Một cái nhìn mới về vụ đàn áp ở Thiên An Môn qua câu chuyện của người lính dự trận |
Tác Giả: Tác giả: Christopher Bodeen-Trường Giang lược dịch | |||
Thứ Tư, 25 Tháng 3 Năm 2009 10:58 | |||
Tengzhou (Tân Châu), China – Cho dù đã 20 năm trôi qua, tiếng súng đạn cùng những hổn loạn, chết chóc trong trận tổng tấn công ở Thiên An Môn vẫn in rõ mồn một trong trí nhớ của cựu quân nhân Zhang Shijun. Cho đến bây giờ, ông là một trong rất ít người dám công khai lên tiếng biểu lộ sự ân hân của mình trong trận chiến đó. Để chấp nhận làm nhân chứng về vai trò của mình trong việc quân đội đàn áp các sinh viên biểu tình ở Bắc Kinh vào năm 1989, Zhang nói rằng ông hy vọng sẽ thêm đà cho việc kêu gọi một sự điều tra và tái thẩm định lại phong trào đấu tranh – và để đẩy mạnh thêm cái mục tiêu tối hậu của nó, đó là cho một Trung Hoa dân chủ. Ông Zhang, 40 tuổi, trong buổi phỏng vấn ở nhà ông ta tọa lạc ở phía bắc của thành phố Tengzhou đầy bụi bậm, nói rằng: “Tôi cảm thấy như linh hồn của tôi bị kẹt lại ở đó vào cái đêm ngày 3 tháng 6,” ám chỉ ngày mà cuộc tổng tấn công đã bắt đầu vào năm 1989. Những kỷ niệm đầy thống khổ, ray rức của Zhang đã đạt được đối tượng trên toàn cầu giữa các cộng đồng người Hoa đối kháng cả mấy tuần liền kể từ khi ông cho đăng tải một lá thơ ngỏ trên mạng (online) gởi đến Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao), chủ tịch đảng và nhà nước Trung Cộng. Trong đó, ông đã liên hệ một số những gì mà ông đã thấy khi đang thi hành nhiệm vụ trong đêm 3 và 4 tháng 6 với những khủng bố ngược đãi mà ông đã gánh chịu sau khi xin phép được giải ngũ sớm, và ông tin tưởng là trước sau gì thì Trung Hoa cũng phải làm sáng tỏ lương tâm người dân về các biến cố bi thảm đó. Zhang nói” “Chúng ta không thể chỉ đổ trách nhiệm cho quân đội, đó là trách nhiệm chung của mọi người Hoa.” Zhang chỉ có 18 tuổi khi ông gia nhập đơn vị quân đội thiện chiến 54 của Sư Đoàn 162 Thiết Giáp (Motorized Infantry Division), trụ sở tại trung tâm thành phố Anyang. Chưa đầy ba năm sau, do sự gia tăng chống đối chính quyền cầm đầu bởi giới sinh viên học sinh, đơn vị của Zhang được lệnh phải đến Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 4 năm 1989. Tại đó, họ đã cắm quân ở mé tây nam thủ đô và cũng trong lúc đó dân chúng đã dựng lên những hàng rào để cản bước tiến của họ về Thiên An Môn, một quảng trường rông lớn ở ngay trung tâm thành phố nơi mà các sinh viên đã thiết lập tổng hành dinh của họ. Vào ngày 3 tháng 6, lệnh thi hành của họ đã được ban ra: Hảy tiến thẳng vào quảng trường và quét sạch mọi chướng ngại. Đông tiến về hướng quảng trường, Zhang và các bạn đồng đội của ông đã phải rời bỏ chiến xa của họ trước những đe dọa của gạch đá và những lằn đạn không biết do ai bắn từ các tầng lầu cao của khu gia cư đang tới tấp bay về hướng họ. Zhang nói là những người lính trong đơn vị của ông đã nổ súng trên đầu người dân để đe doa họ, ông còn cho biết là riêng phần ông thì chỉ là một lính cứu thương và không được trang bị vũ khí trong trận tổng tấn công đó. Zhang nói ông biết là không có ca tử vong nào gây ra bởi quân lính của quân đoàn 54 - một luận điêu không thể nào bác bỏ được khi mà những tài liệu, hồ sơ chính thức về các sự kiện đó vẫn còn bị che đậy. Đa số những bài tường trình sau biến cố Thiên An Môn đã cáo buộc hàng trăm người tử vong, có thể lên tới hàng ngàn, kể cả dân sự và sinh viên, với hai đơn vị quân đội khác, đó là quân đoàn 27 và 28 đồn cứ bên ngoài Bắc Kinh. Đến rạng sáng ngày hôm sau, Zhang nói là đơn vị của ông đã dựng lên một hàng rào dọc theo bờ phía nam quảng trường khoảng giữa tiệm ăn KFC và lăng tẩm của người sáng lập ra Cộng Sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông. Zhang nói là các chi tiết khác thì quá nhậy cảm để nói ra, ý nói những hành động tàn bạo như bắn vào lưng các sinh viên và thường dân không mang vũ khí. Trong khi các nhân chứng khác có cáo buộc tương tự, họ vẫn không thể nào xác nhận riêng rẽ được. Sau khi họ rút lui, Zhang nói rằng ông yêu cầu và cuối cùng thì được chấp thuận giải ngũ sớm, không bao giờ có dự kiến sẽ được gởi đến chống lại công dân bình thường. Sau khi trở về Tengzhou, ông lập một nhóm thảo luận nhằm đề xướng kinh tế thị trường và chính trị, nhưng bị bắt vào ngày 14 tháng 3 năm 1992 và bị kết án tù ba năm trong một trại lao động dành cho các tù nhân chính trị. Rồi thì bây giờ ông xem bản án đó như là một sự bày đặt để trừng phạt việc ông sớm rời bỏ đơn vị của mình. Sau khi được thả ra, Zhang nói là ông đã đi khắp nơi để kiếm việc làm, trở về Tengzhou vào năm 2004 để buôn hàng mỹ thuật và đồ cổ và để nuôi nấng cô con gái 13 tuối của ông. Trong căn phòng làm việc cáu bẩn được trang hoàng bởi các bức thảo ngữ và đồ cổ mà ông đã sưu tầm, ông ngồi hàng giờ trước bàn chữ của cái máy điện toán cũ kỹ của ông để liên lạc với các nhà bất đồng chính kiến khác và để lướt tìm các nhóm thảo luận chính trị trên mạng tin điện Zhang, vẫn giữ mái tóc hớt cua và dáng vẻ nghiêm nghị của một quân nhân, nói ông đứng ra một phần là để làm cho rỏ cái hạn tù cải tạo của ông, nhưng mục tiêu chính của ông vẫn là nhìn lại biến cố Thiên An Môn. “Lúc đó, chúng tôi nghĩ rằng việc này sẽ được bàn đến trong một tương lai gần. Nhưng dân chủ dường như mỗi lúc một xa dần”, Zhang nói khi đang hút những điếu thuốc Trung Quốc hiệu ”General”. Zhang hy vọng là trường hợp của ông sẽ giúp khuyến khích các cựu quân nhân khác bước ra và tạo thành một mạng lưới, nhưng ông có vẻ ngại đóng vai điều hợp viên có lẽ vì Đảng có xu hướng nhắm vào các lãnh đạo đối lập để trừng phạt nặng nề hơn. Quả là như vậy, những hoạt động của ông đã gây nên sự chú ý của chính quyền. Các khách đến thăm viếng đều bị cảnh sát theo dõi. Zhang nói là nhà chức trách đã triệu tập ông hôm thứ Tư, một ngày sau khi hảng thông tấn AP phỏng vấn ông, ra lệnh ông phải lánh xa các cơ quan truyền thông nước ngoài. Cựu giáo sư Ding Zilin, một người ủng hộ nạn nhân của Thiên An Môn vốn là cha mẹ của các thiếu niên bị giết trong trận đàn áp đó, nói rằng Zhang là một trong số rất ít binh sĩ dám nói thẳng về biến cố năm 1989. Nhiều người đã tham dự cuộc đàn áp đó vẫn tiếp tục che giấu dính dáng của họ, từ chối không đeo cái đồng hồ kỷ niệm đặc biệt dành cho các toán quân thi hành thiết quân luật. “Hai mươi năm đã trôi qua, nhưng nếu các chiến sĩ vẫn còn có lương tâm, có thể có những người khác đứng dậy,” Ding nói. Nicholas Bequelin, nhà nghiên cứu Á Châu cho cơ quan Giám Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) trụ sở ở New York, nói rằng lời khai từ những người tham dự cuộc đàn áp thật là vô giá để hình thành quan điểm về các sự kiện. Sự việc Zhang đã tự nguyện bước ra như thế, Bequelin nói, chỉ làm gia tăng sự tin chắc trong số rất nhiều người rằng “sau này, việc tái thẩm định lại những sự kiện đó là điều không thể tránh được.”
|