Tây Tạng Kho Tàng |
Tác Giả: Trần Khải | |||
Thứ Tư, 14 Tháng 1 Năm 2009 01:14 | |||
Đối với Trung Quốc, Tây Tạng là một kho tàng khổng lồ. Không cần phải nói chuyện văn hóa làm chi, bởi vì Chính Trị Bộ Đảng Cộng Sản Trung Quốc không bận tâm gì chuyện "kho tàng phi vật thể" nói theo kiểu các nhà văn hóa UNESCO, mà thực tế Tây Tạng là kho tàng cụ thể, sờ được, đổi được ra vô số lượng tiền bạc… Trong tình hình tài nguyên thế giới đang cạn dần, Tây Tạng đã trở thành kho tàng khổng lồ cho nhiều thế hệ khai thác. Lược sơ kho tàng này là bài viết nhan đề "Tibet: The Hidden Facts" (Tây Tạng: Những Sự Kiện Aån Kín) của Partha Gangopadhyay, giáo sư Đại Học Kinh Tế và Tài Chánh của viện University of Western Sydney Macarthur tại Uùc Châu, đăng trên mạng gốc là Australi.to News, và được đăng lại trên Atimes ngày 29-12-2008. GS Gangopadhyay cho biết là vừa hoàn tất một công trình nghiên cứu về năng lượng, và cho thấy khả năng của Tây Tạng có thể sản xuất lượng điện 250,000 Mwe. Cũng cần chú thích chỗ này: Một cuộc nghiên cứu của đại học MIT về năng lượng tiểu bang Nevada http://ivanpahvalley.com/id19.html cho biết một đơn vị Mwe, tức là megawatts electric, tương đương 1 triệu watts tức 1,000 kilowatts, và sản lượng địa nhiệt này (lấy từ sức nóng địa cầu, geothermal electric production) hiện nay chỉ khoảng 10,000 Mwe, và địa nhiệt điện có thể vận hành 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần, không bị gián đoạn như loại điện lấy từ sức gió hay từ mặt trời. Bài viết cũng cho biết rằng Bộ Tài Nguyên Trung Quốc đã loan báo các khám phá tài nguyên mới khắp Tây Tạng. Đó là kết quả nghiên cứu của chương trình bí mật dài 7 năm, dự án khảo sát tốn kém 44 triệu đô, khởi sự từ 1999. Có hơn 1,000 nhà nghiên cứu chia ra làm 24 nhóm riêng rẽ và đi khắp vùng bình nguyên Thanh Hải - Tây Tạng để vẽ bản đồ tài nguyên. Trong đó cho thấy khám phá ra 16 mỏ lớn mới gặp các chất khoáng như đồng, sắt, chì, kẽm… trị giá ước lượng 128 tỉ Mỹ Kim. Các mỏ đã biết của Tây Tạng là 126 mỏ, như thế cộng vào cho thấy cả kho tài nguyên các khoáng chất lithium, chromite, đồng, borax… Meng Xianlai, giám đốc China Geological Survey (Sở Khảo Sát Địa Chất Trung Quốc) từng than phiền rằng kinh tế TQ bị kẹt vì thiếu tài nguyên, và cứ phải nhập cảng. Khám phá mới này chắc chắn là còn hơn là trúng số độc đắc. Thế cho nên, các chuyện gọi là đối thoại với Tây Tạng về tự trị, hay bán tự trị, hay tự trị một phần, hay chỉ là tự trị văn hóa, vân vân… hẳn chỉ là chuyện ảo tưởng. Như thế, Tây Tạng bây giờ được tin là có trữ lượng 40 triệu tấn đồng - tức một phần ba tổng trữ lượng đồng TQ - 40 triệu tấn chì và kẽm, và hơn 1 tỉ tấn sắt phẩm lượng cao. Nói chỉ riêng về vỉa có tên là Nyixung đã có trự lượng ước tính 500 triệu tấn sắt, đủ để Trung Quốc giảm lượng nhập cảng sắt tới 20%. Đó chỉ mới nói tới phần nằm dưới đất, chưa nói gì tới gỗ rừng bạt ngàn nguyên sinh. Thế đấy, làm sao mà nói chuyện hòa hợp hòa giải, hay chuyện đối thoại gì với Đức Đạt Lai Lạt Ma được, khi cả kho tàng khổng lồ thấy rõ như thế. Nhà nước Tàu Cộng trước giờ vẫn rất là thâm độc và thù dai, chưa đưa hồng vệ binh sang An Độ quậy phá Đức Đạt Lai Lạt Ma là hên lắm rồi. Nhưng cũng cần coi chừng đó, bản chất thù dai lúc nào cũng nằm sâu ẩn trong lòng người, bất kể là Tây, Tàu, Nhật, Việt, Aán Độ… nhất là trong những người cuồng tín chính trị, thì chuyện triển lãm lá cờ Tây Tạng dưới chân giày đạp của các thanh niên Bắc Kinh cũng là chuyện bình thường. Thời xưa, các vua tranh hùng, đưa quân ra nước ngoài truy sát đối phương là chuyện bình thường. Thời nay, đã tha chết, chỉ hạ ngục, đánh cho tàn phế rồi thả ra nước ngoài, rồi sau đó cho hạ nhục các biểu tượng đối phương cũng là chuyện bình thường hơn. Huống gì là, với cả một kho tàng trên Hy Mã Lạp Sơn, xài tới bao giờ cho hết. Mới biết, sức mạnh của kho tàng. Mua được biết là bao nhiêu.
|