Home Đời Sống Tài Liệu Lăng mộ của nữ Hoàng VÕ TẮC THIÊN

Lăng mộ của nữ Hoàng VÕ TẮC THIÊN PDF Print E-mail
Tác Giả: Mei Ying   
Thứ Ba, 29 Tháng 6 Năm 2010 15:03

Võ Tắc Thiên là một nữ Hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa, bà nổi tiếng không chỉ bởi tài năng, sự độc ác mà còn nổi tiếng về tình sử có một không hai.

Khám phá mới về lăng mộ của Võ Tắc Thiên
Là lăng mộ của nữ Hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa, thuộc khu Càn Lăng nổi tiếng cách Tây An 80km về phía tây bắc. Mới đây, các nhà khảo cổ tỉnh Thiểm Tây đã có nhiều phát hiện mới về lăng mộ này và bí ẩn di địa hạ cũng dần dần được khai phá.

Đường vào khu Càn Lăng

Khuôn viên Càn Lăng
Đường Càn Lăng được xây trên núi, quy mô rộng lớn là nơi an nghỉ của Hoàng đế đại Đường Cao Tông Lý Trị Hòa và Hoàng Đế Võ Tắc Thiên, là lăng mộ Hoàng Đế nhà Đường duy nhất chưa hề bị khai quật ở Trung Hoa, nơi đây thường được gọi là “Đường Lăng chi quán”.

 

Mộ đạo vào địa cung gồm hai phần hào đệm và đường hầm đá.

Hào đệm sâu tới 17m, toàn bộ lát nền bằng đá phiến dài 1,25m, rộng từ 0,4 đến 0,6m. Mộ đạo nằm theo độ dốc, dài 63,1m, nam rộng bắc hẹp, với độ rộng bình quân là 3,9m. Đá phiến được xây móc xếp từng tầng thuận theo chiều dốc từ nam tới bắc cộng là 39 tầng. Mặt bằng dùng khoảng 8.000 phiến đá.

Giữa các phiến đá được liên kết với nhau bằng chốt (cá) rãnh cánh én bằng thép gió. Giữa phiến trên và phiến dưới đục lỗ thông và dùng cây thép xuyên quan níu chặt với nhau, rồi nung chảy thiếc sắt rót vào cho đông cứng, khiến các phiến đá kết thành một khối. Các nhà khảo cổ khảo sát quanh Càn Lăng tịnh không phát hiện dấu hiệu bọn trộm mộ từng phát hiện ra cửa đường hầm vào địa cung. Điều này chứng tỏ Càn Lăng là lăng mộ duy nhất của các hoàng đế nhà Đường chưa bị đào trộm.

Thạch Tượng bao vây Càn Lăng lộ
Hạ cung Càn Lăng được biến hóa từ Tẩm Cung trước đây mà thành, chủ yếu bao gồm Phụng mộ chủ Linh quỷ, người đời sau hay cúng bái ở nơi đây. Còn về Đường Thái Tông Lý Thế Dân khi qua đời và an táng ở Tẩm Cung, sau này do hỏa hoạn đã dời tới chân núi, hậu thế thường gọi là Hạ Cung.

Tượng đá không đầu - bí ẩn chưa lời giải đáp

Sư Thạch tượng

Tượng Mã Thạch
Theo các nguồn tin được biết thì nơi đây được cọi là một bộ phận quan trọng của “Hạng mục bảo hộ đại di sản Đường Lăng Thiểm Tây”, Năm 2000, các nhà khảo cổ đã được phép nghiên cứu chi tiết và đã phát hiện một điều rất lý thú là kết cấu địa môn phía đông, tây và bắc của Càn Lăng có những đặc điểm rất giống nhau.

Tấm bia vô danh để hậu thế phán xét "công" và "tội"

Đường Cao Tông Càn Lăng

Tấm bia đá giới thiệu khu Càn Lăng
Ngoài ra, khảo cổ gia còn nghiên cứu chi tiết khu bắc môn thì phát hiện ra Thạch Mã, Thạch Hổ, Thạch Sư, Thạch Khắc, trong đó phát hiện ra Thạch Hổ là tài liệu quan trọng giúp con người hiểu hơn về ngoại thạch Bắc môn Lăng hoàng đế đời Đường. Và đặc biệt là tượng không đầu vẫn là bí ẩn đối với hậu thế.

Hạ cung Càn Lăng

Võ Tắc Thiên - Thiên tài hay ác quỷ?

Cuộc đời của Võ Tắc Thiên đã trải qua các vị trí tài nhân, chiêu nghi, hoàng phi, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng đế, thái thượng hoàng, nhưng cuối cùng trước khi qua đời đã quay lại với vị trí hoàng hậu của nhà Đường. Việc bà nổi lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ nhưng các nhà sử học từ sau thế kỷ 1950 đã có cái nhìn khác về bà.

Võ Tắc Thiên xuất thân từ huyện Văn Thuỷ, quận Tinh Châu  nay là thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây. Sinh ra trong một gia đình quý tộc danh tiếng ở Sơn Tây. Bà được đưa vào hậu cung Đường Thái Tông nhà Đường vào khoảng năm 637 và là một Tài Nhân, một trong chín người thiếp cấp thứ năm. Thấy tên Võ Chiếu không đẹp, Đường Thái Tông đặt tên cho bà là Mị, có nghĩa là "duyên dáng, xinh đẹp", và vì vậy còn được người Trung Hoa gọi là Võ Mị Nương. Trong  thời gian này bà đã gặp thái tử Lý Trị và đã có quan hệ thân thiết với vị vua tương lai này.

Năm 649, Đường Thái Tông băng hà, theo luật lệ, Võ Mị Nương phải rời cung để vào chùa Cảm Nghiệp xuống tóc. Thái tử Lý Trị lên ngôi, tức là Đường Cao Tông đã đưa bà quay trở lại. Năm 654, Võ Tắc Thiên sinh một con gái, nhưng đứa trẻ bị chết sau khi sinh vài ngày. Trước khi đứa trẻ chết, Vương hoàng hậu có đến thăm, do đó Cao Tông nghi ngờ hoàng hậu đã hạ thủ. Truyền thuyết cho rằng chính Võ Tắc Thiên đã giết con để vu tội cho hoàng hậu. Võ Chiêu nghi được phong làm Thần phi. Rất nhiều người đã chống lại Võ Tắc Thiên nhưng đều bị giết hại, bà nghiễm nhiên bước lên ghế hoàng hậu.

Năm 660,Đường Cao Tông bị trúng gió đột quỵ, Võ hậu liền tham gia chính sự từ phía sau rèm cùng vua, nên gọi là Nhị thánh lâm triều. Cao Tông nhất nhất đều nghe theo lời Võ hậu, tuy nhiên nhận thấy sự nguy hiểm của bà, nên đã ngầm ra lệnh cho Thượng Quan Nghi tìm cách phế truất. Việc bại lộ, Thượng Quan Nghi bị Võ hậu xử tội chết, Cao Tông cũng mất hết quyền lực, hoàn toàn phụ thuộc vào Võ hậu. Thái tử Lý Trung (con của Cao Tông và một người thiếp thấp kém, Vương hoàng hậu nhận làm con) bị giáng và bị giết. Con cả của Võ hậu là Lý Hoằng được phong thái tử.

Năm 667, Cao Tông quá yếu, giao cho thái tử Lý Hoằng giám quốc, thực ra vẫn do Võ hậu làm chủ. Năm 674, triều đình tôn Cao Tông là Thiên hoàng, Võ hậu là Thiên hậu. Võ Tắc Thiên thích dùng tôn xưng Thiên hậu cho đến tận khi làm hoàng đế. Võ hậu phế Thái tử Lý Hoằng, đưa con thứ hai là Lý Hiền lên làm thái tử, rồi lại giáng Lý Hiền, đưa con thứ ba là Lý Hiển lên thay.Trong giai đoạn này, Võ hậu đã có nhiều chính sách chính trị đổi mới, được đánh giá cao.

Năm 683, Đường Cao Tông băng hà, thái tử Lý Hiển lên ngôi, tức là Đường Trung Tông, Võ Tắc Thiên làm Hoàng thái hậu, nắm toàn bộ chính sự. Một tháng sau, với lý do Đường Trung Tông để vợ là Vi hoàng hậu lộng quyền, Võ hậu phế vua xuống làm Lư Lăng Vương, lập con trai thứ tư (Lý Đán) lên làm vua, tức Đường Duệ Tông. Trong các năm tiếp theo, Võ hậu lần lượt ra tay với các vương gia là con của Đường Thái Tông như Việt vương Lý Trinh, Lang Nha vương Lý Trọng.

Đồng thời Võ hậu cho xây dựng nhiều cung điện, lớn nhất là tòa Minh Đường cao gần ba trăm trượng, sau đổi là Vạn Tượng Thần cung. Minh Đường hoàn thành, có kẻ dâng viên đá trên có chữ "Thánh mẫu lâm nhân, Vĩnh xương đế nghiệp" nên Võ hậu đổi tôn hiệu của mình là Thánh mẫu thần hoàng.

Năm 690, sư Pháp Minh dâng bốn quyển Đại Vân kinh ca ngợi Võ hậu là Phật Di Lạc xuống trần, là chủ của thiên hạ. Võ hậu sai in rồi phát ra khắp nơi, đề cao Phật giáo trên Đạo giáo.

Tháng 9 năm 690, Võ hậu lên ngôi Hoàng đế, đổi quốc hiệu là Chu với ý kế tục sự nghiệp nhà Chu xưa kia, quốc tính là họ Võ, tôn Chu Văn Vương làm Thủy tổ Văn hoàng đế. Giáng Đường Duệ Tông xuống làm Hoàng tự, rồi sau đó phế bỏ, lại phong cháu là Võ Thừa Tự làm Ngụy vương, Võ Tam Tư làm Lương vương.

Đến năm 705, Võ hậu ngoài 80 tuổi đã rất ốm yếu. Tháng 2, tể tướng Trương Giản Chi lãnh đạo cuộc đảo chính giết hai anh em họ Trương, xông vào cung buộc Võ hậu truyền ngôi cho thái tử Lý Hiển. Đường Trung Tông Lý Hiển lại lên làm vua lần nữa, Võ hậu trở thành Thái thượng hoàng, rồi qua đời vào tháng 11 năm 705. Khi lâm chung bà yêu cầu dùng thụy hiệu là Hoàng hậu chứ không phải Hoàng đế, do đó không có miếu hiệu.
Nhìn vào các sự kiện trong cuộc đời bà theo ám chỉ trong văn chương có thể mang lại nhiều ý nghĩa: một phụ nữ đã vượt qua những giới hạn của mình một cách không thích hợp, và cai trị bằng cách điều khiển từ phía hậu trường.