Con đường phía trước |
Tác Giả: Bill Gates | |||||
Thứ Hai, 07 Tháng 3 Năm 2011 07:41 | |||||
Cuốn sách The Road Ahead của Bill Gates, một nhân vật hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực IT sẽ giúp các bạn tìm hiểu và chuẩn bị cho mình hành trang để bước vào kỷ nguyên mới với niềm tin vững chắc chúng ta sẽ theo kịp đà tiến chung của nhân loại.
Chúng ta đang chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 với nhiều thay đổi lớn lao, với những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật chưa từng có trong lịch sử loài người, đặc biệt là 2 xu hướng căn bản: toàn cầu hoá nền kinh tế và toàn cầu hoá ngành CNTT. Riêng về tin học, với tốc độ phát triển tính từng này, đã là một đề tài sôi động trên thế giới. Hầu hết báo chí các nước ngày nào cũng đều ít nhiều đề cập đến lĩnh vực này. Không biết bao người đã từng hiểu biết sâu rộng, và cả hàng triệu người chưa quen biết với máy tính, đang tranh luận công khai về xa lộ thông tin này. Nhiều người vui mừng trước những thay đổi trọng đại đó, nhưng cũng có không ít người băn khoăn, lo sợ: “Điều gì sẽ xảy đến với việc làm của chúng tôi? Liệu con người có thoát khỏi cái thế giới vật chất hàng ngày để sống bằng máy tính không?” Nhưng ở nước ta, xa lộ thông tin với đa số người vẫn là chủ đề xa lạ. Cuốn sách The Road Ahead của Bill Gates, một nhân vật hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực IT sẽ giúp các bạn tìm hiểu và chuẩn bị cho mình hành trang để bước vào kỷ nguyên mới với niềm tin vững chắc chúng ta sẽ theo kịp đà tiến chung của nhân loại. Cuốn sách đề cập tới nhiều vấn đề liên quan thiết thực đến mọi mặt trong cuộc sống hành ngày của chúng ta, nêu lên những cơ hội chúng ta cần kịp thời nắm bắt, và những vấn đề mà mỗi một người trong chúng ta, mỗi dân tộc phải đương đầu. Như lời Bill Gates, đây không phải là cuốn tự truyện, càng không phải là bản giải trình về kỹ thuật, mà đề tài chủ yếu của nó là bàn về tương lai. Bằng lối văn giản dị và nghiêm túc, với cái nhìn lạc quan vốn có của một người đã đưa hãng Microsoft thành một trong những công ty thành công nhất thế giới, Bill Gates sẽ chỉ ra cho chúng ta nền kỹ thuật đang xuất hiện của Thời đại Thông tin sẽ biến đổi cuộc sống của mỗi chúng ta như thế nào. Trong Lời tựa của cuốn sách, Bill Gates có nói :”… tôi cố gắng viết quyển sách này sao cho mọi người đọc đều có thể dễ dàng hiểu được… Tôi hy vọng nó sẽ kích thích sự hiểu biết, tranh luận và những ý kiến sáng tạo về việc làm thế nào để chúng ta có thể tận dụng được tất cả những gì chắc chắn sẽ diễn ra trong các thập niên tới !”. Lời tựa: Thời gian hai mươi năm qua là một cuộc phiêu lưu kỳ thú đối với tôi. Sự việc bắt đầu vào một ngày khi, còn là sinh viên năm thứ hai, tôi cùng với Paul Allen đang đứng tại Quảng trường Harvard và nhìn chăm chú vào một bài viết về một dàn máy điện toán đăng trên tạp chí Popular Electronics. Trong khi chúng tôi đọc một cách say sưa bài báo về chiếc máy điện toán cá nhân thực sự đầu tiên đó, chúng tôi chưa biết rồi nó sẽ được sử dụng như thế nào, nhưng có điều chúng tôi biết chắc rằng nó sẽ thay đổi chúng tôi và cả thế giới máy điện toán, và chúng tôi đã đúng. Cuộc cách mạng về máy điện toán cá nhân đã nổ ra và đã ảnh hưởng đến hàng triệu con người. Nó đã dẫn dắt chúng ta đến những nơi mà trước đây chúng ta chỉ mới tưởng tượng thấy. Và tất cả chúng ta lại dấn thân vào một hành trình vĩ đại khác. Chúng ta cũng không biết trắc rồi nó sẽ dẫn dắt đến đâu, nhưng chúng ta chắc chắn rằng cuộc cách mạng này sẽ cuốn hút nhiều người hơn và sẽ dẫn dắt tất cả chúng ta đi xa hơn. Những thay đổi lớn lao sắp tới sẽ là cách con người liên lạc với nhau. Những lợi ích và các vấn đề nảy sinh trong cuộc cách mạng thông tin sắp diễn ra này sẽ lớn hơn rất nhiều so với những lợi ích mà cuộc cách mạng về máy điện toán cá nhân đã mang lại. Không bao giờ có một bản đồ đáng tin cậy cho một vùng đất chưa một lần khai phá, nhưng chúng ta có thể học được những bài học quan trọng từ trong sự sáng tạo và phát triển của nền công nghiệp điện toán cá nhân trị giá trị giá 120 tỷ mỹ kim này. Máy điện toán cá nhân – bao gồm các phần cứng, những ứng dụng trong kinh doanh, các hệ thống trực tuyến,sự nối mạng Internet, thư điện tử,các công cụ đa phương tiện, công cụ sáng tác, và các trò chơi – là nền tảng cho cuộc cách mạng sắp tới. Khi nền công nghiệp máy điện toán cá nhân còn phôi thai, các phương tiện thông tin đại chúng ít chú ý đến những gì đang diễn ra của ngành kinh doanh mới mẻ này. Chúng tôi, những người đang bị máy điện toán và những khả năng đầy hứa hẹn của chúng mê hoặc, không họ được người ta biết tới ngoài giới của chúng tôi ra, và chắc chắn không được coi là một lớp người đại diện cho xu hướng phát triển mới. Nhưng cuộc hành trình mới hướng tới cái gọi là xa lộ thông tin này là một đề tài vô tận cho các phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình, sách báo, tạp trí, hội nghị và quảng cáo. Trong những năm qua, đề tài này đã từng tạo nên niềm thích thú say mê cho cả bên trong lẫn bên ngoài ngành công nghiệp máy điện toán. niềm say mê đó không chỉ có ở trong các nước đã phát triển, nó thậm chí còn vượt ra ngoài phạm vi số đông những người sử dụng máy điện toán. Hàng ngàn người đã từng hiểu biết sâu rộng, và cả những người chưa quen biết với máy điện toán, đang tranh luân công khai về xa lộ thông tin này. Sự hiểu lầm về kỹ thuật này và những cạm bẫy có thể có của nó khiến tôi ngạc nhiên. Một số người nghĩ rằng xa lộ này-hay còn gọi là mạng lưới này- đơn giản chỉ là mạng Internet hiện có họăc khả năng phát cùng một lúc 500 kênh truyền hình như hiện nay. Những người khác thì hy vọng hoặc no sợ rằng nó sẽ tạo ra những chiếc máy điện toán cũng thông minh như con người. Những phát triển đó sẽ tới, nhưng đó không phải là xa lộ. Cuộc cách mạng về thông tin liên lạc này chỉ mới bắt đầu. Nó sẽ diễn ra trong khoảng vài ba thập liên, và sẽ cuốn hút vào nó những “ứng dụng” mới. Trong khoảng vài năm tới, các chính phủ, các công ty, và các cá nhân có thể sẽ đưa ra những quyết định lớn lao. Chúng sẽ tác động lên cách mà xa lộ sẽ phát triển, ngoài ra còn nhiều lợi ích khác mà các quyết định đó sẽ mang lại. Điều tối quan trọng là phải làm sao cho hầu hết mọi người-chứ không chỉ bao gồm các nhà công nghệ, hoặc những ngưới đã ở trong ngành công nghiệp máy điện toán – tham gia vào cuộc tranh luận với đề tài là nền công nghệ này sẽ được định hình như thế nào. Nếu thực hiện được điều đó thì xa lộ này sẽ phục vụ cho mục đích của những người sử dụng, và rồi nó sẽ nhận được sự chấp nhận rộng rãi và sẽ trở thành hiện thực. Tôi viết quyển sách này với mục đích là muốn góp phần vào cuộc tranh luận đó, và tôi hy vọng rằng nó sẽ góp phần hướng dẫn lộ trình cho chuyến đi sắp tới. Tôi thực hiện điều này với đôi chút bối rối. Tất cả chúng ta sẽ mỉm cười trước những tiên đoán trước đây mà nay nhìn lại thấy có phần ngớ ngẩn. Bạn có thể lật nhanh tạp chí cũ Popular Science và hãy đọc về các tiện nghi như máy bay trực thăng gia đình, và năng lượng hạt nhân với giá rẻ mạt. Lịch sử chứa đầy những tấm gương khá mỉa mai – một vị giáo sư ở trường đại học Oxford, người vào năm 1878, đã không còn coi đèn điện như là một công cụ phục vụ tuyên truyền, một viên chức của Mỹ phụ trách cơ quan xét cấp bằng sang chế phát mình, người vào năm 1899 đã yêu cầu giải tán cơ quan của ông ta bởi vì ” tất cả những gì có thể phát minh đều dã được phát minh hết rồi”. Những điều tôi viết trong quyển sách này là nghiêm túc, dù vậy,mười năm sau có thể nó không phải như thế. Những gì tôi nói mà đã xảy ra đúng như vậy sẽ được coi là hiển nhiên; còn những điều đã không xảy ra sẽ được coi là khôi hài. Tôi tin tưởng đường hướng sáng tạo của xa lộ sẽ chiếu rời, bằng nhiều cách khác nhau, vào lịch sử của nền công nghiệp máy điện toán cá nhân. Tôi cũng kể đôi điều về bản thân tôi, về ngôi nhà, và những câu chuyện của điện toán nói chung, để giải thích vài quan liệm và rút ra các bài học của quá khứ. Những ai mong đợi ở quyển sách này như một quyển tự truyện hay một bản luận thuyết về những gì giống như sự may mắn mà tôi đã trải qua, sẽ thất vọng. Có lẽ, cho đến khi nghỉ hưu, tôi sẽ nghĩ đến chuyện đó. Còn đề tài của cuốn sách này chủ yếu bàn về tương lai. Những ai mong đợi quyển sách này là một bản giải trình về kỹ thuật cũng sẽ thất vọng. mọi người rồi sẽ phải liên quan tới xa lộ thông tin, và mọi người sẽ hiểu được những ứng dụng của nó. Vì thế cho lên, mục tiêu ngay từ đầu của tôi là viết một quyển sách sao cho mọi người đọc đều có thể hiểu được. Thời gian dành để suy nghĩ và viết quyển con đường phía trước này lâu hơn thời gian tôi dự tính nhiều. Quả thực,việc dự tính thời gian để viết quyển sách này cũng khó chẳng kém gì việc đề ra trình tự phát triển một công trình soạn thảo phần mềm đồ sộ vậy. Trước đây,tôi thích viết diễn văn và lúc đó tôi nghĩ một cách ngây thơ rằng viết một cuốn sách cũng giống vậy thôi. Sai lầm trong suy nghĩ của tôi cũng tương tự như sai lầm của những người phát triển phải tốn thời gian lâu hơn gấp mười lần, và viết nó ra thì phức tạp hơn gấp hàng trăm lần. Lẽ ra tôi phải biết điều đó sớm hơn. Để hoàn thành quyển sách này,tôi đã phải nghỉ phép và nhốt mình trong căn phòng mùa hè cùng với chiếc máy điện toán cá nhân của tôi. Và bây giờ thì nó đây rồi. Tôi hy vọng rằng nó sẽ kích thích sự hiểu biết, tranh luận và những ý kiến sáng tạo và việc làm như thế nào để chúng ta có thể tận dụng được tất cả những gì chắc chắn sẽ diễn ra trong thập niên tới. Chương 1. Một cuộc cách mạng bắt đầu Tôi viết chương trình phần mềm đầu tiên lúc tôi 13 tuổi. Đó là phần mềm cho một trò chơi, Chiếc máy điện toán tôi sử dụng lúc đó là một chiếc máy khổng lồ, rất cồng kềnh, chậm chạp nhưng hết sức thú vị. Thả cho một lũ nhóc tì tha hồ nghịch ngợm, quậy phá trên máy điện toán là ý nghĩ của các di phước ở Lakeside, đó là một trường tư tôi đã theo học thuở thiếu thời.Các “di phước ” đã quyết định đi lục từ các cửa hàng đồng nát những thứ có thể dùng được để lắp ráp một thiết bị trạm nối (terminal) và thuê giờ một máy điện toán cho học sinh sử dụng. Để cho hoc sinh sử dụng một máy điện toán trong những năm cuối thập niên 60 là một sự lựa chọn khá ngạc nhiên ở Seattle vào thời đó – và đồng thời cũng là điều mà tôi sẽ luôn luôn biết ơn. Trạm nối của máy điện toán đó không có màn hình. Để có thể chơi được, chúng tôi thể hiện các bước đi trên một bàn phím giống như một chiếc máy chữ và ngồi chung quanh chờ đợi cho đến khi kết quả xuất hiên trên giấy cùa một máy in đã quá cọc cạnh rồi. Khi đó, chúng tôi lao đến để xem ai là người thắng cuộc hoặc quyết định các bước đi kế tiếp. Trò chơi tic-tac-toe, mà mỗi lần chơi phải mất khoảng 30 ngày cùng với giấy và bút chì sẵn sàng trong tay, ngốn gần hết thời gian ăn trưa của chúng tôi. Nhưng đâu có ai phàn nàn gì. Có một cái gì đó thật tuyệt vời về chiếc máy này. Sau đó tôi mới hiểu ra rằng một phần của sự cuốn hút đó chính là chiếc máy đồ sộ, khá tốn kém và là của người lớn kia, thế mà chúng tôi, những cậu nhóc, lại điều khiển dược. Chúng tôi còn quá nhỏ để có thể tạo ra những trò chơi phức tạp hơn, nhưng chúng tôi có thể ra lệnh cho cổ máy đồ sộ này và nó luôn luôn chấp hành tốt. Máy điện toán thật là tuyệt vời bởi vì khi làm việc với chúng, bạn có ngay được kết quả và nó cho bạn biết chương trình của bạn lập có đúng không. Nó có thể phát trở lại cho bạn các phản hồi mà bạn không thể nào có được từ rất nhiều loại máy móc khác. Đó chính là sự bắt đầu cùa niền say mê của tôi đối với phần mềm. Sự phản hồi của một chương trình càng đơn giản lại càng đặc biệt chính xác. Và cho đến tận ngày nay tôi lập trình đúng thì máy sẽ, trong mọi lúc, cho kết quả hết sức hoàn hảo như tôi đã ra lệnh. Khi các bạn tôi và tôi lấy được niềm tin, chúng tôi bắt đầu khai thác, đẩy nhanh tốc độ của những gì có thể được và cải tiến các trò chơi ngày một khó hơn. Một người bạn tại Lakeside phát triển một chương trong BASIC thể theo vở kịch Monopoly. BASIC – là các ký tự đầu của cac chữ ; Beginner s All-purpose Symbolic Instruction Code -Bộ mã chỉ thị đa dụng cho những người mới học – như chính tên của nó đã gợi ý, là một ngôn ngữ lập trình dễ học mà chúng tôi đã sử dụng để phát triển không ngừng các chương trình phức tạp. Anh bạn đó hình dung ra cách làm thế nào cho máy điện toán có thể chơi hàng trăm trò chơi với tốc độ thực sự nhanh. Chúng tôi muốn khám phá ra chiến lược nào là những chiến lược tốt nhất. Và thế là – tách-tách,tach, tách-tách tách-máy báo cho chúng tôi kết quả. Tất nhiên, trong những ngày đó chúng tôi chỉ chơi những trò chơi ngớ ngẩn. Nhưng món đồ chơi mà chúng tôi có trên thực tế đã trở thành nhiều đồ chơi khác nhau. Trong suy nghĩ của nhiều người ở trường lúc bấy giờ, chúng tôi đã trở nên gắn bó chặt chẽ với chiếc máy điện toán và ngược lại. Một giáo viên đã yêu cầu tôi giúp dạy môn lập trình với đề nghị đó. Nhưng khi tôi dẫn đầu trong trò chơi hài kịch đen (Blackcomedy), thì đã có sự xì xào ” Tại sao người ta lại chọn anh chàng điện toán đó nhỉ ?. Hình như tất cả thế hệ chúng tôi, trên toàn thế giới, đều đã mang theo những món đồ chơi ưa thích nhất vào tuổi trưởng thành. Bằng cách như vậy, chúng tôi đã khơi ngòi cho một cuộc ccách mạng, và ngày nay, máy điện toán đã có mặt ở hầu khắp mọi nơi, trong các công sở và cả trong gia đình. Máy điện toán đã được thu nhỏ về kích thước nhưng cường độ làm việc lớn hơn nhiều, và giá cả cũng giảm một cách nhanh chóng. Và, tất cả đều diễn ra khá nhanh. Không phải nhanh như tôi đã từng nghĩ, nhưng như vậy cũng đã là khá nhanh rồi. Những con bỏ điện tử rẻ tiền xuất hiện trong máy móc, trong các loại đồng hồ đeo tay, trong máy fax,rv cầu thang máy, trong bơm xăng dầu, trong máy ảnh, bình thuỷ, máy bán hàng tự động, trong các thiết bị chống trộm cắp, và thậm chí trong các bưu ảnh biết nói. Học sinh ngày nay thực hiện những điều tuyệt vời trên các máy điện toán với kích thước không lớn hơn sách giáo khoa là mấy nhưng công suất vượt xa các máy điện toán lớn nhất của thế hệ trước. Và hiện nay giá máy điện toán đã giảm một cách đáng kinh ngạc và chúng đã ngự trị trong mọi mặt của đời sống, chúng ta hiện đang đứng trên bờ của một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật khác. Cuộc cách mạng này sẽ làm cho các công cụ về thông tin liên lạc rẻ một cách chưa từng có trong lịch sử, tất cả máy điện toán sẽ nối lại để liên lạc với chúng ta và vì chúng ta. Khi được nối mạng trên toàn cầu, chúng sẽ hình thành một mạng lưới, cái mà hiện nay người ta gọi là xa lộ thông tin. Mạng Internet hiện nay là công cụ tiền trạm trực tiếp của xa lộ thông tin, đó là một loại các máy điện toán , sử dụng kỹ thuật hiện đại để nối mạng lại với nhau và trao đổi thông tin cho nhau. “Việc tiếp cận và sử dụng mạng lưới mới đó ra sao, cũng như triển vọng và những nguy hiểm của nó như thế nào là đề tài của quyển sách này”. Tất cả những gì sắp sửa xảy ra đều rất thú vị. Khi tôi 19 tuổi, tôi suy nghĩ về tương lai, định hướng nghề nghiệp của tôi theo những điều tôi đã suy nghĩ và kết quả là tôi đúng. Nhưng vị trí của Bill Gates ngày nay. Thời trước, tôi chẳng những có lòng tự tin của một thiếu niên thông minh mà còn không họ bị một ai để ý, theo dõi,và nếu tôi có thất bại, cũng chẳng họ gì. Còn hiện nay, vị trí của tôi là vị trí của một hãng điện toán không lồ của cuối thế kỷ 20 nhưng tôi hy vọng tôi rút ra được những bài học từ đó. Đã có một lần tôi nghĩ rằng tôi có thể sẽ theo học kinh tế học tại một trường cao đẳng nào đó. Sau đó,tôi lại nghĩ rằng với toàn bộ kinh nghiệm tôi thu lượm được từ nên công nghiệp điện toán vốn đã là một loạt những bài học về kinh tế học rồi.Tôi đã nhận ra hiệu quả ban đầu của các mô hình kinh doanh cứng rắn và mô hình xoắn ốc tích cực. Tôi quan sát cách mà các tiêu chuẩn công nghiệp tiến triển.Tôi chứng kiến tầm mức quan trọng của tính tưong thích trong kỹ thuật của sự phản hồi, và của sự không ngừng sáng tạo ra cái mới. Và tôi nghĩ rằng, cuối cùng, chúng ta sẽ có dịp chứng kiến thị trường lý tưởng của Adam Smith trở thành hiện thực, tôi hình dung tác động có thể xảy ra của việc giá máy điện toán hạ thấp.” Một máy điện toán trên mỗi bàn làm việc và trong mỗi gia đình” đã trở thành sứ mạng hàng đầu của Hãng Microsoft, và chúng tôi đang ra sức làm việc để biến điều đó thành hiện thực. Bây giờ các máy điện toán đang được nối mạng với nhau, và chúng tôi đang xây dựng phần mềm -tức phần ra lệnh cho phần cứng của máy điện toán những gì cần phải làm – để giúp cho tưng cá nhân có thể khai thác các lợi ích của uy lực thông tin liên lạc nối mạng này. Thật khó có thể tiên đoán chính xác rồi đây người ta sẽ sử dụng mạng lưới đó như thế nào. Chúng ta sẽ liên lạc với nó thông qua rất nhiều phương tiện khác nhau,bao gồm một số giống dạng máy truyền hình,số khác giống máy điện toán cá nhân, số khác lại sẽ giống máy điện thoại,và số khác nữa sẽ giống như một cái ví, Và bên trong mỗi hình dạng đó là một máy điện toán cực mạnh, được nối một cách vô hình với hàng triệu máy điện toán khác. Kinh nghiệm ban đầu là những kinh nghiệm cá nhân mà không mang tính chất trung gian. Sẽ không có ai nhân dự án ngân hàng sự tiến bộ tước đi của bạn niềm thích thú được nằm trên bãi biển, được đi dạo chơi trong rừng, được xem một vở hài kịch, hoặc đi mua sắm ở một chợ trời. Nhưng kinh nghiệm ban đầu, nhưng ngay từ khi chúng ta bước chân đứng vào hàng là chúng ta luôn suy nghĩ tìm cách để tránh phải xếp hàng lần sau. Nhân loại đã đạt được biết bao nhiêu tiến bộ bởi vì người ta luôn luôn tìm cách sáng tạo ra những công cụ tốt hơn. Các công cụ cầm tay đẩy nhanh tiến độ công việc và giảm bớt sức lao động nặng nhọc của con người: cái cày và chiếc bánh xe, cái cần cẩu và chiếc xe ủi, tăng sức lực làm việc của những người sử dụng nó. Các công cụ thông tin là vật trung gian tượng trưng, chúng mở rộng trí thức hơn và tăng cường cơ bắp của những người sử dụng chúng. Bạn đang thu nhận kinh nghiệm trung gian trong khi đọc cuốn sách này: Chúng ta thực hiện không ở trong cùng một căn phòng, nhưng bạn vẫn có thể nhận biết tôi đang suy nghĩ gì. Hiện nay, có biết bao công việc đang cần có sự quyết định và kiến thức, và vì vậy các các công cụ thông tin đã và sẽ tiếp tục là trung tâm điểm của những nhà phát minh. Cũng giống như bất cứ một nội dung văn bản nào đều có thể được thể hiện bằng cách sắp xếp các chữ lại với nhau, các công cụ này cho phép tất cả các loại thông tin được thể hiện dưới dạng số, theo mô hình xung điện mà máy điện toán dễ dàng thính ứng. Ngày nay, thế giới đã có trên 100 triệu máy điện toán sử dụng với mục đích là để sử lý thông tin. Chúng ta giúp chúng ta trong việc lưu trữ và truyền các thông tin được thể hiện dưới dạng số một cách dễ dàng hơn nhiều, nhưng trong tương lai không xa, chúng ta sẽ giúp chúng ta thâm nhập vào hầu như bất cứ nguồn thông tin nào trên thế giới. Tại Mỹ, việc nối tất cả máy điện toán lại với nhau đã được sánh ngang với một công trình đồ sộ khác: đó là công trình hệ thống các xa lộ liên tỉnh bắt đầu từ thời Eisenhower. Đó cũng là lý do giải thích vì sao mạng lưới mới này lại mang cái tên “siêu xa lộ thông tin”. Tên gọi này đã được đại chúng hoá bởi cựu Thượng nghị sĩ Al Gore (hiện nay là Phó Tổng Thống Hoa Kỳ)- mà thân phụ ông là người bảo trợ cho bộ luật 1956 về Dự án các công trình xa lộ. Dù vậy, ẩn nghĩa các từ xa lộ vẫn chưa thật hoàn toàn đúng. Nó gợi lên trong trí bạn cảnh vật và địa lý của một vùng nào đó, một khoảng cách giữa hai điểm mà bạn phải đi qua. Nhưng thực ra, một trong những khía cạnh nổi bật của công nghệ thông tin liên lạc mới này là nó triệt tiêu khoảng cách. người mà bạn liên lạc, dù ở ngay căn phòng bên cạnh, hay ở một châu lục khác, đều không thành vấn đề, bởi mạng lưới trung gian cao này không bị cản trở bởi chiều dài tính bằng dặm hay cây số. Từ “xa lộ”cũng còn gợi lên một ý là mọi người đều đang đi trên cung một con đường. Mạng lưới mới này, đúng hơn là nó giống như hàng loạt các con đường, nơi mọi người có thể làm bất cứ điều gì thích hợp với suy nghĩ của anh ta.Một ý khác mà từ xa lộ gợi lên là nó phải do chính phủ xây dựng lên, và tôi nghĩ điều đó không đúng tai hầu hết các nước trên thế giới. Nhưng thực chất của ẩn dụ đó là nó nhấn mạnh đến hạ tầng cơ sở của công trình chứ không phải là những ứng dụng của công trình. Tại hãng Microsoft, chúng tôi dùng nhóm từ “thông tin ngay ở trên đầu ngón tay của bạn”, nhóm từ đó nhấn mạnh ý nghĩa về lợi ích nhiều hơn là mạng lưới. Một từ mang nghĩa ẩn dụ khác mà tôi nghĩ là nó gần gũi hơn để mưu tả hàng loạt các hoạt động sắp sửa diễn ra, đó là nhóm từ thị trường tổng hợp. Thị trường, nơi diễn ra các hoạt động buôn bán thượng vàng hạ cám, chủ yếu dành cho xã hội loài người, và tôi tin rằng thị trường mới này cuối cùng sẽ trở thành trung tâm bách hoá thế giới. Nó sẽ là nơi chúng ta sẽ mua, bán, đầu tư, mặc cả, tranh luận, gặp gỡ, và dạo chơi. Khi bạn chỉ nghe nhóm từ “xa lộ thông tin”chứ không nhìn thấy con đường, bạn hình dung ra một nơi họp trợ hoặc một nơi trao đổi hàng hoá. hãy hình dung về sự ồn ào, náo nhiệt của thị trường chứng khoáng New York hoặc một cái trợ của nông dân, hay một hiệu sách đông người, tất cả đang tìm kiếm thông tin có ích cho mình. Tất cả mọi trạng thái hoạt động của con người, từ các thương vụ hàng tỷ đô la tới các vụ ve vãn, tán tỉnh lẫn nhau đều diễn ra trên xa lộ. Nhiều thương vụ liên quan đến tiền bạc được thanh toán bằng tiền dưới dạng số chứ không phải bằng tiền tệ thật. Thông tin dạng số của tất cả mọi thứ, không phải chí có tiền, sẽ thông qua sự trao đôi trung gian mới của thị trường này. Thị trường thông tin toàn cầu sẽ là một công trình khổng lồ và sẽ kết hợp tất cả các phương tiện khác nhau. trên bình diện thực tế, công trình đó sẽ giúp cho bạn có sự lựa chọn rộng rãi đối với tất cả mọi thứ, bao gồm cả việc bạn kiếm sống và đầu tư như thế nào, bạn sẽ mua sắm những gì và bạn sẽ phải trả bao nhiêu cho những thứ đó, bạn của bạn sẽ là những ai và bạn sẽ sử dụng bao nhiêu thời gian cho bè bạn, và đâu sẽ là nơi an toàn để cho bạn và gia đình bạn sống. Môi trường làm việc của bạn và ý nghĩa của bạn về điều gọi là “được giáo dục” cũng sẽ thay đổi gần như không nhận thấy được. Ý thức về tính đồng nhất, về bạn là ai và bạn thuộc về đâu, sẽ được mở rộng ra đáng kể. Tóm lại,hầu như tất cả mọi việc rồi sẽ được thực hiện khác đi. tôi không mong đợi những điều đó sẽ sảy ra trong nay mai, và tôi hiện đang làm tất cả những gì có thể được để thúc đẩy cho quá trình đó xảy ra. Bạn không chắc là bạn sẽ tin vào điều này? Hay bạn muốn tin vào nó? Có lẽ bạn sẽ từ chối tham gia.Người ta nói chung, thường làm những việc khi có một vài công nghệ mới đe doạ sẽ thay đổi những gì họ đã quen thuộc và cảm thấy thoải mái với chúng. Trước hết, xe đạp, một vật đã xuất hiện kỳ cục; xe hơi, một kẻ sâm nhập quá ồn ào; máy tính bờ túi, một mối đe doạ việc học toán học; và radio, sự kết thúc của quá trình đọc viết. Nhưng rồi qua thời gian, những máy móc đó đi vào trong đời sống hàng ngày của bạn, bới chúng mang tới sự tiện lợi và tiết kiệm sức lao động, và chúng cũng đồng thời khuyến khích bạn đi vào những đỉnh cao sáng tạo mới. Chúng ta hoan nghênh đón mừng chúng. Chúng nhận được sự tin cậy và có mặt bên cạnh các công cụ khác của chúng ta. Một thế hệ mới trưởng thành cùng với chúng, thay đổi và nhân tính hoá chúng. Tóm lại, chơi cùng với chúng. Điện thoại là một bước tiến lớn lao trong thông tin hai chiều. Nhưng lúc mới ra đời, nó bị lên án là vật gây phiền toái. người ta cảm thấy khó chịu, cảm thấy bất tiện với kẻ thâm nhập mới vào trong gia đình họ. Dù vậy, dần dà con ngươi nhận ra rằng họ chẳng những có thêm một công cụ mới và họ còn học được cách liên lạc mới. Một câu chuyện phếm trên điện thoại không được lâu hoặc trang trọng bằng một cuộc đàm thoại trực diện. ngoài chuyện chưa quen ra, đối với nhiều người, nó là công cụ không hữu hiệu. Trước khi điện thoại ra đời, muốn thực hiện bất cứ một cuộc nói chuyện nào, người ta phải mất chọn một buổi chiều hoặc một buổi tối để đi thăm và có thể là một bữa cơm nữa. Một khi điện thoại có mặt ở hầu khắp các trụ sở làm việc và gia đình, người ta sáng tạo cách để tận dụng đặt tính độc nhất vô nhị của phương tiện liên lạc này. và khi điều đó phát triển dộng ra, các cách thể hiện đặc biệt của nó, các mánh khoé,các nghi thức văn hoá của nó phát triển theo. Trong khi tôi đang viết quyển sách này, một hình thức liên lạc mới-thư điện từ còn gọi là E-Mail- đang diễn ra theo quá trình tương tự: thiết lập nên các qui chế và tập tục riêng của nó. Antoine de Saint-Exupesry, một phi công đồng thời là nhà văn người pháp, viết trong cuốn hồi ký Gió, cát và các vì tinh tú, vào năm 1939, dần dà, chiếc máy điện thoại sẽ trở thành một phần trong cuộc sống của nhân loại. Ông viết về cách thức con người phản ứng trước kỹ thuật mới, và sử dụng cách đón chào chậm chạp của đại chúng đối với công trình đường xe lửa hồi thế kỷ thứ XIX làm ví dụ. Ông mô tả dân chúng đã từng ca thán những đầu máy xe lửa sơ khai phun khói mù mịt với tiếng động cơ thét gào như những con quỷ sắt. rồi khi nhiều đường day được nắp đặt, các thị trấn bắt đầu xây dựng các trạm xe lửa. Hàng hoá và các dịch vụ đã phát triển theo. Nhiều việc làm thích thú bắt đầu từ đó. Xuất hiện một nên văn hoá phát triển theo hình thái độ khinh miệt đi tới chỗ công nhận nó. cái công cụ mà trước đây bị coi là con quái vật thì lúc này đã trở thành một phương tiện chuyên trở tốt nhất, mạnh nhất, phục vụ cho đời sống hàng ngày của họ. Một lần nữa sự thay đổi trong nhận thức của chúng ta được phản ảnh trong ngô ngữ chúng ta sử dụng. Hồi đó, chúng ta gọi xe lửa là “con quỷ sắt”. Và Saint-Exsupery đặt câu hỏi: “vậy thì ngày nay người dân quê gọi xe lửa là gì nếu không phải là một anh bạn hiền lành cứ đúng 6 giờ chiều mỗi ngày là chạy ngang qua nhà mình?” Vài nét về cuốn sách: Năm 1995, Gates cùng với Nathan Myhrvold, kỹ sư trưởng của Microsoft và Peter Rinearson, trước cuốn The Road Ahead (đã được dịch sang tiếng Việt với tựa đề Con đường phía trước) trình bày quan điểm về sự dẫn dắt xã hội bởi công nghệ thông tin. Được phát hành tại Hoa Kỳ bởi nhà xuất bản Viking, tác phẩm này lọt vào danh sách các sách bán chạy nhất (BestSeller) trên tờ New York Times trong tổng cộng 18 tuần lễ (trong đó nó dữ vị trí số một suốt bảy tuần lễ liên tục). Ngoài ra còn được xuất bản tại hơn 20 cuốc gia trong đó riêng Trung Quốc đã bán được hơn 40 vạn bản. Năm 1996, trong khi triển khai lại hình ảnh Microsoft trên Internet, Gates đã hiệu đính trọn vẹn tác phẩm này để có thể phản ánh quan điểm của anh về mạng tương tác, coi đó là cột mốc quan trọng trong lịch sử loài người. Kỳ tái bản này lại là một thành công khác nữa. Gates đã hiến tặng toàn bộ lợi nhuận từ cuốn sách cho quỹ phi lợi nhuận nhằm giúp các giáo viên trên khắp thế giới đưa máy tính vào lớp học của mình. Trong cuốn sách, ông viết một cách tin tưởng rằng mạng cơ sở hạ tầng số sẽ được xây dựng kể cả mất đến 20 năm mới trở thành hiện thực. Số đông người nghi ngờ những viễn cảnh tốt đẹp sẽ có trong tương lai nhưng trong cuốn sách Gates khẳng định hy vọng đó là có thật và ông cố phác ra một cách cụ thể làm thế nào các cơ hội của chúng ta trong tương lai có thể mở rộng được. Đối với những người sợ những thay đổi từ những biến chuyển quan trọng, ông đảm bảo là dù những sự trục trặc trong công việc thực tế sẽ xẩy ra, kết quả chủ yếu của những rối loạn này sẽ làm cho người dân giàu có hơn, được giáo dục kỹ càng hơn và có quyền hành hơn. Một số người có thể không đồng ý với những điều ông viết trong sách và điều đó cũng rất bình thường đối với Gates, vì ông hy vọng sẽ có những cuộc bàn luận hữu ích về việc làm sao chúng ta có thể lèo lái được tương lai qua những hiểm hoạ không lường trước được. Làm thế nào mà Microsoft có thể tránh được kết cục lỗi thời như các công ty máy tính khác trong giai đoạn kế tiếp ? Microsoft tiến hành hàng loạt các giải pháp khi có sự cố, lôi theo tài năng và đem ảnh hưởng sức mạnh của công ty mình ra thị trường khiến thị trường chấp nhận những sản phẩm mới để người sử dụng có những hệ điều hành và ứng dụng mới. Chương 1: Lần đầu tiên, khi còn là một thiếu niên, tôi đã trải qua sự phấn khích đặc biệt khi tôi hiểu ra rằng những chiếc máy điện toán kia rồi đây giá rẻ và máy sẽ mạnh hơn rất nhiều. Chiếc máy điện toán mà tôi đã chơi trò chơi tic-toe vào năm 1968 và hầu hết các máy điện toán thời đó là những máy chính; những con quái vật khó tính đó được đặt trong các hộp bảo vệ không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Sau khi chúng tôi sử dụng hết số tiền do Mothers Club cung cấp, Paul Allen, người bạn học của tôi thời đó và sau này đã cùng tôi thành lập ra Hãng Microsoft, và tôi đã sử dụng rất nhiều thời gian để tiếp cận với máy điện toán. Những máy điện toán thời đó hoạt động rất kém so với tiêu chuẩn máy điện toán hiện nay, nhưng chúng lại là nỗi kinh hoàng đối với chúng tôi bởi vì chúng thật to lớn, phức tạp và rất đắt, giá mỗi chiếc tới hàng triệu Mỹ kim. Người ta nối chúng bằng sợi dây điện thoại với thiết bị đầu ra là loại máy teletyp để cho nhiều người ở nhiều noi khác nhau có thể dùng chung được. Còn máy điện toán thuê giờ thì rất đắt. Khi tôi còn học trung học, giá thuê giờ loại máy trên là 40 Mỹ kim. Điều đó bây giờ nghe có vẻ kỳ quặc vì khi mà hiện nay có một số người có hơn một máy và không họ nghĩ rằng anh ta để đó bạn cũng có thể sắm riêng một máy được. Nếu bạn có 18.000 Mỹ kim ,Hãng Digital Equipment (DEC) sẽ bán cho bạn một máy PDP-8. Mặc dù người ta gọi là ” máy điện toán mini” nhưng nó rất lớn so với máy ngày nay. Người ta phải đặt nó trên một giá đỡ chiều ngang O,6 m và chiều cao 2 m, nặng tới 120kg. Có một thời chúng tôi có một cái, và tôi nghịch nó suốt ngày. Chiếc PDP-8 rất bị hạn chế so với chiếc máy chính mà chúng tôi có thể liên lạc được bằng điên thoại, thực ra, khả năng tính của nó còn kém hơn vài loại đồng hồ đeo tay hiện nay. Nhưng nó có thể lập trình giống như máy lớn, loại rất đắt tiền, bằng cách chỉ thị cho phần mềm. Mặc dù có những hạn chế, chiếc máy PDP-8 khơi dậy trong chúng tôi niềm mơ ước rằng rồi đây hàng triệu người sẽ có thể sắm được máy điện toán. Cứ mỗi một năm trôi qua, tôi lại càng tin chắc rằng máy điện toán nhất định sẽ rẻ hơn nhiều và sẽ rất phổ biến. Tôi chắc chắn rằng một trong những lý do khiến tôi quyết tâm phát triển máy điện toán cá nhân lúc đò là tôi muốn có riêng cho mình một chiếc. Vào thời đó, phần mềm, cũng giống như phần cứng, đều rất đắt. Người ta phải viết cho mỗi loại máy. Và hễ mỗi lần phần cứng của máy điện toán thay đổi, và việc đó rất thường xảy ra, thì lại phải tốn rất nhiều thời gian để viết lại phần mềm khác. Một số hãng sản xuất máy điện toán có cung cấp khối lập trình phần mềm chuẩn kèm theo máy, nhưng hầu hết các phần mềm đều chỉ dược viết để giải quyết nhưng vấn đề riêng cho một số hãng buôn. Cũng có một vài phần mềm đa dụng, nhưng có rất ít phần mềm kết hợp mà bạn có thể mua đứt được. Một trong những chưong trình tôi đã viết là chưong trình về xếp lớp của học sinh. Tôi đã bí mật cài vào đó một vài lệnh và việc đó khiến tôi được xếp vào một lớp chỉ toàn là nữ sinh. Như tôi đã đề cập, thật khó lòng kéo tôi ra khỏi chiếc máy, nơi tôi có thể chứng minh một cách rỏ ràng về những thành công của mình. Tôi đã nghiện nó rồi. Lúc đó, Paul hiểu biết về phần cứng nhiều hơn tôi. Vào một ngày he năm 1972, khi tôi mới 16 và Paul 18 tuổi, Paul đưa cho tôi bài báo dài cả trang 143 của tạp chí Electronics. Bài báo viết rằng một công ty còn non trẻ, tên Intel, đã cho ra đời một nhip vi xử lý với tên gọi 8008. Chíp vi xử lý đơn giản nhưng nó chứa toàn bộ não của một máy điện toán Paul và tôi nhận thấy rằng bộ vi xử lý đầu tiên này còn rất hạn chế, nhưng Paul chắc chắn rằng sẽ có thể làm cho chúng mạnh hơn và máy điện toán sử dụng một chip sẽ được cải tiến nhanh chóng. Người ta coi chiếc máy 8008 như là một gánh nặng, cứ phải lặp di lặp lại các nhiệm vụ đơn giản một cách rất nhàm chán. Loại này được sử dụng rất phổ biến trong thang máy và máy tính bờ túi. Nói cách khác, một bộ vi xử lý giản đơn được gắn vào một ứng dụng,như các nút điều khiển trong thang máy, chỉ là một công cụ đơn, một cái trống hay một cái còi, trong tay của một nhạc sĩ nghiệp dư; tốt cho nhịp điệu cơ bản hoặc cho những hoà âm không phức tạp. Tuy nhiên, một bộ vi xử lý mạnh với những ngôn ngữ lập trình thích hợp giống như một dàn nhạc hoàn hảo. Với một phần mềm đúng, cũng như với một dàn nhạc hay, nó có thể chơi tất cả các thể loại. Paul và tôi tự hỏi chúng tôi phải lập trình như thế nào để cho máy 8008 có thể thực hiện được, Paul điện thoại cho hãng Intel để hỏi xem họ có thể cung cấp cho chúng tôi một tài liệu hướng dẫn nào được không. Chúng tôi hơi ngạc nhiên khi nhận được tài liệu do họ gởi tới. Chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu. Trước đây, tôi đã lập một phiên bản (version) của BASIC để sử dụng trong máy PDP-8 của Hãng DEC, và hết sức phấn khởi khi nghĩ rằng tôi có thể làm như vậy cho mạch tổ hợp của Hãng Intel. Nhưng trong khi nghiên cứu tài liệu hướng dẫn của máy 8008, tôi nhận thấy rằng đó chỉ là việc làm vô ích. Chiếc máy 8OO8 chưa phải là loại máy tinh vi, nó không có đủ transistor. Tuy nhiên, chúng tôi đã hình dung ra cách sử dụng mạch tổ hợp nhờ đó để nâng công suất của những chiếc máy lên để chúng có thể phân tích số liệu thông tin về lưu lượng xe cộ lưu thông xe bằng cách trải một đoạn ống cao su ngang qua những quãng đường chọn trước. Khi một xe chạy qua ống cao su, nó đục một lỗ trên băng giấy đặt bên trong một hộp kim loại gắn ở một đầu ống. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể sử dụng máy 8008 để xử lý các băng giấy đó để in ra các dồ thị và các số liệu thống kê khác. Chúng tôi đặt tên cho công ty đầu tiên của chúng tôi là ” Traf-O-Data”. Vào thời đó, cái tên này nghe có vẻ thi vị lắm. Tôi viết rất nhiều phần mềm cho chiếc máy Traf-O-Data ngay trên xe buýt liên tỉnh trong các lần đi lại từ Seattle tới Pullman va Washington, và trong khi đó Paul vẫn tiếp tục học tại trường. Những mẫu thử đầu tiên hoạt động rất tốt, và chúng tôi hình dung rằng chúng tôi sẽ bán rất chạy loại máy mới của chúng tôi trên khắp đất nước. Chúng tôi sử dụng nó để xử lý các băng giấy về lưu lượng xe giao thông trên dường phố cho một vài khách hàng, nhưng không một ai thực sự muốn mua máy của chúng tôi, có lẽ chúng là sản phẩm của hai cậu nhóc. Mặc dù có thất vọng, chúng tôi vẫn vững tin vào tương lai, thậm chí nếu đó không phải là các phần cứng,thì chí ít chúng tôi cũng có thể làm được điều gì đó với bộ vi xử lý. Sau khi tôi vào học tại đại học Harvard vào năm 1973, Paul vẫn cố sử dụng chiếc Chrysler New Yorker cà tàng của anh để đi từ Washington xuyên qua nước Mỹ đến Boston, để lập trinh cho máy điện toán mini tại Honeywell. Anh thừong hay ghé qua Cambridge để tiếp tục trao đổi với tôi về kế hoạch tương lai. Mùa xuân năm 1974, tạp chí Electronics cho biết Hãng Intel cho ra đời mạch tổ hợp 8008 mới – có công suất mạch gấp mười lần mạch tổ hợp 8008 gắn trong máy Traf-O-Data. Máy 8008 không lớn hơn máy 8008 là mấy nhưng nó chứa nhiều hơn tới 2.700 transistor. Ngay lập tức, chúng tôi xem xét các bộ phận bên trong của một chiếc máy điện toán thực sự, với giá khoảng dưới 200 Mỹ kim. Chúng tôi bắt tay ngay vào việc soạn tài liệu.Tôi nói Paul ” Bây giờ thì hãng DEC sẽ không thể bán được chiếc máy PDP-8 nào nữa đâu ” Điều khá rõ ràng đối với chúng tôi là nếu mạch tổ hợp nhờ li ti đó lại có thể trở nên mạnh hơn rất nhiều lần thì sự cáo chung của những cỗ máy cồng kềnh kia đang đến. Tuy nhiên, các nhà sản xuất máy điện toán lại không nhận ra rằng chính bộ vi xử lý đó mới là mối đe doạ. Họ chỉ không thể hình dung được là một mạch tổ hợp nhỏ bé kia lại có thể tạo nên một máy điện toán “thật sự”. Thậm chí ngay cả các nhà khoa học của Intel cũng không thể nhìn thấy khả năng tiềm ẩn đầy đủ của nó. Đối với họ, chiếc máy 8008 không gì khác hơn là sự cải tiến trong công nghệ tổ hợp. Trong một thời gian ngắn, các nhà sản xuất máy điện toán đã đúng. Máy 8008 chỉ là một sự tiến bộ nhỏ nhoi. Nhưng Paul và tôi nhìn lại những hạn chế của mạch tổ hợp mới đó và hình dung ra một loại máy điện toán khác hoàn toàn mang tính riêng tư, có khả năng sắm được và có thể thích nghi được. Điều đó đã hết sức rõ ràng đối với chúng tôi bởi vì các mạch tổ hợp mới đó rẻ đến mức rồi chúng sẽ có mặt ở khắp nơi. Phần cứng của máy điện toán, có một thời rất hiếm, rồi đây cũng sẽ có mặt khắp nơi, và giá thuê máy điện toán sẽ không còn quá đắt như trứơc nữa. Chúng tôi nghĩ rằng người ta sẽ áp dụng mọi ứng dụng mới vào máy điện toán nếu như nó không quá đắt như vậy. Rồi đây, phần mềm sẽ là chìa khoá để khai thác mọi khả năng tiềm tàng của những máy này. Paul và tôi suy đoán rằng các công ty Nhật và IBM chắc sẽ nắm phần sản xuất hầu hết phần cứng. Chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ đi lên với những phần mềm đầy sáng tạo và mới mẻ. Và tại sao lại không chứ ? Bộ vi xử lý sẽ thay đổi cơ cấu của nền công nghiệp. Và có thể hai chúng tôi tìm được một chỗ đứng trong đó. Đề tài này cũng là đề tài chung của các trường đại học. Bạn có tất cả mọi loại kinh nghiệm mới, và ước mơ hiện tại ấp ủ cho những ước mơ về tương lai. Lúc bấy giờ chúng tôi còn trẻ và nghĩ rằng chúng tôi còn đủ thời gian. Tôi đăng ký học thêm một năm nữa tại trường đại học Harvard, và luôn suy nghĩ tìm cách để cho ra đời công ty sản xuất phần mềm của chúng tôi. Chúng tôi đề ra một kế hoạch khá đơn giản. Từ phòng ngủ của tôi tại ký túc xá, chúng tôi gởi đơn tới tất cả các công ty máy điện toán lớn, xin được viết phiên bản BASIC cho mạch tổ hợp Intel mới,nhưng không một nơi nào trả lời. Đến tháng 12, chúng tôi cảm thấy khá thất vọng. Tôi dự định sẽ trở về Seattle nghỉ phép, và Paul vẫn sống ở Boston. Vào một buổi sáng, với cái lạnh buốt tận xương của vùng Massachusetts, vài hôm trước khi tôi rời khu vực này, Paul và tôi đang lang thang quanh quầy báo tại Quảng trừong Harvard và Paul họ hững cầm lên tạp chí Popular Electronics số tháng Giêng Đây chính là khoảnh khắc tôi đã miêu tả ở phần mở đầu Lời Tựa của quyển sách này. Chính nó đã biến ươc mơ của chúng tôi về tương lai thành hiện thực. Trên trang bìa của tạp chí là một bức ảnh chụp một máy điện toán rất nhọ, không lớn hơn chiếc lò nứong bánh mì điểm tâm là mấy. Nó có một cái tên có vẻ trang trọng hơn cái tên Traf-O-Data của chúng tôi; Máy điện toán Altair 88OO. ( Altair là đích đến trong bộ phim khoa học giả tưởng nhiều tập Star Trek). Máy không có màn hình và cũng chẳng có bàn phim. Nó có 16 nút bấm đề ra lệnh trực tiếp nhấp nháy được,và tất cả chỉ có thế. Một phần của vấn đề là máy Altair 8800 thiếu phần mềm. Và người ta không thể lập trình cho nó được, và việc đó khiến cho nó trở thành một vật Nhưng cái mà máy Altair có lại là chíp vi xử lý của máy Intel 8080 được dùng như bộ não của máy. Khi chúng tôi nhìn thấy nó, chúng tôi hoang mang thực sự. ” Ôi ; Nó đã ra đời mà chúng tôi không được góp phần ; Người ta viết phần mềm thực sự cho tổ hợp rồi.” Tôi đã đoán chắc là nó sẽ xảy ra sớm hơn và tôi đã muón được tham gia ngay vào thời kỳ đầu. Cơ hội để được tham gia ngay vào các giai đoạn đầu của cuộc cách mạng máy điện toán cá nhân là cơ hội ngàn năm có một, nên tôi đã chớp lấy. Hai mươi năm sau, tôi cũng suy nghĩ giống như vậy về những gì diễn ra hiện nay. Lúc đó, tôi no sợ rằng người khác cũng sẽ có phiên bản giống như tôi đã làm; ngày nay, tôi biết đang có hàng ngàn người làm như vậy. Cái di sản của cuộc cách mạng trước đây là 50 triệu máy điện toán cá nhân đã được bán ra hàng năm trên toàn thế giới,và vận hội đó đã được lập lại trong nghành công nghiệp máy điện toán. Đã có biết bao người thắng và kẻ thua.Lần này, có không biết bao nhiêu công ty đang cố lao vào thật sớm trong khi sự thay đổi đang diễn ra hàng ngày và có không biết cơ man nào là cơ hội. Khi nhìn lại khoảng thời gian 20 năm trước đây, rõ ràng một số đông công ty đã vội vàng lao mình vào cuộc đến mức họ không kịp thích ứng và thua thiệt là chuyện hiển nhiên. Rồi đây, hai mươi năm sau nữa, khi chúng ta nhìn lại thời kỳ này, chúng ta cũng sẽ thấy một dạng tương tự như vậy xảy ra. Tôi biết, trong khi tôi viết điều này, đang có ít ra là một thanh niên sẽ lập một công ty mới rất lớn, tin tưởng vào tấm nhìn sâu rộng của anh ta vào cuộc cách mạng thông tin này là đúng. Hàng ngàn công ty sẽ được thành lập để khai thác những đổi thay sắp tới này. Năm 1975, Paul và tôi đã quyết định một cách ngây thơ rằng chúng tôi sẽ cho ra đời một công ty, chúng tôi đang hành động giống như những nhân vật trong chuyện phim của Judy Garland và Mickey Rooney, những người đã reo mừng :” Chúng tôi sẽ trình diễn ngay tại các chuồng gia súc ” Không còn thời gian để mà lãng phí nữa. Công trình đầu tiên của chúng tôi lúc đó là tạo ra ngôn ngữ BASIC cho chiếc máy điện toán xinh xinh của chúng tôi. Chúng tôi đã nhét quá nhiều thứ vào trong bộ nhớ nhờ của chiếc máy. Chiếc Altair chỉ có khoảng 4.000 ký tự nhớ. Ngày nay, hầu hết máy điện toán cá nhân có từ 4 đến 8 triệu ký tự nhớ. Nhiệm vụ của chung tôi lúc đó càng trở nên phức tạp hơn vì chúng tôi thực sự không có trong tay một chiếc Altair nào, và cũng chưa bao giờ được nhìn thấy nó. Nhưng việc đó không thành vấn đề vì những gì chúng tôi quan tâm tới là chip vi xử lý 8080 mới của Intel và chúng tôi cũng chưa bao giờ được nhìn thấy nó. Không họ nản lòng, Paul nghiên cứu tài liệu để tạo mạch tổ hợp, và sau đó viết một chưong trình giúp cho chiếc máy lớn tại Harvard có thể bắt chước chiếc máy Altair nhỏ nhắn kia. Việc đó chẳng khác nào đưa toàn bộ một dàn nhạc hoàn chỉnh ra chỉ để chơi một bản song tấu đơn giản. Ấy thế mà lại thành công. Để viết được những phần mềm tốt, đòi hỏi người viết phải tập trung tư tưởng, và viết ngôn ngữ BASIC cho máy Altair cũng là công việc khá đau đầu Khi suy nghĩ, tôi thường phải đi tới đi lui trong phòng bởi nó giúp tôi tập trung được suy nghĩ vào một vấn đề duy nhất và tránh bị phân tán tư tưởng. Tôi nhốt mình trong phong ngủ trong suốt mùa đông năm 1975. Paul và tôi không ngủ nhiều và không còn biết ngày hay đêm nữa. Khi tôi thực sự buồn ngủ, nơi tôi ngủ thường là bàn làm việc hay sàn nhà. Có một số ngày chúng tôi không ăn và cũng không họ gặp mặt một ngưòi nào cả. Nhưng sau 5 tuần. Rất đúng lúc và chúng tôi đặt tên cho công ty là ” Microsoft”. Chúng tôi biết rằng thành lập một công ty có nghĩa là chấp nhận sự hy sinh. Nhưng đồng thời chúng tôi cũng nhận ra rằng hoặc chúng tôi thành lập công ty vào lúc đó hoặc sẽ không bao giờ nữa. Vào mùa xuân năm 1975, Paul từ bỏ nghề lập trình và tôi cũng quyết định nghỉ phép. Tôi đưa vấn đề này ra bàn với Ba má tôi, cả hai người đều khá hiểu biết về kinh doanh, Ba má tôi đều hiểu rằng tôi rất muốn thành lập công ty sản xuất phần mềm và Ba má tôi đã ủng hộ ý định đó. Kế hoạch của tôi là nghỉ học để tập trung thời gian thành lập công ty rồi sau đó sẽ trở lại trường để hoàn tất chương trình. Tôi chỉ muốn nghỉ phép dài hạn. Không giống như một số sinh viên khác, tôi yêu mến trường đại học. Tôi từng nghĩ rằng thật là vui thích khi được cùng ngồi bàn chuyện với biết bao những con ngưòi thông minh cùng lứa tuổi. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng cánh cửa mở để thành lập một công ty phần mềm có thể không bao giờ trở lại. Vì thế cho nên tôi lao vào thế giới kinh doanh khi tôi chỉ mới 19 tuổi đầu. Người ta thường yêu cầu tôi giải thích sự thành công của Hãng Microsoft. Họ muốn biết bí quyết nào đã đưa công ty từ chỗ chỉ có hai người thành một cong ty có trên 17.000 nhân viên với doanh số bán ra hàng năm trên 6 tỷ. Tất nhiên, câu trả lời không đơn giản chút nào, và sự may mắn có vai trò của nó trong đó, nhưng tôi nghĩ rằng yếu tố quan trọng nhất là tầm nhìn ban đầu của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng máy điện toán rồi sẽ có mặt ở khắp nơi vì giá rẻ và phần mềm mới có nhiều lợi thế hơn. Chúng tôi mở của hiệu bán máy điện toán để thử vận may, và sản xuất phần mềm để bán trong khi chưa một người nào làm như vậy. Nhờ tầm nhìn ban đầu của chúng tôi đúng giúp cho mọi việc về sau dễ dàng hơn, Chúng tôi vào cuộc đúng nơi và đúng lúc. Chúng tôi đên đích trứoc, và những thành công ban đầu tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thu hút nhân tài. Chúng tôi thiết lập mạng lưới bán hang trên toàn thế giới,và sử dụng lợi tức để đầu tư vào viêc nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới. Ngay từ đầu,chúng tôi đi đúng hướng. Bây giờ, chúng tôi có cả một chân trời mới, và một câu hỏi mới nảy sinh “Điều gì sẽ xảy ra nếu như việc thông tin liên lạc rồi đây sẽ là việc gần như không tốn tiền ?” Để nghĩ về sự nối mạng tất cả các máy của gia đình và cơ quan vào trong một mạnglưới có tốc độ cao đã và đang châm ngòi trí tưởng tượng của dân tộc này mà từ khi có chương trình không gian chưa có gì có thể khơi dậy như thế. Và không chỉ có dân tộc này, trí tưởng tượng của các dân tộc khác trên toàn thế giới rồi sẽ bừng lên. Hàng ngàn công ty sẽ có tầm nhìn như vậy, và từng cá nhân cũng thế, hiểu được những bước đi ban đầu, và việc thực hiện sẽ xác định thành công của họ. Tôi dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ về kinh doanh bởi tôi rất yêu thích công việc tôi làm. Ngày nay, phần lớn suy nghĩ của tôi đều dồn vào cho xa lộ. Hai mươi năm trước đây, khi tôi nghĩ về tương lai của vi chip của máy điện toán cá nhân, tôi cũng không biết chắc rồi nó sẽ dẵn dắt tôi đi đến đâu .Tuy nhiên,tôi vẵn kiên trì theo hướng đã chọn, và tin tưởng rằng chúng tôi đang đi đúng hướng chúng tôi cần đến khi mọi việc ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Hiện nay, trước mắt tôi còn nhiều bất trăc, song tôi vẫn giữ niềm tin như thủa nào. Thật khá căng thẳng thằn kinh nhưng cũng thật là thích thú. Hầu hết mọi người cũng như mọi công ty đang đánh cuộc với tương lai của họ bằng cách xây dựng những nhân tố để biến xa lộ thông tin thành hiện thực. Tại hãng Microsoft, chúng tôi tích cực làm việc để hình dung ra cách làm thế nào để có thể bắt đấu từ vị trí chung stôi đang đứng hiện nay, đi đến điểm chúng tôi có thể phát huy tất cả tiềm năng của những tiến bộ mới của kỹ thuật. Lúc này là thời điểm đầy hứng thú, chẳng những cho các công ty có liên quan mà còn đối với tất cả những ai nhận thức được những lợi ích của cuộc cách mạng này. (Còn tiếp)
|