Niềm vui và một số quan ngại nơi người Công giáo về cuộc họp giữa Vatican và Hà nội |
Tác Giả: Nguyen Hung -Trần Thị Liên Minh | |||
Thứ Ba, 06 Tháng 7 Năm 2010 07:00 | |||
VRNs (01.07.2010) - Ða số các tín hữu Việt nam đều nghĩ rằng việc bổ nhiệm một vị đại diện ÐGH sẽ mở ra những không gian mới cho tự do tôn giáo, nhưng một số lại nhấn mạnh đến sự vắng mặt của những giám mục Việt nam trong các cuộc thảo luận, e ngại rằng như vậy là “làm yếu đi” Hội đồng Giám mục. Hanoi (AsiaNews) - Tin tức về thoả thuận đạt được giữa giới chức Hà nội và Tòa thánh trong việc “Giáo hoàng bổ nhiệm một đại diện không thường trú của Tòa thánh tại Việt nam” đã được người Công giáo Việt nam vui mừng chào đón, nhưng cũng gây ra một số quan ngại. Ða số người Công giáo Việt nam biểu lộ “niềm vui và hài lòng”, tin tưởng rằng chính sách của Vatican sẽ tốt đẹp khi nào luôn luôn biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của dân chúng, và đồng thời, làm tăng tiến phúc lợi của Giáo hội hoàn vũ cũng như địa phương. Việc ÐGH chỉ định một đại diện không thường trú của Tòa thánh tại Việt nam đã gây được rất nhiều chú ý, coi đó như là một bước tiến đáng kể đi đến việc bình thường hoá các quan hệ, và một đoạn trong bản thông cáo chung ngày 26 tháng 6 trong đó Tòa thánh yêu cầu “đảm bảo thêm những điều kiện để Giáo Hội tham gia hữu hiệu hơn vào sự phát triển đất nước, nhất là trong lãnh vực tinh thần, giáo dục, y tế, xã hội và từ thiện.” Mặt khác, một số linh mục và giáo dân khi tiếp xúc với thông tấn xã AsiaNews cho biết họ e ngại rằng Việt nam và Vatican chỉ chú tâm đến triển vọng “ngoại giao”. Các giám mục của 26 giáo phận Việt nam và Hội đồng Giám mục không có tiếng nói nào trong cuộc họp của Nhóm Làm việc chung giữa Việt nam và Tòa thánh, và vì lý do đó “họ” không đại diện cho các quyền lợi cơ bản của người Công giáo Việt nam. Lối làm việc này do đó áp đặt một thứ “mệnh lệnh mới” chứ không phải một “cuộc sống mới” lên người Công giáo Việt nam. Hơn nữa, việc vị đại diện Tòa thánh phải cư trú tại một nước thứ ba, có thể là “một cánh cửa mới” cho hai “Nước” nhằm kiểm soát các giám mục Việt nam, và Vatican không thể nghe được tiếng nói đích thực của giáo dân sống trong xã hội. Một số các nhóm người Công giáo Việt nam chung cuộc lý luận rằng nay “hội đồng các giám mục yếu hơn”. Liên quan đến vấn đề này, họ chỉ cho thấy trong bản thông cáo chung, được công bố mà không có lời bình luận của VNA, cho biết rằng phái đoàn Việt nam “nhắc lại đường hướng trước sau như một của chính sách Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng cũng như các qui định pháp lý bảo đảm việc thực thi tự do đó.” Lời tuyên bố đó tương phản với nhiều hành động vi phạm về quyền tự do tôn giáo, nhiều vụ mới xảy ra gần đây, cho thấy “sự gian lận” của chính quyền cộng sản.
|