Người không nghèo lãnh nhà người nghèo |
Tác Giả: Thanh Trúc-RFA | |||
Chúa Nhật, 03 Tháng 4 Năm 2011 18:05 | |||
Coi như chị Diệu Hiền cất cho em căn nhà rất ấm cúng và rất hạnh phúc.
Một cặp vợ chồng người Mỹ xây 13 căn nhà tình thương cho người nghèo ở Việt Nam. Một phụ nữ Việt xây tới 16 căn nhà như vậy, nhưng đến đúng căn thứ 13 thì bắt đầu bị gạt. Đã một lần mục Đời Sống Người Việt Khắp nơi trình bày đến quí vị câu chuyện Loving House Project, Dự Án Nhà Tình Thương, cho người nghèo ở Tiền Giang, do cặp vợ chồng người Mỹ là Joseph và Carlota Hursey thực hiện, mà tới nay đã xây xong mười ba ngôi nhà tình thương cho người nghèo. Trăm ngàn hoàn cảnh ngặt nghèo Cũng tại Tiền Giang, từ năm 2008 đến 2010, một phụ nữ Việt qua Mỹ từ năm mười ba tuổi, sau khi tốt nghiệp và có công ăn việc làm đã trở về Tiền Giang để giúp đỡ người nghèo, đặc biệt xây mười sáu căn nhà cho mười sáu gia đình khó khăn cùng cực. "Nhà" trước khi xây Và khi xây đến căn nhà thứ mười ba thì mọi chuyện không còn suông sẻ như lúc đầu. Trước khi tìm ra câu trả lời, tại sao Thanh Trúc không mời mời quí vị cùng tìm hiểu xem người phụ nữ tốt bụng này là ai đã? Chị Lanh, ở huyện Chợ Gạo, Mỹ Tho, một trong ba người đầu tiên nhận được căn nhà tình thương hoàn tất năm 2009: "Giải phóng vô rồi em đi làm mướn ở Long Khánh thì bị nổ mìn cụt một chân. Ba má em thì câm, em thì cụt chân, hai đứa con nhỏ. Hồi năm 2009 chị Diệu Hiền cất nhà cho em. Hiện giờ em cũng bương chải để sống. Con trai em đi cuốc mướn kiềm tiền mua gạo, rồi chị Hiền giúp con gái em một cái máy vắt sổ, một máy se biên, một máy may công nghiệp, cho con em tạo nên sự nghiệp may. Hồi xưa em khổ dữ lắm, bây giờ tính ra thấy ổn định đó. Coi như chị Diệu Hiền cất cho em căn nhà rất ấm cúng và rất hạnh phúc. Nhà từ tâm từ Mỹ về Đến đây thì quí vị rõ người Việt kiều tốt bụng đó là ai rồi. Từ thành phố Rochester, New York, Diệu Hiền trình bày nguyên nhân công việc từ thiện của cô ở Việt Nam: "Lần đầu tiên Diệu Hiền về Việt Nam là năm 1994, thấy hoàn cảnh những gia đình nghèo những cụ già neo đơn ở bển mình chịu không nổi. Từ lúc đó từ từ mình gởi tiền đầu này đầu kia về giúp. Sau này nghe nói về “căn nhà mơ ước, căn nhà tình thương” mình cũng không biết là qua đâu là như thế nào. Năm 2007 Diệu Hiền có về Mỹ Tho thì bà con giòng họ giới thiệu cho Diệu Hiền hội Chữ Thập Đỏ của tỉnh Tiền Giang. Nhờ sự giới thiệu đó, Diệu Hiền quen biết bác sĩ Lưu Thảo Liên, chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Tiền Giang mà cặp vợ chồng người Mỹ Joe và Carlota Hursey cũng phải liên hệ tiếp xúc để có thể thực hiện dự án Nhà Tình Thương của họ: "Thật sự không cần Red Cross mình làm vẫn được nhưng mà lúc đó Diệu Hiền còn cần sự giúp đỡ của mọi người. Mỗi người phụ một tay để tới ngày hôm nay là mười sáu căn. Nhà đầu tiên là 2008, mười sáu căn đều xây ở tỉnh Tiền Giang hết".
Thực tế những người từ nước ngoài vào, như Joe và Carlota Hursey hay như Diệu Hiền, nếu muốn xây nhà cho người nghèo thì phải thông qua một tổ chức của chính quyền mà cụ thể nhất và nhanh nhất là Hội Chữ Thập Đổ địa phương. Trong trường hợp này, người của Hội Chữ Thập Đỏ, điển hình như bác sĩ Lưu Thảo Liên ở Tiền Giang, sẽ giới thiệu từng hoàn cảnh neo đơn nghèo khó cần sự giúp đỡ, rồi tạo điều kiện kết hợp để đối tượng nghèo đó được tổ chức hay cá nhân làm từ thiện nước ngoài xây cho một căn hộ khang trang vững chắc hơn là mái nhà xập xệ rách nát của họ: "Hồi đầu thì mười căn đầu chỉ có một ngàn (đô la) thôi. Mãi sau này mình mới biết một ngàn đồng đó thì căn nhà không có cầu tiêu, thành ra tăng lên hai trăm để có cầu tiêu trong nhà là khoảng một ngàn hai(đô la) Sau này em xin hơn số một ngàn hai đó là một ngàn rưỡi, dư ba trăm thì để mua giường tủ bàn ghế, còn bao nhiêu thì cho họ xoay sở trong gia đình. Diệu Hiền có giúp một gia đình nghèo hai vợ chồng và ba đứa con ở trên một cái ghe rất là nhỏ, ghe mục hết và rất là dơ. Xui xẻo là đứa con trai đầu bị ung thư xương, đúa con trai thứ nhì mười ba tuổi đi ra ngoài đồng phụ cha mẹ vô tình bị cái cây đâm vô con mắt. Lúc đó Hiền có về, ghé bệnh viện thăm, cho tiền mổ mắt để thay mắt mới vô" Không ít những tấm lòng, nhưng... Trở về Hoa Kỳ, Diệu Hiền tìm cách gây quĩ từ người Mỹ và người Việt quen biết với vợ chồng cô, để có thể xây nhà cho gia đình đang ở trên thuyền mà người mẹ trẻ có tên là Duyên: "Không ngờ gia đình đó có trẻ em đông nên số tiền người ta giúp cũng rất lẹ, Diệu Hiền xin được tới ba ngàn mấy, vừa trị bịnh cho hai đứa nhỏ vừa xây nhà. Mà cô Duyên đó nghề của cô là hàng ngày chèo xuồng, thì mình có cho riêng ba trăm đô để mua cái xuồng mới chứ trước là cô mượn của mẹ cô để đi kiếm ăn. Một người chèo xuồng như vậy nếu không lầm thì chỉ một hai ngàn một lần đi qua, một ngày khá lắm là được một đô. Chẳng những mua xuồng riêng mà còn cho một số vốn cho hai đứa nhỏ mua vé số làm vốn và mua đạp cho hai anh em nó chở nhau. Đứa bị ung thư thì tụi em cũng gởi năm sáu lần tiền về để hoá trị" Năm 2009 Diệu Hiền đã về Tiền Giang để bàn giao hai căn nhà xây xong, đồng thời gặp gỡ thêm năm sáu gia đình nghèo sắp sửa được xây cho một căn nhà bằng tiền của cô cùng bạn bè thân hữu ở Mỹ đóng góp: "Họ mừng lắm, họ khóc mà mình cũng khóc luôn, cũng như bây giờ Diệu Hiền đang nói chuyện ….người ở bển họ nghèo thấy tội nghiệp" ...không dám qua Hội Chữ Thập đỏ nữa Với hai căn nhà hoàn tất năm 2008, đến năm 2009 là mười một căn và 2010 là ba căn nhà. Đối tượng của mười ba căn năm 2008 và 2009 phần do bà con Diệu Hiền ở Tiền Giang tìm kiếm giúp, phần khác là qua giới thiệu của bà Lưu Thảo Liên, chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Tiền Giang. Nhưng đến ba căn sau của năm 2010 thì không qua Hội Chữ Thập Đỏ Tiền Giang nữa: "Năm 2009 thì Hiền xây rất nhiều nhà, Hiền có đi dự lễ bàn giao một hai căn nhà cuối cùng của 2009. Bác sĩ Thảo Liên gởi cho Diệu Hiền lịch sử của người đó là bị chấn thương sọ não, chỉ một mình bà vợ đi làm nuôi bốn đứa con, không đủ ăn. Khi bàn giao nhà mình không thấy bốn đứa bé mà chỉ có hai vợ chồng thôi, mình hỏi thì mới biết mấy đứa nhỏ lớn hết rồi đi thành phố làm thầy giáo cô giáo hết rồi, còn ông là lính của bây giờ thành ra có đầu tiền riêng và mấy đứa con cũng làm ra tiền nữa. Từ đó em mới thấy là không match cái description( giống sự mô tả) của cô Thảo Liên, em mới suy ra một hai căn nhà khác đều có quan hệ với chính quyền ở bển. Có nghĩa những chuyện cô Thảo Liên làm bên trong như thế nào là những khi mà cổ đi xây những cái nhà thì huyện xã người ta đưa xuống cái danh sách phải xây những căn nhà này là cô phải xây chứ không phải là xét đoán coi nhà nào cần phải giúp. Cái nhà đó là bà con của cách mạng ở bển. Đối với Hiền cái đồng tiền ở đây ai cũng làm bằng mồ hôi nước mắt, vì vậy Hiền muốn là ở bển dùng đúng đồng tiền của những người bên này muốn giúp! Chị Lanh, từ tay trắng và từ một cái nhà đổ nát, được Diệu Hiền cất nhà và cấp vốn làm ăn, sau này thường xuyên cộng tác với Diệu Hiền trong công việc xây nhà tình thương cho những đối tượng nghèo khác, giải thích một cách dè dặt: "Đó là cái nhà của ông Minh, ông Út Minh đó. Cái nhà đó thì thấy bự hơn nhà em nhiều. Ông này nằm trong diện chính sách, bên cách mạng. Em thấy nếu chị Hiền qua trung gian thì cũng được. Nhưng nếu chị Hiền về tận nơi mà giúp cái căn nhà nghèo đó là càng tốt dữ nữa. Ý em nói thế này, nếu chị Hiền cầm tiền về tới Việt Nam cất cái nhà thì nó hay hơn, rất là hay hơn"
Ngôi nhà tình thương. Phần Diệu Hiền, vốn tánh thẳng thắn và quen với cách thức làm việc đâu ra đó trước nay, nhất là trong vấn đề tiền bạc cũng như công tác từ thiện, đã không ngần ngại nói thẳng ra là: "Rất tiếc những cái nhà bà con được xây sau này họ thuộc về của cách mạng không phải là dân thường hay là nghèo quá mà mình muốn xây cho họ. Khi xây, mình dành cho cái nhà đó một ngàn đô, mà khi về bàn giao thì nó bự gấp đôi mình tưởng tượng. Có nghĩa là nhà gia đình con cái có tiền sẳn, sẵn dịp đây họ cũng lấy tiền mình họ xây vô luôn" Chính vì lẽ đó mà với ba căn nhà sau cùng Diệu Hiền đã cùng bà con địa phương đi tìm đối tượng cần nhà để xây cho họ chứ không qua bác sĩ Lưu Thảo Liên nữa: "Thật sự em rất bị tổn thương, mình đặt hết niềm tin của mình, phải biết nhiều khi tiền mình không dám xài, trong khi em mang nợ mà em vẫn làm. Sau này em có mở tiệm Nail, làm ngày làm đêm bảy ngày một tuần để chi? Để kiếm thêm đồng tiền dư để lo cho dân nghèo ở bển, nhưng khi thấy như vậy mình rất là tổn thương" Diệu Hiền còn nhấn mạnh là chẳng phải cô không hay biết gì về tệ trạng tham nhũng móc ngoặc hay tròng tréo ở bên nhà , mà trái lại: "Không những thế trước khi làm chuyện gì mình cũng đã quà cáp cho cô Thảo Liên rồi, để cho họ đừng có tham nhũng. Diệu Hiền nghĩ là cho riêng cá nhân cổ thì không hẳn như vậy mà tại vì cái hệ thống, cái chính trị, cái chính phủ có vẻ người ta hối lộ rất là nhiều, con ông cháu cha phải đi trước, thành ra nó không đúng cái đồng tiền mình bỏ ra theo ý muốn của mình bên này Chính xác Đối tượng được nhận ba căn nhà tình thương sau cùng của năm 2010, mà Diệu Hiền tự nhờ người đứng ra xây chứ không qua hội Chữ Thập Đỏ nữa, đều chính xác là ba hộ nghèo khó như các gia đình lúc ban đầu. Chị Phương, có chồng bị bệnh tâm thần, tâm sự: Mẹ con bà Phương lặt hẹ Lúc trước thì em đi làm mướn, người ta kêu đi làm cỏ hay là tới mùa kêu đi cắt lúa, nhà thì không ở được, hễ trời mưa thì thức hết, kiếm tấm mủ cho hai đứa con nắm hai góc ngồi che, tạnh mưa rồi dẹp ra thì mới ngủ được, lần nào cũng vậy hết trơn. Rồi đến lúc nhờ chị Hiền mà em giờ có cái nhà để che nắng che mưa. Bây giờ em đi lặt hẹ, bữa nhiều thì được bảy tám chục ngàn, bữa ít thì hai ba chục, ba bốn chục không chừng. Cũng đủ sống, phấn đấu lên chứ không như lúc trước nữa. Có bữa hai mẹ con làm được một trăm ngàn cũng có nữa. Đứa con gái đầu 18 tuổi cũng đi lặt hẹ luôn, tại vì khổ quá thành từ nhỏ tới lớn nó không học hành gì hết ráo, còn thằng con trai tám tuổi học lớp Hai. Giờ có được cái giường, cái bàn, cái ghế, có tiền đặng xoay sở là được rồi, chứ lúc trước là ba mẹ con nằm dưới đất không." Đáng tiếc là chuyện giới thiệu không đúng đối tượng không chỉ xảy ra với Diệu Hiền mà cũng xảy ra với ông bà Jos và Carlota Hursey luôn, vẫn do người liên hệ là chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Tiền Giang, bác sĩ Lưu Thảo Liên. Đó là lý do khiến nhà dưỡng lão cho người già neo đơn mà ông Joe Hursey và Diệu Hiền dự định hợp tác để xây cho người già neo đơn ở Tiền Giang không thành hình: "Khi trao đổi với cô Thảo Liên về Nhà Dưỡng Lão thì mình cảm thấy không còn tâm đầu ý hợp để mà làm việc với nhau nữa. Hồi đầu thì mình nói là mở nhà dưỡng lão cho người nghèo, bàn tính lại với cô Thảo Liên thì cổ nói mình phải trang trí thật là đẹp để cho những người có đi làm đưa cha mẹ vào để mình charge mình tính tiền họ. Em mới nói nếu muốn làm kinh tế thì em bỏ tiền bên này chứ em đâu có gởi về bển làm kinh tế để cho những người có công ăn việc làm đưa cha mẹ họ vô. Những người có công ăn việc làm có tiền mới đưa cha mẹ vô nhà dưỡng lão thì những người không có tiền làm sao vô được. Đồng tiền em bỏ ra với ông Joe là chỉ xây cho người nghèo ở thôi, đâu có làm kinh tế. Ông Joe và em không bàn tính tới nữa. Sau khi ông Joe biết ông cũng bị lừa giống như trường hợp của em thì ông nản lắm, ổng nói ổng có thể đi Lào hoặc Kampuchia để làm cũng được" Dù sao cũng vẫn nên làm Được hỏi sau những chuyện tiêu cực như vậy thì có nên tiếp tục gởi tiền về giúp người nghèo bên nhà nữa không, chị Lanh trả lời thay cho Diệu Hiền rằng không chỉ xây nhà mà Diệu Hiền còn giúp bà con nghèo nhiều chuyện khác. "Nếu không giúp được bà con nghèo bên nhà bằng cách này thì có thể tìm cách khác để giúp, miễn sao sự giúp đỡ của mình đến tay họ, cũng không phải ai hay tổ chức nào trong nước mà hợp tác với mình đều không thể tin được" Đó là lời Diệu Hiền thổ lộ. "Em nghĩ mình vẫn nên làm. Còn nhiều khía cạnh khác, nhiều người cái đường lối họ làm việc ở bển hay hơn, không có tham nhũng trong đó. Mình vấp ngã cũng đừng bỏ tại vì còn nhiều dân nghèo ở bển lắm. Nếu mình chờ chính phủ bên đó thì chắc còn lâu lắm, dân nghèo sẽ chết trước khi mà chính phủ của họ biết lo cho dân"
|