mất một còn? Bởi lẽ, GM Kiệt đã không tiếc mạng sống của mình vì Công Lý, vì Sự Thật vì Hạnh Phúc của nhân dân, lẽ nào toàn dân ích kỷ với Ngài? Đó là thế tất yếu, thương yêu thì được, ghét ghen là mất. Nếu nhà nước quyết tạo nên hận thù cho dân, cái thế của cộng sản cũng không tồn tại.
Bài học của những tháng qua đã chứng minh. Không phải đến hôm nay mới có những chủ tịch UBND như Nguyễn Tường Tô, hiệu trưởng Sầm đức Sưong thể hiện cuộc sống của loài dã nhân, hãm hiếp và mua dâm học trò vị thành Niên. Nhưng từ trước, Hồ chí Minh, Lê Duẫn và các cấp trung ương cũng đã từng trác táng tên thân thể các nhi đồng Việt Nam , nhưng không một ai dám nói động đến quan cán. Nay tinh thần Ngô Quang Kiệt, không sợ hãi, đã thấm, đọng sâu trong lòng người nên chúng bị quật ngã như Tô, như Sương và dĩ nhiên là không dừng lại ở đó.
Rồi chuyện công an cán bộ giết người là độc quiyền của nhà nước cộng sản, người dân chỉ biết nhận lấy phần thua thiệt, không dám nói ra nửa lời, Nay tinh thần vì Công Lý vì Sự Thật với hàng vạn bước chân rầm rập trên đường phố đã làm cho bọn cán bộ từ Trung Ương đến Bắc Giang vỡ mật. Đành vuốt mặt đưa một vài con tép ra làm cờ thí. Tóm lại cái thói bịt mắt, bịt miệng dân nay đã không còn hiệu lực. Cường bạo xem ra khó thẳng lòng người khi tất cả nhân dân đã đọc và điểm danh được từng tên gian ác buôn dân bán nước.
Theo dó, dẫu không vui vẻ gì về chuyện “Ông Kiệt “ lại xuát hiện trong địa bàn Hà Nội, nhưng tôi tin rằng vào lúc này Việt cộng không dám nghĩ đến cái kế “ nhổ cỏ, nhổ tận gốc” Bởi lẽ, mưu đồ nhổ gốc này không dễ và sẽ nhận tai họa tái quy. Vì gốc của GM Kiệt là Công Lý là Sự Thật. Gốc của GM Kiệt là niềm tin, hy vọng, là sức sống nằm ở trong lòng nhân dân. Đó là sức mạnh mà nhà cầm quyền này chắc chắn không muốn trực diện. Nên câu chuyện làm hòa có thê được mở ra ,và lại có một phái đoàn nho nhỏ nào đó của nhà nước đến thăm…. dò và vấn an sức khỏe của Ngài để gọi là sống chung hòa bình! Bởi lẽ, không ai nằm vắt tay lên trán từ tối đến sáng, và cũng chẳng có một thế lực nào là tồn tại vĩnh viễn, trừ ra là Công Lý và Sự Thật.
3. Giáo hội VN đón nhận tin này thế nào?
Hẳn nhiên là một niềm vui lớn. Niềm vui không những chỉ
cho giáo dân là những người con ngoan hiền, hiếu thảo biết đi theo đường công lý và bảo vệ sự thật, mà còn là niềm khích lệ cho những mục tử còn rụt rè. Bởi lẽ, nếu có một chút lầm lẫn nào đã là nguyên cớ để tạo ra một chuyến đi như loại trừ nhau, để tạo ra một vết thương cho giáo hội, tạo ra một sự nghi ngở, hoang mang trong đoàn chiên để dìm uy tín của giáo hội xuống vực thẳm thì chuyến vê này, được xem là một cơ hội tốt nhất để hàn gắn và tạo lại niềm tin cho nhau và cho giáo dân.
Nhưng ngay trước mắt, chuyến về này đã tự nhiên tháo gỡ đi gánh nặng ngàn cân đã đè xuống trên vai HD nóí chung và GM Nhơn, nóí riêng, mà trong mấy tháng qua, dù muốn nói, nhưng cũng không biết phải nói gì. Nói theo kiểu DC Linh, càng cố tháo gở càng thêm rối rắm hiểu lầm và thật ra, cũng chẳng biết nói những gì! Nhưng lúc này, xem ra cơ hội đã có, để các Ngài có thể giải thích thế nào là “đồng cảm không đồng thuận,” thế nào là lên tiếng hay không lên tiếng" hoặc gỉa, “ ai không thích cộng sản thì cũng không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ”. Khi giải tỏa được những ẩn ý nay, Giáo hội sẽ có cơ hội mở ra một hướng đi mới. Hướng đi đích thực của thầy chí thánh đã dạy là “ Ta là Đường là Chân Lý cà là Sự Sống” (Ga.14:6)
Về phía Rôma, bề ngoài thì xem ra việc một giám mục nghỉ hưu thì Ngài đi chữa bệnh ở ngoại quốc hay về trong nước uống thuốc nam chỉ là chuyện cá nhân. Nhưng thực tế, trường hợp GM Kiệt là một ngoại lệ. Bời lẽ, theo bản tin đăng trên tờ Catholic của Tổng Giáo Phận Sydney phát hành tuần 14-5-2010 trên ấy có bản tin khá đặc biệt với tựa đề: Archbishop of Hanoi resigns. Vietnamese Government Rejoices. Catholic Communications, Sydney Archdiocese, 14 May 2010. The Vatican accepted the resignation Archbishop of Hanoi , Joseph Kiêt. He was known as a key opponent against the Vietnamese government.Even though the archbishop says he's resigning for health reasons, the move is widely viewed as the price the Vatican must pay to establish diplomatic relations with Vietnam. tạm dịch:” TGM Hà Nội từ chức, nhà cầm quyền nhảy mừng! Vatican đã chấp thuận sự từ nhiệm của TGM Hà Nội, Joseph Kiệt, là người được biết đến như một biểu tượng chống lại nhà cầm quyền Việt Nam . Mặc dầu TGM nói là xin nghỉ vì lý do sức khoẻ, nhưng sự việc ra đi này cho thấy đây là cái gía mà Vatican phải trả khi muốn có quan hệ ngoại giao với Việt Nam .”
Nếu đúng, thì cái giá Roma đã trả rồi. Nay Ngài trở về nước thì đến lượt nhà cầm quyền Việt cộng phải trả cái giá ấy. Gía của tinh thần Ngô Quang Kiệt đi tìm Chân Lý và Sự Thật sẽ như mưa lâu thấm đất. Giá của tinh thần đi tìm Chân Lý không dễ trói buộc ngướì dân Việt Nam vào chữ sợ hãi, tiếp tục yên lặng trước những bất công do xã hội tạo ra. Nhưng biết đâu, đó lại là cái gía hồng phúc cho Việt Nam .
Như thế, đây là bản tin đáng vui mừng. Vui mừng cho chính cá nhân của Ngài đã đạt ước nguyện là được sống và chết với hơi thở của quê hương yêu dấu của mình. Vui mừng ví đoàn chiên được thoả lòng với Người đã tạo cho họ niềm tin, dù Ngài có thể không còn công tác trực tiếp với họ. Nhưng sức sống và hướng đi tìm Công Lý và Sự Thật sẽ không bao giờ còn ngừng lại nữa. Trái lại sẽ tiếp nối đi lên để hoàn thành ngày Công Lý cho Việt Nam .
Đơn giản hơn, đây là một cơ hội lớn để hòa giải và làm lành giữa anh em. Một cơ hội tốt để hiểu biết và cảm thông rồi giải tỏa mọi áp lực giữa chủ chăn và đoàn chiên. Một cơ hội, nếu cần, tất cả phải đấm ngực để nhìn ra những lầm lẫn của chính mình để rồi cùng nhau đưa con thuyền Giáo Hội Việt Nam vượt qua nghi nan, đến nơi có trọn vẹn niềm tin, trung tín, hiệp nhất Hơn thế, phải nhìn ra được đây là một cơ hội lớn, một hồng ân đặc biệc Chúa ban cho GHVN. Để nhờ vào đó, mọi người, mọi nhà, mọi giáo xứ, mọi địa phận đều có cơ hội canh tân đổi mới.
Đổi mới! Hoàn toàn đổi mới! Đổi mới toàn diện bộ mặt sống của mình, của gia đình, của địa phương để cùng hoà mình và dấn thân vào cuộc sống chung của Giao Hội nơi trần thế. Là nơi mà đức tin đã chỉ đường là “Đem ánh sáng vào nơi tối tăm, đem chân lý vào chốn lỗi lầm” để sẽ không còn ai ủ ê sống trong nghi vấn, hoang mang.
Để từ đó, niềm reo vui của ngày về biến thành niềm tin tưởng dấn thân. Để ngày về của Công Lý biến thành Ngày Công Lý cho mọi nơi, cho mọi nhà và cho mọi người.
|