Đây, 4 Linh Mục Quốc Doanh ở Saigon |
Tác Giả: Văn Hoàng | |||
Thứ Hai, 28 Tháng 9 Năm 2009 14:59 | |||
Sau năm 1975, trong hàng ngũ linh mục tu sĩ công giáo ở miền Nam xuất hiện một số người tham gia cộng tác hết mình với chánh quyền cộng sản. Trong số này, nổi bật nhất thì có 4 ông linh mục, mà giáo dân gán cho cái biệt danh không được thiện cảm cho lắm : “Tứ Nhân Bang = Bè lũ 4 tên : Minh, Cần, Từ, Bích “. Đó là các linh mục Hùynh Công Minh, Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ và Vương Đình Bích.. Cả bốn ông đều tích cực, hồ hởi đi theo đường lối của đảng cộng sản. Họ điều khiển tờ tuần báo lấy tên là “Công giáo và Dân tộc”, hòan tòan với giọng điệu của cán bộ cộng sản. Và lèo lái tổ chức có danh xưng là : Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước là một bộ phận cuả Mặt Trận Tổ Quốc, cơ sở ngoại vi cuả đảng cộng sản. 1/Đầu tiên xin nói về linh mục Huỳnh Công Minh : Năm 2009, tức là 33 năm sau khi tuyên bố như trên, thì trong một buổi tọa đàm vào ngày 20-21 Tháng Ba 2009 với chủ đề “Đặc điểm tư duy và lối sống của người Việt trước yêu cầu hội nhập quốc tế” tại Câu lạc bộ Nguyễn Văn Bình (cư xá Phục Hưng cũ), khi được cử tọa hỏi về lới tuyên bố này, linh mục Minh đã phải giải thích quanh co cốt ý làm giảm nhẹ đi cái lập trường ”kiên định tin tưởng vào đảng cộng sản” như thế đó. Và cuối cùng, thì ông kết luận bằng một câu xanh rờn như sau, đó là : “Nếu như hôm nay, tôi không nói như vậy “! Tiếp theo, chúng tôi sẽ lần lượt cung cấp thông tin về ba ông linh mục quốc doanh còn lại : Trương Bá Cần (vừa mất vào tháng Bảy tại Saigon), Phan Khắc Từ (có vợ là cán bộ mà vẫn ngang nhiên làm cha sở Họ Đạo Vườn Xòai), Vuơng Đình Bích (người tố cáo sự lũng đọan của Phan Khắc Từ vào năm 1999). 2/Linh mục Trương Bá Cần (1930-2009) Tuy nhiên vì ông là một nhân vật công cộng (public figure), nên công chúng phải được quyền biết đến và phê phán về các hành động công khai của ông. Như chính ông viết trong cuốn “Hồi ký : “50 Năm Nhìn Lại : 1958 – 2008” ( tức là viết về Đời Linh mục cuả ông) xuất bản năm 2008 tại Saigon, tên của ông là Trần Bá Cường với người anh là Trần Bá Đường. Ông tu học từ nhỏ tại chủng viện của giáo phận Vinh, và từ 1953, được giáo hội gửi đi du học tại Pháp. Nhưng từ khi ở Pháp về nước năm 1963, thì ông lấy tên là Trương Bá Cần. Ông có tác phẩm “Nguyễn Trường Tộ : Con người và Di thảo” xuất bản năm 1988 tại Saigon, mà được nhiều người đánh giá là một công trình sưu khảo có giá trị khoa học, xứng đáng với một nhà sử học được đào tạo vững vàng tại Đại học Sorbonne thuộc lọai hàng đầu của nước Pháp. Nhưng ông bị đa số người công giáo chê bai về vai trò ông xúi giục một số người trẻ công giáo tụ tập đến Tòa Khâm sứ Tòa Thánh tại đường Hai Bà Trưng Saigon để dùng cả bạo hành làm áp lực bắt buộc vị Khâm sứ Henri Lemaitre phải rời bỏ Việt nam. Trong dịp này, có người còn kéo tay Khâm sứ, giật áo và hô to câu : “Va t’en !” (Cút đi!). Chính Linh mục Chân Tín đã phải lắc đầu khi mô tả lại sự kiện này với một người bạn, ngay sau khi chuyện quá khích này xảy ra. Ông còn nói : “Tôi không thể chấp nhận lối nói của cha Cần khi ông ta phát biểu một cách hàm hồ quá khích như: “Bộ mặt nhơ nhuốc của Giáo hội công giáo”. Cũng liên hệ tới vụ này, còn có một chuyện thật bi thảm khác nữa. Đó là vụ một đòan giáo dân từ giáo xứ Bùi Phát quận 3, khi hay tin Vị Khâm sứ bị hành hung, thì đã kéo nhau đến để tìm cách “cứu nguy, giải vây”, nhưng đòan người lại bị chặn lại tại đầu cầu Trương Minh Giảng, và rồi vì có sự xô xát làm sao đó mà rút cục có một người bị bộ đội bắn chết. Rồi sau đó một vị linh mục tên là Định ở giáo xứ Bùi Phát bị bắt đi tù một thời gian. Còn về sự điều hành của tờ “Công giáo và Dân tộc”, thì ông Nguyễn Văn Chín là một trong những cộng tác viên đầu tiên, đã phải thốt ra :” Tôi không thể chấp nhận cái lề lối “Giáo sĩ trị” do linh mục Cần thực hiện nơi tòa sọan của tờ báo. Do đó mà tôi phải rút ra khỏi tòa báo sau một năm cộng tác và sinh họat tại đó.” Về mặt nội dung của tờ báo, thì sự đánh giá tổng quát có phần phức tạp hơn, thiết tưởng nên dành vào một dịp khác thì mới có thể phân tích chi tiết thỏa đáng được. Nói chung thì cái mục nhận định ký tên : Ông Cần là người có trình độ lý luận sắc bén nhất trong số các linh mục quốc doanh và cũng gây khó khăn phiền muộn nhất cho giáo hội công giáo Việt nam sau 1975. Cụ thể là trong chuyện giáo dân ở Hanoi nổi lên tranh đấu trong vụ cơ sở tòa Khâm sứ và giáo xứ Thái Hà năm 2008 vừa qua, thì linh mục Cần dù đã già yếu rồi, mà vẫn có giọng điệu ngang bướng, đi ngược lại với lập trường của đại đa số quần chúng giáo dân trong nam cũng như ngòai bắc. Và gần đây, với vụ đàn áp tàn bạo đối với giáo dân và linh mục tại Tam Tòa Đông Hới thuộc giáo phận Vinh vốn là quê hương bản quán của linh mục Cần, thì có người tò mò hỏi là : “Nếu mà ông Cần vẫn còn sống, không biết ông ấy có còn tiếp tục đứng về phía nhà nước cộng sản để chống lại chính đồng hương và đồng đạo cuả ông nữa chăng?” Điều lý thú hơn cả là quan điểm đối lập gay gắt giữa linh mục Trương Bá Cần với cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan là hai người bạn cùng học một thời với nhau tại Đại học Sorbonne bên Pháp hồi thập niên 50-60. Sau 1975, thì hai ông bạn này càng ngày càng khác biệt về lập trường đối với chế độ cộng sản, ông Cần thì vẫn một mực hợp tác, thỏa hiệp với nhà nước cộng sản, còn ông Lan thì luôn sát cánh với linh mục Chân Tín trong việc công khai phê phán, đối lập với chính sách của Hanoi đối với các Tôn giáo, đặc biệt là đối với giới công giáo như trong vụ Phong Thánh Tử Đạo vào năm 1988. Ông Lan đã viết nhiều bài phê phán nặng nề đối với ông Cần, nhưng ông Cần đã một mực né tránh, không bao giờ công khai đối đáp lại với ông Lan cả. Trong cuốn Hồi ký xuất bản năm 2008 được coi là tác phẩm cuối đời cuả ông, linh mục Cần vẫn bảo lưu lập trường đi theo với cộng sản mà ông gọi là tiến bộ cuả mình. Vì thế, người ta không lấy làm lạ là trong dịp tang lễ cuả ông vào giữa tháng Bảy 2009 vừa qua, giới lãnh đạo cộng sản đã hết lòng ca tụng công lao cuả ông đối với sự nghiệp cách mạng do đảng cộng sản chủ trương dẫn đầu. Và các báo chí với cơ quan truyền thông cuả nhà nước cộng sản đã không tiếc lời đề cao vai trò quan trọng cuả ông đối với dân tộc và đất nước Việt nam.Họ còn nhắc lại việc “ông cha Cần bênh vực mấy sinh viên tranh đấu chế tạo bom xăng dùng để đốt xe của cảnh sát tại cơ sở Thanh Cần do ông quản lý vào hồi trước 1975 nữa”. 3/ Linh mục Phan Khắc Từ . Linh mục Phan Khắc Từ thật là người năng động xông xáo và rất tháo vát. Ngay từ trước năm 1975, ông nổi tiếng là một linh mục mà đi làm công nhân sở Vệ sinh thành phố Saigon, nên mới có biệt danh “Ông linh mục hốt rác Phan Khắc Từ”. Năm 1969, dịp ông Hồ Chí Minh mất ở ngòai Hanoi, thì linh mục Từ lại tổ chức lễ truy điệu “ trong vòng thân mật” tại Saigon. Sau 1975, thì sự nghiệp chính trị của ông lên cao như diều gặp gió. Ông điều hành “Ủy Ban Đòan Kết Công giáo” nằm trong hệ thống của Mặt trận Tổ quốc, tức là cơ sở ngọai vi của đảng cộng sản, rối được cất nhắc lên làm đại biểu Quốc hội một thời gian dài. Và đặc biệt ông còn được giáo quyền bổ nhiệm làm chánh xứ Vườn Xòai, thay thế linh mục Trần Viết Thọ là người trước đây đã bảo trợ cho ông hồi ông còn là một chủng sinh đi tập sự tại giáo xứ đó. Giữ chức vụ chánh xứ một thời gian, ông được nhà nước, đặc biệt là ông Mai Chí Thọ là một lãnh đạo cao cấp ở Saigon nâng đỡ ưu đãi trong việc xây cất thánh đường của giáo xứ mà suốt bao nhiêu năm linh mục Thọ, người đàn anh và là tiền nhiệm của ông, đã không làm sao hòan thành được. Vì thế uy tín của ông đối với giáo dân đã lên rất cao. Giữa lúc sự nghiệp chính trị và tôn giáo của ông đang rạng rỡ sáng chói như vậy, thì đùng một cái chuyện linh mục mà lại có vợ có con của ông lại vỡ lở ra, khiến cho giáo dân thật là bối rối thất vọng, chán chường. Sự việc như sau : Vào năm 1986-87, bà vợ của ông đã tổ chức Lễ Thôi nôi được kể là tươm tất cho đứa con trai của ông bà, trong dịp đó một số cán bộ đồng chí thân thiết được mời tham dự. Sau đó thì mấy người này mới tiết lộ ra cho nhiều bạn hữu khác, và cứ thế cái tin “linh mục Từ có vợ có con” đã loan truyền cùng khắp Saigon. Đến nỗi chính các linh mục Chân Tín, Nguyễn Viết Khai và cả giáo sư Nguyễn Ngọc Lan cũng đều đích thân được mấy người cán bộ mà có tham dự lễ thôi nôi đó xác nhận là : ông linh mục Từ đã có vợ có con công khai đàng hòang. Và chi tiết về gia cảnh của ông được tiết lộ như sau. Bà vợ của ông trước kia là một sinh viên tranh đấu, gốc ở tỉnh Bến Tre, tên là Ngô Thị Thanh Thủy. Bà Thủy là một đảng viên với bí danh Tư Liên, đã có thời làm Bí thư Quận đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại Quận Bình Thạnh. Sau này bà Thủy về làm Cửa hàng trưởng Nhà hàng nổi tại Bến Tân cảng gần khu cầu Bình Lợi. Mà cho đến nay năm 2009, linh mục Từ vẫn tiếp tục làm chánh xứ Họ đạo Vườn Xòai, mặc dầu đã có vợ có con đến cả gần 30 năm rồi.. Trên đây là chuyện thật “trăm phần trăm”. Quý bạn đọc có thấy là nó có thể được xếp vào lọai “chuyện cười ra nước mắt” được chăng? 4/ Linh mục Vương Đình Bích. Linh mục Vương Đình Bích là người đã từng tu học ở bên Âu châu, thuộc tu hội Dòng Đức Mẹ Người Nghèo. Trước năm 1975, có thời ông lái xe xích lô máy để làm kế sinh nhai và sống trong một khu lao động tại miệt Cầu Kinh Thanh Đa.Sau 1975, Ông sát cánh với linh mục Trương Bá Cần trong việc quản lý tờ báo Công giáo và Dân tộc.Và là một thành viên cốt cán cuả Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước. Trong một văn thư gửi đến nhiều nơi vào năm 1998-99, ông Bích xác nhận rành rọt như sau : “Đảng cộng sản đã gây dựng 4 người chúng tôi làm đầu não mọi họat động của đảng trong giới Công giáo” (tức là 4 ông Minh, Cần, Từ, Bích mà giáo dân đã mỉa mai gọi là “Tứ Nhân Bang” theo lối nói ở Trung Cộng để chỉ bè lũ của Giang Thanh, Vương Hồng Văn… sau khi Mao Trạch Đông từ trần).Cũng trong văn bản này, linh mục Bích hạch hỏi, tố giác linh mục Phan Khắc Từ về những lem nhem tiền bạc, về chuyện vợ con… Ông còn ghi rõ số tiền do bên nước ngoài tài trợ lên đến 150,000 mỹ kim và nhiều khoản vay nợ khác cho cơ sở “Công giáo và Dân tộc” đã do ông Từ quản lý chi tiêu rất tuỳ tiện, không minh bạch rõ ràng với sổ sách ở đâu cả. Vụ tố giác này đã gây chấn động trong hàng ngũ mấy ông linh mục quốc doanh, phơi bày trước công chúng sự bất hoà mâu thuẫn trong nôị bộ cuả Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước, vốn là một tổ chức ngoại vi cuả đảng cộng sản nhằm khống chế khối giáo dân, đặc biệt ở Saigon. Kết cục, hình như ông Bích có vẻ “yếu thế” hơn so với ông Từ, nên sau này không thấy tên tuổi cuả ông còn được nhắc đến như là một uỷ viên cuả Mặt Trận Tổ Quốc cấp Thành phố Saigon hay cấp Trung ương toàn quốc nữa. Thay vào đó, người ta chỉ thấy tên cuả các linh mục Thiện Cẩm, Nguyễn Tấn Khoá, Trương Bá Cần và cả Phan Khắc Từ … trong danh sách Ban Chủ Tịch Đoàn cuả Mặt Trận Tổ Quốc, cũng như trong UBĐKCG mà thôi. Về danh xưng cuả Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo lúc đầu thì được ghi đày đủ là : “Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước”, sau này mới bỏ chữ Yêu Nước đi, nên có người như giáo sư Nguyễn Ngọc Lan mới nhại là UBĐKCG “Không Yêu Nước” nưã ! Bây giờ, thì giáo dân lại còn miả mai gọi đó là một “Đàn Két”, vì chỉ có việc lặp đi lặp lại cái giọng điệu tuyên truyền một chiều cuả đảng cộng sản mà thôi. Mới đây thông tin trên internet có cho biết là : Vào cuối năm 2008, linh mục Vương Đình Bích có cho ra một cuốn sách nhan đề là “Đức Giêsu Trước Khi Có Kitô giáo”, nhưng người viết chưa được đọc, nên chưa biết được nội dung ra sao. Có vẻ như ông đã trở về với lối sống tu hành, nhiều hơn là bươn chải bon chen với chuyện chính trị sôi nổi như vào thời kỳ sau 1975. Để tóm lược lại : Nói vắn tắt lại, thì người cộng sản luôn luôn dùng thủ đoạn “Củi đậu nấu đậu”, tức là lôi cuốn dụ giỗ chính các tín đồ, tu sĩ cuả mỗi tôn giáo để hợp tác với đảng trong việc khống chế tôn giáo cuả mình. Loại người này luôn luôn bị quần chúng nghi kỵ khinh bỉ và gọi là “Phật giáo quốc doanh”,” Công giáo quốc doanh” v.v…Loạt bài này chỉ nói riêng về “Tứ Nhân Bang” điển hình trong số linh mục quốc doanh đã và đang gây khó khăn xáo trộn trong hàng ngũ công giáo ở Saigon mà thôi. Trong số cả hàng chục ngàn linh mục và tu sĩ nam nữ trên toàn quốc cuả giáo hội công giáo Việt nam hiện nay, thì có không tới 100 người được coi là “tu sĩ quốc doanh” chính hiệu như bốn vị trong “Nhóm Tứ Nhân Bang” nói trên. Như vậy, có thể nói là tuyệt đại bộ phận giáo dân và tu sĩ đã không hề thoả hiệp hợp tác với đảng cộng sản, mặc dầu họ luôn luôn bị sức ép cuả nhóm quốc doanh này. Nhân tiện cũng nên nhắc lại là Hanoi đã cử nhiều viên chức ngành công an tôn giáo đi học tập kinh nghiệm về đàn áp tôn giáo tại Trung quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu, ngay từ các thập niên 1950-60 trở đi nữa. Lịch sử sau này sẽ công minh xét đoán về những sự lũng đoạn phá hoại, gây phân hóa chia rẽ tê liệt trong hàng ngũ các cộng đồng tôn giáo dưới chế độ cộng sản ở Việt nam từ trên nưả thế kỷ nay vậy. Texas, Tháng Tám 2009
|