Home Đời Sống Tài Liệu Những Rau Quả Có thể Chữa Bệnh

Những Rau Quả Có thể Chữa Bệnh PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Năm, 23 Tháng 9 Năm 2010 14:41

Sưu tầm trên net

Trái Hồng - vị thuốc quý .

Hồng là loài cây ăn trái được trồng ở nhiều vùng nước ta. Quả hồng thường được chia thành "hồng ngọt" và "hồng chát" (còn gọi là "hồng ngâm").

Nhiều bộ phận của quả hồng cũng như cây hồng có thể dùng làm thuốc".

Phấn ở quả hồng (thị sương) có công hiệu thanh nhiệt, nhuận táo, tan đờm giảm ho, là vị thuốc tốt dùng chữa viêm niêm mạc miệng lưỡi, viêm rát họng, ho do phế nhiệt.

Núm cuống quả hồng còn gọi là tai hồng hay thị đế có tác dụng giáng khí, trị nôn, ợ hơi. Thuốc Đông y có bài "Thị đế thang", "Thị đế tán" nổi tiếng chữa nôn ợ, hơi thở nóng... khá hiệu nghiệm.

Lá hồng có tác dụng hạ huyết áp, cầm máu, diệt khuẩn tiêu viêm, kéo dài tuổi thọ. Uống trà lá hồng lâu ngày sẽ làm cho mạch máu mềm đi, chữa xơ cứng động mạch và trị mất ngủ.

Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể từ quả hồng và cây hồng:

- Tăng huyết áp: Lấy quả hồng tươi ép lấy nước (thị tất), hoà với sữa hoặc nước cơm uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần nửa chén. Có tác dụng dự phòng "trúng phong" (tai biến mạch máu não) do tăng huyết áp.

- Chứng ưa chảy máu (hemophilia - huyết hữu bệnh): hồng khô 30g, ngó sen 30g, hoa kinh giới 15g, đem sắc uống. Khi uống hoà thêm 10ml mật ong, mỗi ngày 1 thang, liên tục trong 15 ngày (một liệu trình), nghỉ vài ngày rồi lại uống tiếp liệu trình khác cho tới khi khỏi.

- Chữa tiểu tiện ra máu: Lấy thị đế (tai hồng) đem thiêu tồn tính (rang to lửa hoặc đốt cho đến khi mặt ngoài cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu), sau đó nghiền mịn, cất đi dùng dần. Ngày uống 2 lần vào lúc đói bụng, mỗi lần 6g, chiêu bột thuốc bằng nước cơm hoặc cháo loãng.
- Trĩ nội, đại tiện xuất huyết: Lấy quả hồng khô 12g, sắc uống hoặc nấu cháo ăn ngày 2 lần. Cũng có thể lấy quả hồng khô, rang vàng, tán mịn, uống ngày 3 lần, mỗi lần 6g.

- Chữa các loại xuất huyết bên trong (chảy máu dạ dày, ho ra máu do lao, trĩ nội...): Lấy lá hồng rụng mùa thu rửa sạch, phơi khô, nghiền mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.

- Chữa ban xuất huyết do giảm tiểu cầu: Cũng lấy lá hồng rụng mùa thu rửa sạch, phơi khô, nghiền mịn, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 3g, liên tục trong 1 tháng.

- Chữa nấc: Lấy cuống quả hồng 3 - 5 cái, thêm 5 lát gừng sắc uống. Nếu thêm khoảng 5 - 6g đinh hương càng tốt.

- Kiết lỵ, viêm ruột: Lấy hồng khô thái nhỏ, phơi khô, sao vàng rồi tán thành bột mịn để uống dần, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, chiêu bằng nước đun sôi.

- Lưỡi, môi lở loét: Lấy thị sương 10g, bạc hà 5g, hai thứ trộn lẫn với nhau đem nghiền mịn, bôi vào chỗ môi bị lở, rất mau khỏi. Hoặc chỉ cần lấy thị sương ngày bôi 3 lần vào chỗ bị lở, vài ngày cũng sẽ khỏi.

- Da bị dị ứng: Quả hồng còn xanh 500g, giã nát, thêm 1.500ml nước vào trộn đều, phơi nắng 7 ngày, bỏ bã, phơi tiếp trong 3 ngày nữa rót vào lọ dùng dần, hàng ngày lấy bông thấm thuốc bôi vào chỗ da bị dị ứng 3 - 4 lần.

- Thổ huyết, ho khạc ra máu: Hồng sấy khô, tán bột, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 3g.

- Viêm da lở loét: Vỏ quả hồng 50g, đốt toàn tính, tán nhỏ, trộn với mỡ lợn bôi.

- Tránh thụ thai: Núm cuống quả hồng 50g sấy khô, tán nhỏ, chia đều thành 6 gói, trước và sau khi hành kinh uống 1 lần, mỗi lần 1 gói, liền trong 3 chu kỳ.

Quả hồng tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Theo kinh nghiệm của đông y, người tỳ vị hư hàn, có đàm thấp bên trong, tiêu chảy, đang bị cảm lạnh không được ăn hồng; sau bữa ăn có món tôm và cua không nên ăn hồng; ăn ngay một lúc quá nhiều hồng có thể dẫn tới đau trướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy... Đặc biệt, khi đói bụng không nên ăn quá nhiều hồng, nhất là hồng chưa thật chín và ăn cả vỏ. Bởi vì khi vào dạ dày một số thành phần trong quả hồng có thể kết hợp với dịch vị tạo thành những chất kết tủa không tan; lúc đầu chỉ nhỏ như hạt mơ dần dần có thể to như nắm tay, gọi là "thị thạch" (sỏi hồng ) .

Sưu Tầm : Cây mật gấu trị ung thư

Cây mật gấu thuộc họ hoàng liên gai. Gỗ của thân và rễ có màu vàng nhạt, vị rất đắng như mật gấu, vì vậy mới có tên là cây mật gấu.

Theo Đông y, cây mật gấu có vị đắng tính mát, vào 4 kinh: phế, vị, can, thận có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm se. Người ta thường dùng 8 - 12 rễ hoặc thân cây sắc uống chữa ăn uống không tiêu, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt.

Dùng lá hay quả (8 - 12g) sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, hoàng liên ô rô còn được dùng để chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ. Dùng ngoài, nấu nước đặc để rửa chữa viêm da dị ứng, lở ngứa...

Việc dùng hoàng liên ô rô để trị ung thư chưa được nghiên cứu, chỉ theo kinh nghiệm dân gian, trên tinh thần để an lòng người bệnh và người nhà, còn hiệu quả như thế nào, phải đợi có sự nghiên cứu sâu mới nói được. Theo sách "Cây thuốc phòng trị bệnh ung thư" của Phan Lê, Hoàng liên ô rô có thể dùng:

Trị ung thư gan: Hoàng liên ô rô 30g, Long quỳ, tức cây lu lu đực (Solanum nigrum) 30g. Dược liệu khô sắc uống ngày 1 thang, trị dùng dài ngày.

Ung thư mũi họng: Hoàng liên ô rô 60g, thạch bì 40g, hạ khô thảo 45g, cam thảo 9g, sắc uống.

Ung thư phổi: Hoàng liên ô rô 15g, thạch quyết minh 30g, toàn yết 6g, cương tàm 9g, câu đằng 9g, trư ương ương (Galium aparine) 30g, xà lục cốc (Amorphophallus konjac) 30g (sắc trước). Sắc uống ngày 1 thang.

Sau khi ăn hành tỏi hãy uống sữa

Bạn lo lắng hơi thở toàn mùi tỏi? Hãy uống 1 ly sữa. Đây là cách tốt nhất để chống lại sự e ngại trong giao tiếp sau khi ăn các món ăn có nhiều tỏi, hành .

Các nhà khoa học dinh dưỡng ở ĐH Bang Ohio chỉ ra rằng uống 1 ly sữa 200ml có thể giảm được sự hiện diện của AMS trong hơi thở tới 50%.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm đánh bay mùi tỏi hành sau bữa ăn bằng cách cho nhai đinh hương sống hoặc uống sữa để xem loại thực phẩm nào giúp át chế mùi và kéo dài được bao lâu.

Mặc dù tỏi rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp giảm huyết áp và cholesterol, vị cay của tỏi cũng giúp bữa ăn thêm ngon miệng nhưng một số hợp chất chẳng hạn như allyl methyl shulphide (AMS) không thể bị bẻ gãy trong quá trình tiêu hóa sẽ gây mùi cho cơ thể qua đường thở và đường mồ hôi.

Các thử nghiệm trước đó cho thấy đánh răng sau khi ăn không giúp giải quyết được vấn đề. Nhưng việc nhấm nháp ngụm sữa sau bữa ăn sẽ giúp đánh bật mùi tỏi hành.

Nghiên cứu này còn cho thấy uống sữa nguyên kem sẽ hiệu quả hơn là uống sữa tách béo và uống ngay sau bữa chứ không phải là để thêm thời gian.
 
Thực phẩm tốt cho giấc ngủ .

Thiếu ngủ hoặc mất ngủ sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại cho sức khỏe, như suy nhược thần kinh, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường...

- Rau nhút: Nếu ăn sống thì hái đọt non rửa thật sạch, ăn cả cọng lẫn lá. Lá thường được ăn sống, chấm với nước mắm kho hoặc nước tương; nấu canh chua với cá, tôm, tép hoặc canh riêu cua với khoai sọ. Theo đông y, nhút có vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng an thần, điều hòa tạng phủ, thông lợi trường vị, tiêu thũng, mát gan... rất tốt cho người mất ngủ, suy nhược thần kinh. Ngày dùng 50-100 g lá tươi.

Nếu mất ngủ kéo dài, người mệt mỏi thì có thể dùng bài thuốc sau: Rau nhút 100 g tươi hoặc 30 g khô, khoai sọ 50 g, lá sen 30 g tươi hoặc 10 g khô, lá vông nem hoặc lá lạc tiên 12 g khô. Tất cả sắc với 750 ml nước còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

- Hoa thiên lý: Có vị ngọt nhạt, tính bình, tác dụng bình can, minh mục, tiêu viêm, thanh nhiệt giải độc, an thần nên thường dùng để làm thức ăn bổ mát, trị mất ngủ. Liều dùng 6 – 12 g/ngày dạng thuốc sắc uống. Có thể dùng lá và quả để thay cho hoa lá hoặc phơi sấy khô để dùng.

 

Người VN ta thường nấu canh hoa lý với thịt heo nạc hoặc cá diếc vào mùa hè nóng nực. Món này có tác dụng đem lại cảm giác sảng khoái, dễ ngủ và ngủ ngon giấc. Cách chế biến món này như sau: Thịt heo nạc 150 – 200 g xắt nhỏ ướp gia vị (hoặc cá diếc 200 – 300 g làm sạch, bỏ vảy, ruột luộc chín, bóc lấy thịt ướp gia vị, xương cá nấu lấy nước lọc bỏ xương).

Hoa thiên lý 30 - 50 g rửa sạch, xắt nhỏ. Đun nước sôi vừa đủ, cho thịt heo nạc hay cá diếc vào cùng với hoa thiên lý, đảo đều, cho sôi lại là được. Món này cần ăn nóng vào bữa ăn chiều là tốt nhất.