Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần VIII). |
Tác Giả: Bảo Thạch, Hoàng Nguyễn | |||
Chúa Nhật, 09 Tháng 8 Năm 2009 14:37 | |||
Mồng 2/5/1989 : Bức màn sắt bắt đầu bị dỡ bỏ tại biên giới Áo-Hung
Những người lính biên phòng của Hung, vào lúc đó, đã dùng những cái kềm to lớn để cắt bỏ các hàng rào kẽm gai dày đặc. Họ không ngờ rằng hành động này sẽ thúc đẩy hàng trăm ngàn người dân Đông Đức bỏ phiếu bằng chân, đi tìm Tự Do và dẫn đến sự sụp đổ của bức tường Berlin sáu tháng sau. Đây là một hành động có tính toán hay chỉ là một trong nhiều thao tác đã tạo nên dây chuyền sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ? Ngày nay những người lính biên phòng Hung là các chứng nhân của sự kiện này, kể lại : vào tháng hai năm 1989, họ bắt đầu tháo gỡ các hàng rào kẽm gai có gài điện, tại bốn địa điểm trên bức màn sắt chia đôi Hungari và Áo, vì bức màn sắt này quá cũ kỹ, còi báo động cứ cất lên liên tục khi có mưa bão hay khi bị một con thú rừng nào chạm phải. Lý do thứ hai là theo lệnh cấp trên, họ phải chuẩn bị tân trang lại các cửa khẩu biên giới với nước Áo. Vào tháng bảy, họ lại được lệnh phá bỏ toàn bộ bức màn sắt này trên suốt chiều dài 260 cây số với nước Áo. Nhưng thay vào đó là gì ? Biên giới với nước Áo sẽ ra sao ? Kỳ thật, theo các người lính biên phòng này kể lại, vào tháng tám 1989, trong tình trạng chia rẽ trong nội bộ khiến guồng máy chính quyền tê liệt, họ mới nhận được câu trả lời : không cần làm gì nữa ! Từ đó, biên giới với Áo kể như không hiện hữu.
Việc dỡ bỏ một phần và sau đó, toàn bộ Bức màn sắt được ông Imre Pozsgay, lúc đó là nhân vật thứ hai của chế độ cộng sản Hung, sau lãnh đạo kỳ cựu Janos Kadar, ngày nay giải thích như sau : ‘’Kể từ giữa thập niên 80, tôi đã chắc chắn là cải tổ chế độ cộng sản là điều bất khả và Hungari phải đi theo chế độ đa đảng dân chủ theo kiểu phương Tây’’. Ông Pozsgay tuyên bố với báo chí trên mạng Vif/ l’Express rằng vào tháng giêng 1989, nhân cơ hội một bản báo cáo về tình trạng lạc hậu của Bức màn sắt được lưu hành và sự cần thiết phải tân trang lại, ông đã tìm cách khởi động việc giải thể các hàng rào biên giới cũ kỹ này với ý định víết trang sử mới. Nhìn lại khoảnh khắc 1989 tại Hungari, có thể thấy ba động lực hỗ tương với nhau, tạo thành tích mà ít ai lường trước.
Dân Đông Đức mượn cánh cửa Hungari để vượt biên, tìm tự do tại Tây Đức (DR) Thứ nhì : về mặt chính trị, trong lòng chế độ, sự bật dậy của các xu hướng đòi cải tổ hay thay đổi thể chế. Thứ ba : về mặt kinh tế, lãnh đạo Hung cần phát triển trao đổi mậu dịch, văn hóa, du lịch với phương Tây và cần đầu tư của các nước tư bản. Nhưng rất mau chóng có một hiện tượng sẽ thay đổi toàn cục diện : đó là hàng trăm ngàn dân Đông Đức ồ ạt mượn cánh cửa Hungari để vượt biên, tìm tự do tại Tây Đức. Đỉnh cao của phong trào này diễn ra tại ‘’Pich-nich toàn Âu’’ tháng 8 năm 1989. 20 năm trước tại Hungari : từ dỡ bỏ“Bức màn sắt" đến mở biên giới cho một Châu Âu thống nhất “Bức màn sắt” - có thể hiểu theo cả nghĩa vật lý lẫn biểu tượng của từ này - là một ẩn dụ về chính trị để chỉ sự chia cắt thời Chiến tranh lạnh của Châu Âu, bắt đầu từ cuối Đệ nhị Thế chiến đến năm 1991, khi CNCS sụp đổ tại Liên Xô và khối Đông Âu. Thuật ngữ này được phổ biến từ khi được thủ tướng Anh Churchill sử dụng trong bài phát biểu "Nguồn tiếp sức cho Hòa bình" (đọc ngày 5-3-1946 tại Đại học Westminster, Fulton, Missouri): “Từ Szczecin ở Baltic cho đến Trieste ở Adriatic, có một "bức màn sắt" đã chạy dọc theo Lục địa. Phía sau bức màn đó là tất cả những thủ đô của những quốc gia cổ ở vùng Trung và Đông Âu. Warszawa, Berlin, Praha, Wien, Budapest, Beograd, Bucharest và Sofia. Tất cả những đô thị nổi tiếng này cùng dân cư lân cận đang nằm trong thứ mà tôi phải gọi là vùng ảnh hưởng của Liên Xô, và tất cả đều phải lệ thuộc, bằng cách này hay cách khác, vào không chỉ sự ảnh hưởng của Liên Xô, mà còn vào sự kiểm soát rất chặt chẽ và trong một số trường hợp, ngày càng tăng, từ Moscow”. Hungary: Bức màn sắt qua 4 thập kỷ Dài 260km, bức màn sắt phân cách Hungary - Áo ngăn cách nước này với cái gọi là “thế giới tư bản” được dựng lên từ năm 1949 để ngăn chặn những vụ vượt biên không được chính quyền cộng sản cho phép. Bức màn sắt này, tất nhiên, còn nhiệm vụ hạn chế thông tin và mọi ảnh hưởng đến từ Phương Tây. Về mặt thực thể, cần hình dung đó là một hàng rào dây thép gai kèm một số giải pháp kỹ thuật, như bãi mìn dọc biên giới hoặc hệ thống báo động có thể cách biên giới hàng chục cây số, nhằm phát hiện kịp thời những ai lạc vào "vùng cấm địa". Tại Hungary, cho đến những năm cuối của thập niên 80 thế kỷ trước, bức màn sắt cùng hệ thống kiểm tra kèm theo đã tỏ ra lạc hậu cả về mặt kỹ thuật lẫn chính trị. Một thống kê cho thấy hai phần ba số lần báo động ở biên giới, thực ra do mưa bão hoặc thú hoang gây ra. Sự khôi phục bức màn thép, về mặt tài chính, là rất tốn kém (hàng tỉ Forint) vì một điều thú vị là hàng rào thép không rỉ cũng như phương tiện kỹ thuật lại phải mua từ Phương Tây. Hơn nữa, năm 1987, dân Hungary đã có “hộ chiếu thế giới” và có thể “xuất ngoại” một cách hợp pháp, nên Hungary dần dần trở thành quốc gia tiếp nhận dân nhập cư từ Romania và Tiệp Khắc; hơn 90% thử nghiệm vượt biên là theo chiều ngược lại, tức là từ nước ngoài vào Hungary. Hàng năm, chỉ còn 100-150 người Hung vượt biên trái phép tại biên giới Áo - Hung, vì những lý do bất thường như say xỉn, thi trượt… Ngoài ra, bức màn sắt còn ngăn cản giao thương, du lịch và gây phiền hà cho cư dân sống trong vùng biên, vì họ chỉ được xuất nhập cảnh tại một vài cửa khẩu, trong thời gian hạn chế. Như vậy, 2 năm trước khi Hungary thay đổi thể chế chính trị, lãnh đạo Cơ quan Biên phòng Hungary đã đề xuất dỡ bỏ “bức màn sắt” vì nó không còn lý do tồn tại, cả về mặt chính trị, đạo đức và kỹ thuật. Như lời ông Székely János, Tư lệnh Cơ quan Biên phòng Quốc gia Hungary thời ấy: nếu dân Hungary đã có “hộ chiếu thế giới” thì việc “bao bọc nửa đất nước” bằng bức màn sắt là vô cơ sở! “Dỡ thử” bức màn sắt : dè dặt và chờ đợi Đề xuất năm 1987 của Cơ quan Biên phòng Hungary đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của Bộ Nội vụ nước này. Đảng Cộng sản và chính phủ Hung đương thời cũng tỏ ra đồng ý với sự cần thiết phải dỡ bỏ bức màn sắt, tuy nhiên, ý thức được rằng đây là một vấn đề lớn, mang tính chính trị và có tầm ảnh hưởng đáng kể trong cả khối XHCN, nên họ đã chờ đợi cho đến đầu năm 1989. Ngoài ra, một điều thú vị là không ai muốn nhận về mình nhiệm vụ “nhạy cảm” này. Chính phủ Hungary chờ đợi một quyết định chính trị từ Đảng Cộng sản, trong khi Ban lãnh đạo đảng lại cho rằng, bức màn sát quả thực đã được xây dựng trên cơ sở một nghị quyết của Bộ Chính trị, nhưng trong thực tế, nó thuộc thẩm quyền của chính phủ, do đó việc dỡ bỏ nó phải do chính phủ công bố. Ngày 28-2-1989, khi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Hungary thông qua quyết định hủy bỏ bức màn sắt, thì nước Hung đã kinh qua những sự kiện lớn, như công nhận sự kiện 1956 là một cuộc khỏi nghĩa nhân dân. Trong những ngày tháng sau đó, xã hội dân sự của Hung đã có những bước chuyển lớn, qua sự hình thành và hoạt động của Bàn tròn Đối lập, hoặc với những cuộc biểu tình, tuần hành lớn, thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân. Tuy nhiên, để biến một nghị quyết mang tính “taboo” như trên thành hiện thực, Hungary vẫn phải nhìn trước ngó sau, dù họ không tính đến sự can thiệp theo chiều hướng bất lợi của “Ông anh cả” Liên Xô trong vấn đề này.
1989, xe hơi trabant nối đuôi nhau sang Tây Âu (DR) Những động thái dè dặt đầu tiên được Cơ quan Biên phòng Hungary thực hiện tại biên giới Hungary – Áo vào ngày 18-4-1989. “Thử nghiệm” không chính thức này – không được đài báo, truyền thông công bố - mang tính thăm dò thái độ của Điện Kremlin: theo hồi tưởng của tướng Nováky Balázs, Tổng tham mưu trưởng Cơ quan Biên phòng thời ấy, do không thấy có dấu hiệu gì đáng ngại nên “thượng cấp” của ông đã ra chỉ thị, “cần tiếp tục thử nghiệm” những phương tiện kỹ thuật dùng để dỡ bỏ bức màn sắt, tránh trường hợp khi cần lại không sử dụng được. Có lẽ ít ai ngờ rằng Ban lãnh đạo Cộng sản Hungary đã không xin phép Liên Xô khi bắt tay vào việc thực hiện nghị quyết “tầy trời” này: Tổng bí thư Đảng Cộng sản Hungary lúc đó, ông Grósz Károly, đơn thuần chỉ thông báo quyết định dỡ bỏ bức màn sắt với lãnh tụ Mikail Gorbachev. Thậm chí, khi bắt đầu khởi công “dỡ thử”, thông qua Bộ Ngoại giao Hungary, lãnh đạo Cơ quan Biên phòng nước này còn gửi thông báo cho đại sứ các nước XHCN, nhưng phía Hung cũng không hề nhận được một hồi âm nào, cho dù chỉ là một câu hỏi, thắc mắc! Sự kiện chấn động ngày 2-5-1989 Như vậy, có thể thấy rằng việc dỡ bỏ bức màn sắt vào thời điểm đầu hè năm 1989 đã không gây xáo thật đáng kể trong khối XHCN, một phần vì chính quyền các quốc gia cộng sản thời ấy đều phải lo những vấn đề riêng của họ. Không thể tiếp tục giấu giếm những dư âm của các cuộc “dỡ thử” được tiến hành trong khuôn khổ “nội bộ”, Bộ Nội vụ Hungary đã tổ chức một cuộc họp báo quốc tế vào ngày 2-5-1989, tại đó, giới lãnh đạo Cơ quan Biên phòng long trọng tuyên bố khởi công “dỡ thử” bức màn sắt ngăn cách Hungary – Áo tại cửa khẩu chính Hegyeshalom. Đáng chú ý là cho đến thời điểm đó, vẫn chưa hề có một quyết định chính trị - mang tính chính thức - đến từ lãnh đạo đảng hay chính phủ Hungary! Tướng Vidus Tibor, một chứng nhân của sự kiện 2-5-1989, giờ đây hồi tưởng rằng sự quan tâm đặc biệt của báo chí thế giới sau khi tuyên bố được dưa ra đã góp phần đáng kể để hơn 2 tuần sau, vào ngày 18-5-1989, chính phủ Hungary chính thức ra quyết định dỡ bỏ biểu tượng của CNXH và của sự chia cắt Đông – Tây thời Chiến tranh lạnh. Thậm chí, bất ngờ trước quyết định của phía Hungary, ngay tối hôm 2-5, đại sứ Hungary tại Vienna và người đứng đầu lực lượng an ninh, trị an bang Burgenland (Áo) còn đề nghị gặp ông Vidus để biết rằng, phía Hungary quyết tâm đến mức nào trong việc dỡ bỏ màn sắt. Sau thời điểm 2-5, với sự hỗ trợ của quân đội Hungary, việc dỡ bỏ hàng rào sắt diễn ra nhanh chóng, chỉ trong vòng 3-4 tháng thay vì 1 năm như dự tính ban đầu của Cơ quan Biên phòng. Thậm chí, tại nhiều đoạn dọc biên giới, nó còn được dỡ nhanh… quá mức cần thiết. Chẳng hạn, vào ngày 27-7-1989, sau cuộc hội đàm giữa ngoại trưởng Hungary Horn Gyula và người đồng nhiệm Áo, ông Alois Mock, lễ tháo dỡ trọng thể được tổ chức tại thành phố biên giới phía Tây Sopron thì hầu như… không còn hàng rào dây thép gai để cắt! Do đó, lãnh đạo Biên phòng đã phải huy động các nhân viên làm việc cật lực để tái dựng bức màn sắt trên một đoạn biên giới khá dài: tấm ảnh hai ngoại trưởng dùng kéo (*) cắt hàng rào dây thép gai được lan truyền trên truyền hình và báo chí thế giới, chính là ở đoạn màn sắt “ngụy tạo” đó! Sự kiện "Pích-ních Toàn Âu" Việc tháo dỡ bức màn sắt mới chỉ là bước tiến mang tính biểu tượng cho một Châu Âu không biên giới. Trước những sự kiện diễn ra vào mùa hè 1989, 160 ngàn công dân Đông Đức đã tràn sang Cộng hòa Hungary để từ đó, tìm đường sang Phương Tây bằng cách xin chiếu khán tại tòa đại sứ Tây Đức, hoặc vượt biên trái phép qua biên giới Áo. Trong thực tế, những người di tản Đông Đức không phải chịu mạo hiểm gì đáng kể: đã từ lâu lính biên phòng Hungary chỉ dùng vũ khí để tự vệ và theo quyết định của Bộ Nội vụ Hung, công dân Đông Đức bị bắt giữ tại Hungary không còn bị trao trả cho cơ quan mật vụ chính trị Stasi.
Tuy nhiên, động thái quan trọng đầu tiên theo hướng này lại đến từ đề xuất của phe đối lập, vẫn tại thành phố Sopron đã được nhắc tới ở trên. Ngày 19-8-1989, dưới sự tổ chức của các đảng phái đối lập, một buổi lễ lớn (dưới hình thức một cuộc dã ngoại, mang tên "Pích-ních Toàn Âu") với sự tham gia của khoảng 20 ngàn người, đã diễn ra tại Sopron, biên giới Hungary - Áo. Nhằm cổ động cho mục tiêu "hòa nhập với châu Âu", "Châu Âu không biên giới"..., BTC đã lựa chọn một cửa khẩu nhỏ (không được sử dụng từ 45 năm nay), tại đó có thể thấy rõ giải biên giới và phần còn sót lại hàng rào dây thép gai ngăn cách Hung-Áo. Những người tham dự, trong số đó có nhiều nhân vật nổi tiếng như văn hào Kondrád György và các vị đại sứ, lãnh sự nước ngoài ở Hung, đã dùng tay tháo bỏ "tấm màn thép" ấy. Đây là một hành động mang tính chất tượng trưng, tuy nhiên, tận dụng bầu không khí cởi mở đó, trước sự hiện diện và chứng kiến của các tổ chức ngoại giao, các hãng thông tấn và báo chí phương Tây, khoảng một ngàn công dân Đức tị nạn ở Hung đã tràn qua cửa khẩu, chạy sang Áo và họ đã không bị lính biên phòng Hung ngăn cản. “Lỗ hổng đầu tiên trong bức tường” tại thành phố Sopron Sau sự kiện ngày 19-8, đối với chính phủ Hung, việc mở cửa biên giới Hungary – Áo chỉ còn là vấn đề thời gian. Vài ngày sau, những người Đức cư trú tạm bợ trong tòa đại sứ Tây Đức ở Budapest đã được sang Áo với sự giúp đỡ của Hồng thập tự. Và điều ai nấy hằng mong đợi đã diễn ra đêm 10-9-1989; bằng hành động mở cửa biên giới, nước Hung đã khẳng định một thông điệp trước thế giới: họ đã lựa chọn châu Âu và những giá trị nhân bản, dân chủ phổ quát! Thành phố nhỏ Sopron, vào năm 1921, sau Hiệp ước hòa bình Trianon khiến Hungary đánh mất hai phần ba diện tích và dân số, đã quyết định ở lại với Hungary sau một cuộc trưng cầu dân ý và khi đó, nước Hung đã phong danh hiệu “Thành phố trung thành nhất” (Civitas fidelissima) cho Sopron. Sau sự kiện ngày 19-8-1989, một lần nữa, Sopron được Châu Âu trao tặng danh hiệu "Thành phố của lòng chung thủy". Năm 1990, ông Lothar de Maiziere, thủ tướng cuối cùng của Đông Đức, thừa nhận: "Sự sụp đổ của bức tường Berlin khởi đầu ở Sopron". Đánh giá tầm quan trọng của việc Hungary dỡ bỏ bức màn sắt và mở cửa biên giới trước dòng người tị nạn Đông Đức, trong buổi lễ trọng thể ngày 3-10-1990, thủ tướng Helmut Kohl đã phát biểu cô đọng và chính xác: "Chúng ta hãy đừng quên rằng đất dưới Cổng Brandenburg là đất của Hung! Người Hung đã dỡ viên gạch đầu tiên của bức tường Berlin…” Hai mươi năm nhìn lại, trong cuốn sách mới mang tựa đề "Lỗ hổng đầu tiên trong bức tường" (Der erste Riss in der Mauer), được ra mắt ngày 30-4-2009 tại CHLB Đức, ký giả Thụy Sỹ Andreas Oplatka khẳng định: quyết định hai thập niên trước của phía Hung đã khởi động một "phản ứng dây chuyền mang tính cách mạng", dẫn đến sự thống nhất của nước Đức, sự sụp đổ của CNCS tại Liên Xô, khiến các quốc gia Đông Âu có cơ hội gia nhập khối Minh ước Bắc Đại Tay Dương NATO và trở về với "mái nhà chung", Liên hiệp Châu Âu! (*) Theo hồi tưởng của tướng Nováky Balázs, ngoại trưởng Hungary Horn Gyula còn phàn nàn rằng ông phải cắt rào sắt bằng chiếc kéo quá cùn !
|