Trung tướng VNCH Trần Văn Đôn trả lời cuộc phỏng vấn của Nhật báo Pháp " Le Figaro " |
Tác Giả: Theo nhật báo Pháp" Le Figaro" | |||
Chúa Nhật, 18 Tháng 7 Năm 2010 09:25 | |||
Tướng Trần Văn Đôn là Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của VNCH. Là một “nhân chứng lịch sử” trực tiếp chứng kiến những ngày bi thảm và cảnh sụp đổ của VNCH vào năm 1975, Cựu Trung tướng Trần Văn Đôn trả lời phỏng vấn của nhật báo Pháp Le Figaro ngày 22.05.1995 Tướng Trần Văn Đôn Hỏi: Ông giải thích thế nào về sự sụp đổ quá nhanh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ? Trả lời: Quân Lực VNCH của chúng tôi đông đảo, hùng mạnh và được trang bị vũ khí tối tân . Tuy nhiên, chính những mệnh lệnh không đồng nhất từ T.T Tổng Tư Lệnh , Tổng Tham Mưu Trưởng đến các Tư lệnh Quân đoàn, các Sư đoàn , các lực lượng Tổng Trừ Bị và sự rối ren về chính trị tại SàiGòn đã làm cho quân đội tan rã. Sự sụp đổ đầu tiên diễn ra ở Ba Mê Thuột. Các binh lính của chúng tôi vẫn còn giữ được hai phần ba thành phố, khi đó họ yêu cầu không quân yểm trợ và đã được đáp ứng. Nhưng một quả bom đã ném xuống Bộ Chỉ Huy, giết chết hầu hết tất cả các sĩ quan và phá hủy các phương tiện truyền tin... - Vào thời kỳ đó, ông vẫn thường xuyên tiếp xúc với binh lính chứ? - Tôi đảm nhiệm chức Tổng trưởng Quốc phòng từ ngày 10-4-1975 , tức một tháng sau khi diễn ra cuộc tấn công của quân Cộng sản Bắc Việt vào Ba Mê Thuột. Các sự kiện diễn ra dồn dập. Ngay lập tức, tôi đáp phi cơ ra thị sát mặt trận và đã thực hiện nhiều chuyến đi lại bằng trực thăng . Các binh lính náo động bởi cuộc di tản lớn, đồng thời mất tin tưởng vì sự bất tực của cấp chỉ huy nên không muốn chiến đấu nữa. Ngày 15-4- 1975, khi tôi đặt chân đến Phan Rang dưới những loạt đạn pháo, ở đó tôi gặp Trưng tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh Tiền phương, Đại tá chỉ huy lực lượng Nhảy Dù và các Sĩ quan cùng các đơn vị đang trấn thủ và sẵn sàng giao chiến với Cộng quân. Tại đây vẫn còn nhiều chiến đấu cơ, trực thăng, trọng pháo và đạn dược. Tôi hỏi họ thiếu những gì, họ nói: “ Bộ phận điều chỉnh cho súng đại bác và máy truyền tin cho cấp tiểu đội”. Tôi lại đáp phi cơ về Sài Gòn và cấp báo cho tướng H. Tùy viên Quân sự Hoa kỳ, đặc trách về tiếp liệu. Nhưng, những thiết bị này Hoa kỳ đã ngưng cung cấp cho QLVNCH . Đêm 18-4-1975, mặcdù nhiều đơn vị sẳn sàng chiến đấu đến giờ phút cuối cùng, tuy nhiên khi Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi bị Việt cộng bắt... Phan Rang đành thất thủ .Tối hôm sau nhằm ngày 19-4-1975 Phan Thiết cũng bị thất thủ, vì binh sĩ không còn tinh thần chiến đấu, mặc dù Đại tá Tỉnh trưởng Ngô Tấn Nghĩa bố trí lực lượng tiểu khu Bình Thuận khắp các nơi có tính cách chiến lược, nhưng khi nghe tiếng chiến xa Việt cộng vào thành phố là các đơn vị tan hàng bỏ chạy thoát thân. Trong lúc đi thăm tình hình chiến sự ở các nơi thì nhiều sĩ quan than phiền với tôi: “Những Tướng Tá làm mất các tỉnh Cao nguyên và Miền Trung bây giờ nhởn nhơ ở Sài Gòn, có xe hộ tống đi ăn uống trong khi chúng tôi ở đây chịu hậu quả các việc làm của họ... Chiến sự không kịp xảy ra ở Phan Rang. Vả lại, nhiều nơi khác cũng vậy. Quân đoàn I và Quân đoàn II đã tan rã chỉ trong vài ngày và toàn bộ dân chúng ở miền Trung chạy tán loạn về phía biển mà không thấy một người lính VNCH nào. Một mệnh lệnh kỳ lạ đã làm cho đất nước tan rã... - Dẫu sao cũng đã có những trận chiến dữ dội ở Xuân Lộc, cách Sài Gòn chừng 60 km đó thôi? - Trên thực tế, đó là cuộc giao chiến duy nhất trước khi Sài Gòn thất thủ. Chính Chuẩn tướng Lê Minh Đảo, một vị tướng trẻ tuổi là người khai chiến. Nhưng yếu tố có tính quyết định của trận giao chiến này là việc sử dụng loại vũ khí khủng khiếp do phi cơ ném bom CBU làm mất đi "dưởng khí ". Loại vũ khí này đã chặn bước tiến của quân cộng sản chậm lại . Lúc đó, chúng tôi có một loại bom thứ hai, nhưng người Mỹ đã cấm chúng tôi sử dụng vì công luận quần chúng Âu Mỹ phản đối quyết liệt , tố cáo dùng loại bom hóa học này là “tội ác chiến tranh ” ... - Tình trạng chính trị rối ren đã ở mức cùng cực phải không? - Đúng như vậy! Khi từ chức, Tổng Thống VNCH, Trung tướng Nguyễn văn Thiệu đã thề là "ở lại đến cùng như một người lính với chiến hữu của mình”. Nhưng ông ta đã bỏ rơi chúng tôi bằng cách nhường quyền cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương, già yếu đã 71 tuổi ... để chuồn trước. Ông Hương đáng thương đã không thể giử nổi một tuần. Trong thời gian này, tôi đã thực hiện nhiều chuyến đi tới các vùng châu thổ và bắc Sài Gòn. Quân đoàn III và IV còn kiểm soát vùng Chiến thuật của họ. Không quân VNCH còn tới gần 150 phi cơ oanh kích, và Hải quân VNCH có hơn 100 chiến hạm lớn nhỏ vẫn nguyên vẹn. Tất cả đều đã sẵn sàng kháng cự và chiến đấu. Nhưng ở Sài Gòn, người Mỹ và đại sứ Pháp không quan tâm tới tình hình quân sự. Họ chủ trương loại bỏ Trần Văn Hương và đưa Đại tướng Dương Văn Minh lên cầm quyền để hòng tiến hành thương lượng hòa bình ngay lập tức. Ngày 28-4-1975 trong buổi lễ nhậm chức Tổng Thống VNCH của Đại tướng Dương Văn Minh tại Quốc hội, tôi đã làm một bản tường trình chi tiết về tình hình quân sự, đồng thời nói rõ rằng : Sài Gòn đã bị 16 sư đoàn của cộng sản bao vây. Các sư đoàn này đều có súng đại bác hạng nặng 130 ly và 152 ly với tầm bắn khoảng gần 30 km và có cả giàn phóng hỏa tiển SAM-2. - Những nguyên nhân làm cho T.T Dương Văn Minh thất bại là gì? - Trên thực tế, ông ta không có một phương tiện nào để thương lượng việc ngừng bắn. Ông ta cũng không còn uy tín trong quân đội nữa. Những tướng lãnh trẻ VNCH không tin tưởng ông Minh, giới chỉ huy quân sự này đều cho rằng ông ta chỉ là một công cụ của Cộng sản, những người này không để cho ông ta một lối thoát nào khác ngoài việc đầu hàng vô điều kiện. Không có thực lực thật sự về chính trị lại không nắm giử và chỉ huy được thực lực quân đội VNCH còn lại lúc bấy giờ, ông ta bị cô độc. - Nhưng còn Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu trưởng QLVNCH thì như thế nào? - Ngày 28-4-1975, ông ta đến sứ quán Hoa kỳ, Người Mỹ đã dành riêng cho ông ta một chiếc phi cơ nhỏ đưa ông ta sang Thủ đô Thái Lan, sau đó lên một chiếc cơ của hãng hàng không Pan Am bay thẳng sang Mỹ. Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lúc đó, thực sự hoàn toàn tan rã ...
|