Tờ báo Xuân năm cũ - Canh Dần 1950 |
Tác Giả: Tuyết Lê sưu tầm | |||
Chúa Nhật, 21 Tháng 2 Năm 2010 16:50 | |||
Pháp Việt” Mậu Tý 1948 là tờ xưa nhất trong bộ sưu tập.
Khuôn khổ tờ báo Xuân này lớn như tờ nhật báo và chỉ có 12 trang, tính luôn bìa. Tuy là Xuân Mậu Tý nhưng tờ báo lại chẳng có một bài nào nói về “Chuột,” mà chỉ đề cập những vấn đề liên quan đến Xuân đến Tết mà thôi. Thế nhưng, hai năm sau thì con Giáp lại được đề cập đến khá nhiều trên tờ “Thời Cuộc Xuân Canh Dần 1950.” Cách đây đúng 60 năm, tờ báo Xuân cho độc giả thưởng thức “hương vị Cọp” với nhiều bài viết nói về con vật được mệnh danh chúa tể sơn lâm. Ðồng thời cũng có nhiều bài viết về Xuân và Tết, chẳng hạn “Xuân Chinh Chiến,” nhắc lại những trận chiến mùa Xuân trong lịch sử; “Xuân Ất Dậu 1285 Hưng Ðạo Vương đại chiến quân Nguyên;” “Xuân Kỷ Dậu 1789 Vua Quang Trung đánh tan 20 vạn quân Thanh trong trận Ðống Ða”... cùng rất nhiều bài khác, đề cập đến Tết. Bên cạnh đó, còn nhiều bài viết về cổ tục và kỷ niệm xưa, như Tết của người Việt Nam; Bữa rượu Tết bên các cô gái Thổ Nghĩa Lộ; Tết tản cư; Tết hồi cư; Tết nô lệ; Tết giải phóng. Lại còn có cả bài nói về Tết trong... tù, như: Tết ở Lao Bảo; Tết ở Côn Ðảo; Tết ở Khám Lớn. Về hình ảnh, phải kể đến hàng trăm tấm hình, vừa chụp, vừa vẽ, vừa phác họa... Có cả hình chụp các nhân vật lịch sử đi kèm với bài viết thời sự lúc bấy giờ, có hình của bà Tống Khánh Linh (quả phụ Tôn Dật Tiên), hình Thống Chế Tưởng Giới Thạch, hình Thủ Tướng Nehru viếng chiếc tuần dương hạm đầu tiên của Ấn: chiếc Delhi. Hình chụp cảnh chợ hoa Hà Nội bên hồ Hoàn Kiếm; Chợ Nhỏ trước Khám Lớn và bên hông Tòa, hình “Chuồng Bò” tức cái địa ngục ở Côn Ðảo, và rất nhiều bức hình chụp cảnh sinh hoạt ngày Tết, sinh hoạt các cô gái miền Thượng... Sự tích Cọp Thuở xưa, có một vị thiên tiên quý danh là Phạm Nhĩ (nghĩa là tai rách) cậy tài cao phép rộng, toan lật đổ chính quyền của Ngọc-Hoàng Thượng Ðế, chẳng khác độ nọ Tôn Ngộ Không đả loạn thiên cung. Nhưng lần này có phần nguy cấp hơn là vì Phạm Nhĩ thần thông quảng đại hơn Tề Thiên đại thánh Tôn Ngộ Không nhiều và hung tợn hơn. Binh tướng của Thiên triều ra cự địch bao nhiêu đều bị Phạm Nhĩ bắt giết và mổ ruột ăn gan uống huyết hết. Thấy tai hại một ngày một lan ra mà Phạm Nhĩ quá tàn ác, Phật Bà Quan Âm ở Nam Hải động lòng từ tâm, mới động viên tất cả đạo quân ở trong 33 vùng của bà kéo đến giải vây cho thiên đình và bắt Phạm Nhĩ trị tội. Nhưng rủi thay pháp thuật của Phạm Nhĩ quá cao, Phật Bà Quan Âm đương cự không lại. Phật Bà phải lui về cầu cứu với đức Chuẩn Ðề. Ðức Phật Chuẩn Ðề lại phải bại thối trước pháp thuật siêu quần của Phạm Nhĩ nữa. Ðược thế, Phạm Nhĩ lại càng kiêu hãnh, và kéo rốc binh đến trước Thiên cung bảo Ngọc Hoàng Thượng Ðế phải từ ngôi, nhường lại cho anh ta, bằng không sẽ kéo binh vào tàn sát hết chư tiên chư Phật. Lúc bấy giờ Ðức Phật Như Lai đang lần chuỗi niệm kinh ở cõi Tây phương, thình lình thấy có một tòa sen trước mặt ngài không gió mà lại ngã gãy. Biết chắc có chuyện chẳng lành xảy đến đâu đây, ngài liền hốt một nắm gió trước mặt ngài lại xem thì mới hay rằng ở Thiên cung có loạn mà chẳng vị Tiên Phật nào đương cự nổi với tên phiến loạn ấy. Ðoạn ngài liền lên lưng bạch hạc cỡi đến nơi xem sự thể ra sao. Thì ra ngay lúc ấy Phạm Nhĩ đang toan công phá Thiên cung, và thần tiên Phật ở trong ấy đang rối loạn. Ðức Như Lai chẳng nói chẳng rằng chi hết, mở nút hồ lô mà ngài đeo nơi mình cho linh kiếm ở trong bay ra đến chém giết binh của Phạm Nhĩ. Trong lúc bất cập và gặp phép thần thông của Ðức Như Lai quá cao thâm, Phạm Nhĩ không sao cự lại, phải bỏ chạy. Trong lúc bất cập và gặp phép thần thông của Ðức Như Lai quá cao thâm, Phạm Nhĩ không sao cự lại, phải bỏ chạy. Túng thế, Phạm Nhĩ chạy tuốt xuống dương trần trốn ẩn. Ðức Phật Như Lai nghĩ cũng thương tình cho một vị thiên tiên đã nhiều công tu luyện mà chẳng trút hết được dục vọng, nên ngài thâu linh kiếm lại. Ðức Phật Như Lai nghĩ cũng thương tình cho một vị thiên tiên đã nhiều công tu luyện mà chẳng trút hết được dục vọng, nên ngài thâu linh kiếm lại. Vì thế bây giờ tuy thành cọp rồi, nhưng với bản năng xưa là hung tợn, nên cọp hay ưa ăn thịt tươi và uống máu. Và cũng vì vốn là một vị thiên tiên bị đọa nên cọp nghe được muôn dặm ở cách xa. Và nhất là trong lúc ngủ, ai nói chi cọp cũng nghe được cả. Nhưng Ðức Phật Như Lai lại sợ tánh này của cọp còn giữ được như xưa thì nguy cho loài người lắm nên ngài mới bắt nó khi ngủ thức dậy phải vung vai, làm như thế để cho nó quên những chuyện xấu mà người ta nói xấu nó đã nghe. Và cũng để an ủi cho một tướng bại trận, ngài phong cho nó luôn chức là chúa sơn lâm. Còn về phần chúa sơn lâm thì lại rất quí trọng tên xưa mình, nên mỗi khi có bắt được con thú nào để ăn thịt, nhưng rủi lại làm con thú hay người ấy rách tai, thì không bao giờ ăn, để tỏ kiêng kỵ tên mình là Phạm Nhĩ. Cọp tiếp tế cho Chúa Nguyễn Ánh Khi xưa Chúa Nguyễn Ánh bị thua trận chạy lạc lõng vào miệt rừng ở Nam Việt. Cả Chúa cả tôi đều chịu đói chịu khát ở trong rừng. Giữa lúc đang lo lắng về sự có thể bị chết đói hay làm mồi cho thú dữ, thì bỗng một buổi sáng, mọi người đều sửng sốt vì thấy gần nơi mình ẩn núp có một con heo rừng đã bị vật chết. Sau khi xét kỹ mới nhận ra ở chỗ cổ heo có vết răng. Mọi người mới đoán chắc là răng cọp. Tất cả mọi người vừa mừng vừa sợ. Mừng vì được có heo ăn cho đỡ đói, sợ là chỗ mình ẩn núp có cọp tới lui, không chừng nó rình mò rồi nó ăn cả người. Ðêm đến mọi người phải trèo lên cây nằm chớ không dám nằm dưới đất nữa. Sáng hôm sau dậy, mọi người lại thấy có một con heo nữa đã bị móc cổ chết bỏ nằm dưới gốc cây. Rồi mỗi hôm lại cứ thấy hoặc heo hoặc nai đã bị vật chết quăng ra đấy. Nhờ thế mà ngày nào chúa tôi Nguyễn Ánh cũng có vật mà ăn không đến nỗi chết đói. Nhờ ơn cứu sống của cọp, khi lên ngôi, vua Gia Long mới đặt ra lệ: ai bắt được cọp sống đem nộp sẽ được thưởng 30 quan tiền, ai săn chết cọp sẽ bị phạt 30 trượng. Cọp làm Hương Cả Bạn đọc hẳn còn nhớ hồi đầu thế kỷ 20 này, ông Paul Doumer có một lúc sang làm Toàn quyền Ðông Dương mấy năm. Có một hôm ông đi kinh lý tỉnh Bà Rịa, được thấy một làng dân yết thị dưới gốc cây để dâng địa vị Hương cả làng mình cho một con cọp. Nguyên là hồi ấy, tỉnh Bà Rịa còn nhiều rừng rú chưa khai phá, các giống ác thú ẩn núp trong đó không thiếu gì, nhất là beo cọp thường đêm mò về những làng phụ cận quấy nhiễu luôn. Khi bắt trâu bò, lúc vồ người ta, như chuyện cơm bữa. Một làng, đêm đêm bị một con cọp quen về cõng bò bắt heo, làm cho dân làng thiệt thòi ta thán hết sức, nhưng không biết làm sao trừ được cái đại nạn ấy. Một làng, đêm đêm bị một con cọp quen về cõng bò bắt heo, làm cho dân làng thiệt thòi ta thán hết sức, nhưng không biết làm sao trừ được cái đại nạn ấy. Sau cùng quyết định đem chức Hương cả đưa cho ông cọp để ông bảo hộ dân làng được yên. Nhưng dưng bằng cách nào bây giờ? Ai dám lên rừng yết kiến với ông cọp để ngỏ ý thành kính của dân, vả lại biết ông cọp nào mà yết kiến? “Kính bẩm ông cọp, Cọp trong Lăng Ông Bà Chiểu Những ai có vào Lăng Ðức Tả Quân Lê Văn Duyệt ở Bà Chiểu đều thấy bên cạnh bàn thờ quan lớn Tả Quân có một con cọp bằng da cọp thuộc để nằm một bên. Có người nói con cọp đó là tướng linh của quan lớn Thượng, nhưng cũng có người bảo đó là cọp của quan lớn Thượng nuôi nên bây giờ họ cũng thờ luôn. Chuyện đó chưa biết chắc sự thiệt là đâu, nhưng có điều, nếu không lầm thì vào khoảng năm 1938, những người ở Bà Chiểu đều đồn rùm lên rằng cọp ở trong lăng đi ra có dấu để lại xung quanh nhà họ. Một đồn mười, mười đồn trăm, riết thấu tai nhà chức trách sở tại. Mà nhà chức trách hồi ấy cũng chưa biết tin hay không. Vì có người bàn thế này người bàn thế khác, tại sao ở châu thành có cọp, và có người lại quả quyết rằng cọp đó là của quan lớn Thượng ở trong lăng đi ra dạo chơi lúc ban đêm, chớ không của ai hết. Lúc ban đầu nhìn dấu, sau họ quyết rình cho thấy cọp đi, thì họ gặp cọp thật. Một con cọp thật to và đã có vồ heo chó người ta ăn rồi nữa. Chuyện xảy ra đến đây, nhà chức trách sở tại không thể làm ngơ được, vì nếu cọp thần cọp thánh sao lại vồ heo bắt chó ăn. Chắc là cọp thiệt rồi, nên liền đó có cuộc săn cọp. Và quả đúng như thế, sau đó ít ngày người ta bắn chết được con cọp ấy. Nhưng tới bây giờ hình như ai cũng chưa rõ con cọp đó ở đâu mà có, chớ lý nào tại châu thành lại có cọp. Nếu không phải của một ông Tây lớn nào ở đây nuôi cọp chơi rồi rủi để sút chuồng nên nín êm không dám nhận, sợ bị trách nhiệm về những tai hại về cọp gây ra. Vài điều nhận xét khoa học về Cọp - Cọp là thú vật độc nhất đã coi người như một thực vật, nhưng chẳng giết người khi nó không đói.
|