Tưởng Giới Thạch cầu hôn Tống Khánh Linh |
Tác Giả: Sầm Hoa (Theo zhiyin.cn) | |||||||||||
Thứ Sáu, 27 Tháng 5 Năm 2011 08:28 | |||||||||||
Tưởng Giới Thạch chợt nghĩ tới người phụ nữ vừa mất chồng Tống Khánh Linh, nếu như có thể kết hôn với "Quốc mẫu" (Tôn Trung Sơn xưng danh là Quốc phụ) thì đồng nghĩa với việc tự nhận trở thành người kế nhiệm hợp pháp của Tôn Trung Sơn trong Đảng, là người giám hộ trung thành nhất của chủ nghĩa Tam dân...
Mưu đồ của Tưởng Giới Thạch Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời vào năm 1925, Quốc Dân Đảng Trung Quốc chia thành nhiều phe phái, có thể nói cục diện thống nhất như hồi Tôn thủ tướng còn sống đã không còn. Lúc đó, hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố, Tưởng Giới Thạch được xem như một ngôi sao mới nổi trong đảng, sau khi thủ trưởng Tôn Trung Sơn qua đời, Tưởng Giới Thạch trở thành lãnh đạo hàng đầu của trường quân sự Hoàng Phố. Vì vậy, những học viên trong trường chỉ biết có hiệu trưởng Tưởng chứ không biết tới thủ trưởng Tôn. Tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch không phải là đại nguyên lão Quốc Dân Đảng, cũng không phải là người nắm chắc tình hình trong Đảng hay có công lao gì to tát, chỉ là trong những lần gặp gỡ với tổng thống, tranh thủ lừa gạt lòng tin của Tôn Trung Sơn để có được chút vốn chính trị. Tưởng Giới Thạch hiểu rõ cần thiết phải có biện pháp hiệu quả để xây dựng được chỗ đứng vững chắc cho mình.
Tưởng Giới Thạch chợt nghĩ tới người phụ nữ vừa mất chồng Tống Khánh Linh, nếu như có thể kết hôn với "Quốc mẫu" (Tôn Trung Sơn xưng danh là Quốc phụ) thì đồng nghĩa với việc tự nhận trở thành người kế thừa hợp pháp của Tôn Trung Sơn trong Đảng, là người giám hộ trung thành nhất của chủ nghĩa Tam dân, không ai dám nghi ngờ về tính hợp pháp này nữa. Hơn nữa, nếu như trở thành rể của gia đình họ Tôn có thế lực tài chính mạnh mẽ sẽ làm tăng trọng lượng của Tưởng Giới Thạch trong đảng cũng như trong quân đội, cũng đồng nghĩa với việc độc lập thừa kế những di sản mà Tôn Trung Sơn để lại. Không những thế, nếu có được sự ủng hộ của Tống Khánh Linh thì Tưởng Giới Thạch sẽ có được cầu nối với thế giới phương tây, và sự chủ động trong ngoại giao. Tưởng Giới Thạch cho rằng thiên tài quân sự Pháp Napoleon đã từ bỏ mối tình đầu của mình, để kết hôn với bà quả phụ đã có mấy đứa con như Josephine bởi vì Josephine có rất nhiều mối quan hệ tại Paris và có tác dụng hỗ trợ đối với việc lên ngôi của ông. Vì có tư tưởng như vậy nên Tưởng Giới Thạch đã rất hy vọng có thể kết hôn với Quốc mẫu Tống Khánh Linh nhưng đây không phải là điều đơn giản chút nào bởi dù sao Tống Khánh Linh cũng là Quốc mẫu, người chồng quá cố của bà lại là người được nhân dân tin yêu, nếu như chuyện này không thành công thì sẽ để lại những hậu họa khôn lường. Vì vậy, Tưởng Giới Thạch đã tìm tới Trương Tĩnh Giang. Nhờ Trương Tĩnh Giang đánh tiếng Xuất thân trong một gia đình quan lại cuối triều nhà Thanh, Trương Tĩnh Giang sớm đi theo Tôn Trung Sơn gia nhập Đồng minh hội, cung cấp kinh phí cách mạng cho Tôn Trung Sơn. Năm 1918, sau khi thảo phạt Viên Thế Khải thất bại, Trương Tĩnh Thanh tới Tokyo và Paris, ủng hộ Tôn Trung Sơn cải tổ Quốc Dân Đảng thành Trung Hoa cách mạng Đảng và được bổ nhiệm là Bộ trưởng Bộ Tài chính, chuyên phụ trách kinh phí cách mạng, từng được Tôn Trung Sơn gọi là "kỳ nhân". Sau khi Viên Thế Khải qua đời, ông trở về nước mở sàn giao dịch chứng khóan Thượng Hải và quan hệ mật thiết với Tưởng Giới Thạch, ông còn là người giám sát tuyên thề khi Tưởng Giới Thạch gia nhập Trung Hoa cách mạng Đảng. Năm 1925, Trương Tĩnh Giang được bổ nhiệm làm Ủy viên chính phủ quốc dân Quảng Châu, là đại biểu của Đại hội đại biểu toàn quốc Quốc Dân Đảng lần thứ nhất và được bầu làm ủy viên chấp hành Trung ương Đảng. Tại đại hội lần thứ 2, Trương Tĩnh Giang được bầu làm ủy viên giám sát Trung ương, từng được mệnh danh là một trong "tứ đại nguyên lão của Quốc Dân Đảng". Tôn Trung Sơn mất, Trương Tĩnh Giang lại một mực ủng hộ các hoạt động phản cộng sản của Tưởng Giới Thạch. Sau khi Tưởng Giới Thạch cướp được chính quyền cách mạng Quảng Đông, Trương Tĩnh Giang được mời từ Thượng Hải tới Quảng Đông làm chủ tịch hội nghị chính trị Trung ương Quốc Dân Đảng. Năm 1928, Trương Tĩnh Giang làm chủ tịch tỉnh Chiết Giang.
Trương Tĩnh Giang là anh em tốt của Tưởng Giới Thạch, có thể nói thế lực của Tưởng Giới Thạch phát triển nhanh chóng là nhờ sự hỗ trợ đắc lực của Trương Tĩnh Giang. Tưởng Giới Thạch không thể tìm được ai phù hợp hơn Trương Tĩnh Giang, một người vừa có địa vị cao trong Đảng, vừa có quan hệ tốt với Tôn Trung Sơn lại hết lòng ủng hộ mình. Vì vậy, Tưởng Giới Thạch đã không ngần ngại bày tỏ toan tính của mình với Trương Tĩnh Giang và nhờ Trương Tĩnh Giang mai mối. Sau đó, Trương Tĩnh Giang đã chọn thời điểm thích hợp nhất để nói với Tống Khánh Linh về ý định cầu hôn bà của Tưởng Giới Thạch, Tống Khánh Linh nghe xong lập tức từ chối, bà đã nhìn thấy được dã tâm của Tưởng Giới Thạch qua một loạt những hành động mà y làm kể từ khi Tôn Trung Sơn qua đời, hơn nữa tư tưởng của bà và Tưởng Giới Thạch hoàn toàn khác nhau, bà hoàn toàn biết Tưởng Giới Thạch nghĩ gì và sẽ được lợi gì từ mình. Vì vậy, Tống Khánh Linh đã thẳng thắn nói với Trương Tĩnh Giang những suy nghĩ của mình khiến Trương Tĩnh Giang cũng cảm thấy xấu hổ mà mau chóng rút lui.
Tống Khánh Linh đã kể lại câu chuyện này với phóng viên người Mỹ trong một cuộc họp báo. Phóng viên này đã viết lại rằng: "Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tưởng Giới Thạch đã nhờ một người Trung Quốc nào đó đánh tiếng cầu hôn Tống Khánh Linh nhưng bà cho rằng việc này mang tính chất chính trị chứ không phải là tình yêu nên đã từ chối". "Một người Trung Quốc nào đó" chính là Trương Tĩnh Giang. Sau này, Tưởng Giới Thạch lại quyết tâm theo đuổi Tống Mỹ Linh, em gái Tống Khánh Linh. Tháng 12 năm 1927, Tống Mỹ Linh kết hôn với Tưởng Giới Thạch nhưng cuộc hôn nhân này luôn vấp phải sự phản đối từ phía gia đình. Sầm Hoa (Theo zhiyin.cn)
|