Hoa Sen Trong Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam |
Tác Giả: Thanh Nguyên | |||
Chúa Nhật, 28 Tháng 2 Năm 2010 21:55 | |||
Từ ảnh hưởng của hoa sen trong đời sống tinh thần mà người dân Việt Nam đã đưa sen lên đỉnh cao của văn hóa ẩm thực. Các bộ phận trên bông hoa sen được biến chế thành những món ăn đặc trưng, mang đậm một hương vị Việt Nam như gỏi ngó sen, mứt sen, trà sen... Sen có rất nhiều tác dụng và ý nghĩa trong ẩm thực. Hoa sen ở hồ Tây (Hà Nội) có tiếng thơm từ lâu, nhụy sen sau khi được lấy ra từ những búp sen tươi phải mang về ngay ướp với trà để giữ mùi hương. Vì thế, trà sen Hà Nội được nhiều du khách biết tới. Ngoài ra, sen hồ Tịnh Tâm của cố đô Huế ngày xưa còn được dùng để ướp trà cho vua. Người ta ướp trà vào ban đêm. Khi sen vừa hé nhụy là lúc trời đất đang giao hoà, lúc hương thơm đượm nhất. Trà được đặt vào trong lòng hoa rồi dùng giây buộc lại, không cho hoa nở ra. Ướp qua đêm, trà sẽ hấp thụ hết hương thơm thanh thoát của hoa sen. Sáng hôm sau thì thu trà và gói cho thật kín. Trà sen ở Huế nổi tiếng có hương thơm thanh khiết và đậm đà đến say lòng. Trà ướp sen
Chè sen được múc trong bát cổ men sứ màu xanh nhỏ như "mắt trâu", chỉ điểm dăm bẩy hạt sen vàng nở. Trong các dịp lễ Tết, chè sen là món ăn quý, sang trọng và hương vị thanh tao.
Bên cạnh đó, hoa sen còn được dùng làm nguyên liệu cho các món ăn cung đình nổi tiếng xưa nay, như món yến nấu sen, cơm sen cung đình, vịt hấp hoa sen... Chẳng hạn như món vịt hấp hoa sen thì người ta chọn vịt tơ, mập căng da, làm sạch, dùng rượu và gừng xát bên trong, ngoài khử mùi xong ướp ngũ vị hương cùng muối, tiêu, hành, tỏi cho thấm. Lót dưới xửng vài lớp cánh hoa sen và phủ kín vịt cũng bằng cánh hoa. Dùng lửa than hấp vịt độ hơn tiếng đồng hồ. Khi vịt chín mềm, thì mang ra ăn với cánh hoa đã chín nhừ. Như thế, bao nhiêu hương thơm của hoa đều ngấm hết vào từng sớ thịt vịt. Ngoài ra, còn có rất nhiều món ăn nấu với sen mang nhiều hương sắc và hương vị đậm đà.
Những hạt cốm xanh màu ngọc thạch trở nên dẻo và thơm lâu hơn, khi nằm trong lòng chiếc lá sen tươi. Hương thơm dìu dịu của lá sen hoà quyện với hương cốm là một sự kết hợp tuyệt vời mà bạn sẽ không bao giờ quên, sau khi được thưởng thức.
Cốm được gói bằng lá sen Ngoài ra, sen còn có tác dụng chữa bệnh. Nếu bị say nắng, dùng lá sen tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước rồi pha với nước đun sôi để nguội. Khi cơ thể bị suy nhược thì hãy dùng củ sen tươi nấu chín, mỗi ngày ăn lúc buổi sáng và chiều. Phụ nữ muốn làm đẹp nhan sắc thì lấy cánh hoa sen, ngó sen và hạt sen lượng mỗi thứ bằng nhau, phơi khô tán nhỏ, uống ngày 3 lần.. Bài đọc thêm
Cây sen: một dược thảo có thể trị mất ngủ và nhiều bệnh khác Hoa to màu trắng hay đỏ hồng, đều lưỡng tính. đài 3-5, màu lục. Tràng gồm rất mhiều cánh màu hồng hay trắng một phần, những cánh ngoài còn có màu lục như lá đài. Nhị nhiều, bao phấn hai ô, nức theo một kẽ dọc. Trung đới mọc dài ra thành một phần hình màu trắng thường gội là gạo sen dùng để ướp chè. Nhiều lá noãn rời nhau đựng trong một đế hoa loe ra thành hình nón ngược gội là gương sen hay liên phòng. Mỗi lá noãn có 1-2 tiểu noãn. Quả (thường gội là hạt sen) chứa một hạt ( liên nhục ) không nội nhũ. Hai lá mầm dầy. Chòi mầm ( liên tâm) gồm 4 lá non gập vào phía trong. Cây sen từ lâu đã rất quen thuộc với người Việt chúng ta. Hình ảnh hoa sen hồng rực rỡ "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" là biểu tượng đẹp của một loài hoa đồng nội. Hoa sen là loại hoa dân dã nhưng cũng đẹp một cách kiêu kỳ, sang trọng... Lá sen thơm mát, một hương thơm kỳ diệu khó tả thành lời. 1- Hạt sen (còn gọi là Liên nhục, Liên tử) vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm ích thận. Hạt sen là một vị thuốc quý vừa có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, được dùng trong nhiều đơn thuốc. Ðặc biệt hạt sen còn dùng chữa trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng. Hạt sen cũng là một loại thực phẩm quý, thường dùng nấu chè, làm mứt, chế biến thành nhiều món ăn ngon.Hạt sen và gạo nếp nấu thành cháo ăn, trị quen đẻ rơi, phụ nữ có thai đau lưng hông..Hạt sen (bỏ tim) 60 gam, cam thảo 10 gam, cùng chưng nóng bỏ đường cát vào vừa lượng mà ăn, trị nhiễm trùng hệ tiết niệu, đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, hư nhược khô nóng. 2- Tâm sen (còn gọi là Liên tâm): Vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh tâm khí nhiệt hạ áp. Dùng an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh, huyết áp cao. Thường dùng phối hợp với một số vị thuốc khác như cúc hoa, hoa hòe, hạt muồng... pha trà uống để dễ ngủ, hạ áp. Liên tử tâm 30 cái, đun nóng, thêm muối, ăn trước khi ngủ, trị mất ngủ, nóng trong lòng, nhiều mộng. Liên tử tâm (1,5 gam), dùng nước sôi ngâm như trà uống, trị cao huyết áp 3- Tua sen (Liên tu): Vị ngọt sáp, tính bình, tác dụng thanh tâm cố thận, sáp tinh chỉ huyết. Dùng riêng hoặc phối hợp với hạt sen. Liều thường dùng 1,5-5g. 4-Gương sen (Liên phòng): Vị đắng sáp, tính ôn, có tác dụng tiêu ứ chỉ huyết, dùng trị các chứng băng lậu ra máu, tiểu ra máu... Thường dùng để cầm máu bằng cách đốt thành than rồi phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng 5-10g. 5-Lá sen (Liên diệp, Ngẫu diệp): Vị đắng sáp, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, phát thanh dương. cố tinh dừng huyết. Dùng trị cảm nắng, say nắng, xuất huyết do sốt cao. Chữa các chứng cảm sốt mùa hè rất tốt. Ðã ứng dụng nhiều năm chữa sốt xuất huyết thể nhẹ. Lá sen còn dùng để hạ cholesterol và chữa bệnh mập phì 6-Ngó sen (Ngẫu tiết) có tác dụng thanh nhiệt, tỉnh rượu, dừng huyết Là một món ăn ngon, ngó sen còn dùng trị các chứng đại tiện ra máu, tử cung xuất huyết kéo dài, khí hư bạch đới, tiêu chảy kéo dài. Ngó sen tươi giã lấy nước, trị trúng nắng, đau bụng, mũi ra máu, sản hậu xuất huyết, viêm ruột cấp tính, phổi kết hạch..Ngó sen tươi (bỏ đốt) 500 gam, gừng sống lấy 500 gam (bỏ vỏ sắt mỏng) bỏ vào vải sạch vắt lấy nước, ngày uống mấy lần, trị cảm mạo mùa hạ, viêm ruột, phát nhiệt, khát, nôn mửa, tiêu chảy. 1- Táo nhân thang Chữa mất ngủ do tâm hỏa vượng 2- Canh hạt sen, tim heo 3- Trà từ sen
|