Không ai có điều kiện để “hoang dâm vô độ” như các hoàng đế,
vì thế rất nhiều vị vua sức cùng lực kiệt, thậm chí mất mạng chỉ vì “mây mưa” quá đà. Với tam cung lục viện chứa hàng nghìn, hàng vạn mỹ nữ hằng ngày ganh đua, hãm hại nhau để tranh ân sủng, không ít vị hoàng đế không thể kiềm chế nổi dục vọng, sa đà vào sắc dục đến mức hại thân.
Quá nhiều mỹ nữ vây quanh, nhiều ông vua không tránh khỏi chìm đắm trong chuyện tình dục.
Dâm loạn hai năm đã chết yểu Trong số những ông vua mất mạng vì tình dục có Chu Tuyên đế Vũ Văn Vân (triều Bắc Chu, Trung Hoa, thế kỷ 6). Tương truyền, chính vì thói ham mê xác thịt quá độ mà ông vua này không sống lâu để hưởng phú quý. Vũ Văn Vân đam mê chuyện xác thịt đến nỗi từ khi còn là hoàng tử đã mong mỏng ngày đêm được kế vị ngai vàng để thả sức hưởng mọi lạc thú. Vì thế, khi vua cha qua đời, ông ta chẳng những không buồn mà còn than rằng phụ hoàng chết quá muộn. Mồ cha chưa ấm, vị vua trẻ 19 tuổi đã thông dâm với các phi tần, cung nữ của cha. Rồi ông ra hạ chỉ tuyển chọn gái đẹp khắp mọi miền để hưởng lạc. Tất cả những người đàn bà có nhan sắc lọt vào mắt Chu Tuyên đế đều không thể thoát, cho dù đó là vợ của các đại thần.
Chu Tuyên đế thàm khát ăn chơi, hưởng lạc, dâm loạn đến nỗi chỉ một năm sau ngày bước lên ngai vàng, ông ta đã nhường phắt ngôi báu cho đứa con trai 7 tuổi để dành toàn bộ thời gian cho việc hưởng thụ sắc dục. Cũng vì mây mưa quá độ, dùng thuốc kích thích vô tội vạ mà vị Thái thượng hoàng trẻ tuổi này mắc bệnh nặng, qua đời chỉ một năm sau đó, khi mới 21 tuổi. Tính hoang dâm của Chu Tuyên đế không chỉ làm hại tính mạng ông ta, mà còn làm sụp đổ cả triều Bắc Chu, vốn đã được người cha tài năng của ông ta làm cho hùng mạnh. Một thời gian sau khi Tuyên đế chết, bố vợ ông ta là Dương Kiên đã cướp ngôi của cháu ngoại (con trai Tuyên đế) để lập ra nhà Tùy. Vua lây bệnh của gái lầu xanh
Đó là Đồng Trị, con trai của Từ Hy thái hậu. Trung Quốc có rất nhiều ông vua thích lẻn ra ngoài du hý với kỹ nữ, nhưng trong số đó, Đồng Trị là người phải nhận hậu quả thê thảm và nhục nhã nhất. Tuy làm vua nhưng Đồng Trị không có thực quyền, vì mọi quyền lực nằm trong tay người mẹ ghê gớm. Thậm chí cả chuyện ân ái, yêu đương của vị vua trẻ này với các hoàng hậu, phi tần cũng bị Từ Hy “chỉ đạo”. Trong hai cô gái mà hai vị thái hậu đề cử cho chức vị hoàng hậu, nhà vua đã chọn người của thái hậu Từ An. Điều này khiến Từ Hy căm ghét nên bà luôn ngăn cản Đồng Trị chăn gối với hoàng hậu mà ép con trai “ân ái” với cung nữ mà mình chỉ định. Chán đời, vị vua trẻ theo các thái giám ra ngoài cung tìm thú vui ở chốn lầu xanh.
Kết quả của những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng với đám gái giang hồ là Đồng Trị bị mắc bệnh giang mai, cơ quan sinh dục lở loét. Đồng Trị chết khi mới 20 tuổi, được triều đình tuyên bố là do mắc bệnh đậu mùa, nhưng thực ra vì căn bệnh hoa liễu lây từ gái mại dâm. Hoang dâm đến mức không ngồi nổi. Có một hoàng đế Việt Nam cũng mang tiếng xấu là mắc bệnh nặng vì quá đam mê tình dục, đó là Lê Long Đĩnh, con trai của vị vua tài ba Lê Hoàn. Nhiều cuốn sách và các câu chuyện dân gian kể rằng, vì thói hoang dâm vô độ mà Lê Long Đĩnh sức cùng lực kiệt, bệnh nặng đến mức không ngồi nổi, phải nằm khi thiết triều, để đến mức bị gán cho cái tên hiệu nhục nhã là Ngọa Triều. Vị vua này chết lúc 24 tuổi. Tuy nhiên ngày nay, nhiều tài liệu cho sự thật Lê Long Đĩnh là một vị vua khỏe mạnh, uy dũng, rất nhiều lần cầm quân chinh chiến để mở mang bờ cõi, còn chuyện ông dâm dục thành bệnh đến mức phải nằm khi lên triều chẳng qua là chiêu bôi lọ vì mục đích chính trị? ?. Câu chuyện của các hoàng đế trên tuy là chuyện ngày xưa nhưng cũng có thể là bài học cho các quý ông bây giờ, nhất là những quý ông có điều kiện để “ ăn chơi ”. Tình dục có thể là liệu pháp dưỡng sinh, nhưng cũng có thể chôn vùi sức khỏe và cả tính mạng người ta. Cái làm nên sự khác nhau chỉ là chữ “liều lượng” mà thôi.
Chuyện kể về thái giám triều Nguyễn Chiếm một số lượng nhỏ trong xã hội phong kiến, họ không thuộc về một giai cấp xã hội nào, suốt đời chỉ ở trong cung cấm, không thuộc hàng quan lại, chỉ là những kẻ nô bộc tầm thường. Thế nhưng có những lúc quyền năng của những kẻ nô bộc ấy lại thiên biến vạn hóa cả một quá trình lịch sử. Nhưng rồi, cái kết cho họ đều có một điểm chung: chết trong đau khổ và cô đơn. Đó chính là thái giám. Thật xót xa khi biết rằng, giờ đây chẳng còn mấy ai biết về nghĩa trang dành cho các thái giám ở chùa Từ Hiếu (làng Dương Xuân Thượng II, xã Thủy Xuân, TP. Huế, TT - Huế).
XÓT XA PHẬN NGHIỆP Theo sử cũ thì thái giám là sản phẩm đặc thù của chế độ phong kiến phương Đông. Trong quá trình giao thoa về lịch sử văn hóa với Trung Quốc, nước ta cũng hình thành hệ thống thái giám và cũng tùy vào sự hưng thịnh qua từng triều đại và đức vua mà số lượng, quyền lực, cấp bậc của thái giám đó mạnh hay yếu.
Vị thái giám nổi danh trong lịch sử Việt Nam mà tên tuổi gắn liền với trận tuyến sông Như Nguyệt trong cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lược (1075 - 1077) và bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta "Nam quốc sơn hà" chính là danh tướng Lý Thường Kiệt, cũng là hoạn quan dưới ba triều vua Lý (Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông). Sau khi đánh bại nhà Tống, chiến thắng quân Chiêm Thành, ông mất tại quê nhà, hưởng thọ 86 tuổi, kết thúc cuộc đời của một vị thái giám đầu tiên trong triều đại phong kiến Việt Nam có công đức và đóng góp to lớn cho đất nước.
Khuôn viên nghĩa trang thái giám Cũng như những triều đại phong kiến khác, triều Nguyễn cũng tuyển chọn thái giám để giám sát đội ngũ phi tần, cung nữ, hoàng hậu, công chúa. Thái giám được chọn ưu tiên từ những đứa trẻ 12 - 13 tuổi ái nam ái nữ. Làng nào tiến cử được thái giám tùy vào đó mà được xét miễn thuế, phu phen tạp dịch, nếu không thì sẽ có lệnh tuyển chọn hàng năm. Tuy nhiên, thái giám ở Việt Nam chỉ một số nhỏ được trọng vọng nhưng chỉ làm một số việc lặt vặt, chưa được trọng vọng và thành hẳn một tầng lớp có quyền lực như Trung Hoa. Rút kinh nghiệm từ những bậc tiền bối bị thái giám nổi loạn chuyên quyền, vua Minh Mạng (1820 - 1841) đã ban hẳn một chiếu chỉ riêng cho thái giám: "Cho họ người nào việc ấy để sai khiến hầu hạ nhưng mãi mãi không cho dự vào giai và phẩm hàm quan chức. Vì chức vụ của họ là để nội đình sai khiến và truyền lệnh mà thôi. Tất cả triều chính và việc ngoài đều không được tham dự, kẻ nào vi phạm phải trừng trị nặng, không khoan tha. Trẫm đã dặn dò, hết sức mưu tính sâu xa cho đời sau...". Vì chẳng mấy ưa gì thái giám nên mới có chuyện thái giám Lê Văn Duyệt mặc dù là một nhà quân sự tài ba, nhà chính trị xuất chúng, không những giữ vững bờ cõi miền Nam mà còn phát huy uy lực ra với các nước láng giềng, tạo quan hệ buôn bán với người Tây ở Gia Định. Sau khi ông mất, chỉ vì sự đố kỵ, ghen ghét, ông bị kết án 7 tội trảm, 2 tội xử giảo, 1 tội phát quân, cho san bằng và xiềng mộ. Trên mộ ông còn ghi: "Nơi hoạn quan chuyên quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước". May thay, đến thời vua Thiệu Trị ông được rửa oan, cho đắp lại mộ và đến nay, thái giám Lê Văn Duyệt vẫn được đời sau coi là một danh nhân có công với nước.
Cũng theo sử cũ, vào giai đoạn đầu triều Nguyễn, mỗi triều đại thường có khoảng 200 thái giám, cả giám sinh (những người bẩm sinh không có bộ phận sinh dục) và giám lặt (những người tự nguyện hiến thân vào cung). Trạng Quỳnh có một câu đối nghịch ngợm rất nổi tiếng khi trêu chọc một vị thái giám: "Thị vào chầu, thị đứng, thị trông, thị thấy cũng muốn... thị không có ấy" (thị nghĩa là thái giám).
Đối với thái giám triều Nguyễn, công việc mệt mà vui, đó là lo thú vui "thưởng nguyệt" cho vua. Vào mỗi đêm, khi lồng đèn ở phòng cung nữ được chọn thắp sáng, thái giám sẽ quấn chăn, bế cô thiếu nữ đang độ xuân thì không mặc gì vào phòng vua rồi lui ra ngoài.
NGHĨA TRANG THÁI GIÁM Về cuối đời, các thái giám triều Nguyễn phải cư trú ở một ngôi nhà phía bắc Hoàng thành gọi là Cung Giám viện. Khi chết, số phận họ vô cùng bi thảm, không được chôn gần lăng tẩm hoặc những chốn linh thiêng và cũng chẳng được ai thờ cúng vì không có con cháu. Để tránh bát hương trở nên lạnh lẽo khi "về trời", nhiều người đã chọn con nuôi để dạy dỗ và lo hậu sự về sau.
Bia công đức của các thái giám được khắc lúc còn sống Dưới thời vua Thiệu Trị (1807 - 1847)
ý thức về kết của mình, thái giám Châu Phước Năng đã đứng ra quyên tiền trùng tu chùa Từ Hiếu và chọn ngôi chùa này làm nơi yên nghỉ về sau. Từ đó về sau, các thái giám có phần công đức tại chùa sau khi chết sẽ được nhà chùa mai táng và cúng giỗ. Từ đó, ngôi chùa này còn được gọi là "chùa thái giám" hay "chùa hoạn quan" và đây cũng là nghĩa trang thái giám duy nhất còn sót lại ở Việt Nam.
Chùa Từ Hiếu nằm cách kinh thành Huế chừng 5km, diện tích khoảng gần 1.000m2. Khu nghĩa trang nằm ở bên trái cách chùa khoảng 30m gồm 22 ngôi mộ, chôn theo ba hàng, tứ phía được bao quanh bởi bốn bức tường theo hình chữ nhật, ở giữa có tấm bia khắc ghi công lao của các vị thái giám, hai bên là cổng ra vào. Theo tục lệ, cứ đến rằm tháng 11 hàng năm, chùa từ Hiếu lại tổ chức ngày giỗ chung để tưởng nhớ những người đã mất, trong đó có thái giám triều Nguyễn. Có lẽ một phần nhờ sự lãng quên của người đời mà mặc dù trải qua các giai đoạn chiến tranh ác liệt mà phần lớn những ngôi mộ này vẫn nguyên vẹn và đa phần đều đọc được rõ chữ. Theo lời dịch lại của một sư cụ trong chùa thì lời lẽ trên tấm bia trước cổng nghĩa trang khiến hậu thế không khỏi chạnh lòng: "Trong đời sống, chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên bình. Khi ốm đau, chúng tôi lui về đây và sau khi chết, chúng tôi sẽ được chôn chung ở đây. Dù sống hay chết, chúng tôi vẫn tìm thấy được ở đây sự yên bình".
Phận đời đưa đẩy khiến nhiều thái giám có một nỗi sợ mãnh liệt hơn cả cái chết. Chết ở đâu, chết lúc nào..., theo họ giờ không quan trọng mà quan trọng nhất là được chết toàn thây, được chết cạnh cái mà mình đã cắt bỏ đi để khi về thế giới bên kia mình được chứng nhân là đã trải qua một kiếp con người. Theo nhiều người cao tuổi kể lại, vào cái ngày "thất thủ kinh đô" (1885), khi trận phục thù của tướng quân Tôn Thất Thuyết thất bại, quân Pháp phản công dữ dội, người người chạy đạp lên nhau để thoát thân. Trong Tử Cấm Thành, các vua chúa, cung nữ, quan lại... cũng hoảng loạn tìm đường tháo chạy, chỉ riêng các thái giám cũng chạy đi chạy lại nhưng không phải tháo thân mà là tìm cái "thực khí" của mình đã cắt bỏ khi vào cung để dù có chết cũng không phải hối hận gì
Thái giám triều Nguyễn (ảnh chụp lại từ tư liệu)
Giữa chốn đô thành náo nhiệt, mặc cho sự biến đổi vạn năng của thời gian, chùa Từ Hiếu vẫn trầm tĩnh như thuở ban đầu vốn có, bởi sự bao trùm tĩnh mịch của không gian, thời gian và 22 ngôi mộ kia vẫn lặng yên như chưa bao giờ được ai biết tới. Đó cũng là cái kết đáng buồn cho cuộc đời của những con người "sinh ra chẳng được mấy ai chấp nhận".
|