Home Đời Sống Tôn Giáo Vì Phẩm Giá Con Người

Vì Phẩm Giá Con Người PDF Print E-mail
Tác Giả: mong manh   
Chúa Nhật, 27 Tháng 6 Năm 2010 10:10

Tôi chỉ có ý gợi lên cho thấy tại sao, ngay trong một xã hội vốn không coi các lời hứa là nghiêm túc, thì các lời khấn hứa vẫn cứ là cái gì cốt yếu đối với phẩm giá con người, và tại sao chúng ta lại dám tự ràng buộc mình như thế.

 
Trong những gì tôi vừa viết trên đây, tôi không hề có ý xét xử phê phán những người mà lời họ khấn hứa đã bị tan vỡ, mà cuộc hôn nhân của họ đã thất bại hoặc những người đã bỏ ơn gọi đời tu. Chúng ta không được quyền xét xử. Nhưng lời hứa có thể đôi lúc trở thành một cái gì không thể mang nổi. Chúng ta phải lương thiện mà nhìn nhận như thế. Tôi chỉ có ý gợi lên cho thấy tại sao, ngay trong một xã hội vốn không coi các lời hứa là nghiêm túc, thì các lời khấn hứa vẫn cứ là cái gì cốt yếu đối với phẩm giá con người, và tại sao chúng ta lại dám tự ràng buộc mình như thế.
 
Chúng ta tuyên các lời khấn hứa đó là vì Thiên Chúa vẫn làm như thế. Lịch sử ơn cứu độ của chúng ta là lịch sử trong đó Thiên Chúa mặc khải chính Người cho chúng ta bằng cách thực hiện các giao ước. Sau đại hồng thủy, Người hứa với ông Noê rằng mặt đất sẽ không bao giờ còn bị lụt, nhân loại sẽ không bao giờ bị hủy diệt nữa. Người hứa phúc lành cho ông Ápraham. Người hiện ra với ông Môsê và nói cho ông biết Danh của Người : TA HẰNG HỮU, và Người hứa với ông là Người sẽ giải thoát dân của Người khỏi ách nô lệ Ai-cập.

Thực hiện các lời hứa không phải là một cái gì đó Thiên Chúa “làm”. Qua các lời hứa, Người còn tỏ cho thấy Người là ai. “TA HẰNG HỮU” sẽ giải thoát các ngươi. Và chúng ta thấy Người bộc lộ chính mình cách viên mãn nơi Đức Giêsu. Chính nơi Đức Giêsu, mọi lời hứa được hoàn thành.
Như thế, lý do đầu tiên để chúng ta dám tin tưởng tuyên những lời khấn hứa, nhưng có lẽ không cùng một  kiểu như ông Phêrô (bởi có khi cũng còn nêu thêm thời hạn), chính bởi vì chúng ta là con cái Thiên Chúa. Khả năng đưa ra hành vi này thuộc về phẩm giá của chúng ta. Những con chó con mèo có thể trung thành trung tín, nhưng chúng không có khả năng để đưa ra những lời hứa. Khi chúng ta dám theo gương của Cha chúng ta, chúng ta sẽ biểu lộ Thiên Chúa cho thế giới. Khi tìm cách làm cho các lời khấn hứa của chúng ta lung lay, xã hội này có thể phá hủy phẩm giá của chúng ta.

Bất cứ ai tuyên một lời khấn hứa đều có thể chẳng bao lâu lại thấy mình ở trong trường hợp tương tự như ông Phêrô. Chuyện đã trở thành kinh điển là : thường hầu như vừa mới cưới xong hoặc vừa chịu chức xong, người ta thấy mình ở trong tình trạng “tan loãng”.  Có thể gọi đó là hội chứng Phêrô. Theo thánh Gioan, những người lính gác đến bắt Đức Giêsu, Người hỏi : “Các anh tìm ai ?”, “Giêsu Nadarét”. Và Đức Giêsu đáp : “Chính là tôi”. Người không chỉ nói cho họ biết chính mình là người họ đang tìm, nhưng Người sử dụng hai lần danh thánh “TA HẰNG HỮU”. Người nhắc lại mặc khải của Thiên Chúa cho ông Môsê, Đấng đã hứa đưa dân đang sống trong cảnh khổ ải được đi ra khỏi Ai-cập. Rồi khi người đầy tớ gái hỏi ông Phêrô xem ông có thuộc số các môn đệ của Đức Giêsu hay không, ông nói hai lần : “Tôi không phải đâu”. Ông chối tư cách làm một người con của Thiên Chúa của những lời hứa. Ông cũng chối luôn chính bản thân mình, khi ông vứt bỏ căn tính của mình đi. Bên đống lửa trên bãi biển, ba lần ông nhận lại cho mình căn tính này : “Thầy biết rõ là con mến Thầy”. Không những ông được thứ tha. Ông còn trở nên chính mình nữa.