Tản mạn về danh từ trà (chè) (phần 1) |
Tác Giả: Nguyễn Cung Thông | |||||
Thứ Hai, 08 Tháng 2 Năm 2010 22:13 | |||||
Trà là đồ uống rất phổ thông ở Việt Nam, còn gọi là (nước) chè. Phần này ghi nhận một cách tổng quát các cách gọi trà khác nhau như mính, dành dành, giả, thiết, suyễn, tuyển, thuấn, sá ... và âm cổ hơn của trà là đồ; Sau đó là các dạng từ song tiết như qua lô, cao lô, quá (qua) la, cao hộ .. cho đến rất nhiều dạng từ ghép như du đông, khổ đồ, khổ trà, suyễn trà, trà suyễn, trà mính … Đây là không kể các từ ghép tự nhiên và dễ hiểu hơn như Mạt Lị Hoa trà (Jasmine tea), Hồng trà, Bạch trà, Hoàng trà ... Người viết sẽ cố gắng ghi lại các chữ Hán (sau âm Hán Việt) để tiện việc tra cứu về sau, nhất là các bạn đọc muốn tra cứu sâu xa hơn nữa. Tìm hiểu về trà trở nên lý thú không những vì lá trà có hơn 700 chất hoá học, mà còn các cách gọi và dùng trà ở khắp nơi trên thế giới ngày nay. Vấn đề trở nên đặc biệt hơn khi các từ đồ-trà/chà-chè lại có thể liên quan đến An Dương Vương, vua nước Âu Lạc với thủ đô tại thành Cổ Loa, một giai đoạn lịch sử quan trọng trong thời bình minh lập nước và dựng nước của chúng ta. Ngược dòng thời gian, trong ca dao tục ngữ của tiếng Việt còn ghi nhận khá nhiều về trà như trà dư tửu hậu1, nay chè mai chén ... Hay Chè ngon ngọt giọng, thuốc ngon quyện đờm Uống nước chè tàu, ăn trầu cơi thiếc Làm trai biết đánh tổ tôm Chú tôi hay tửu hay tăm Chữ trà xuất hiện 3 lần trong truyện nôm Thuý Kiều Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình (câu 256) Xuân Thu cắt sẵn hai tên hương trà (câu 1924) ...v.v... Loạt bài về trà này chỉ cố gắng chú trọng đến các phương diện ngữ âm học cho thấy khả năng danh từ trà (chè) có nguồn gốc phương Nam chứ không phải từ phương Bắc (Trung Hoa) mà nhiều người lầm tưởng. Có học giả như T. K. Mondal2 (2007), dựa vào các nghiên cứu khoa học, còn đề nghị là nguồn gốc của cây trà nằm trong vùng Đông Nam Á - chính xác hơn là khu vực hay giao điểm của vĩ độ 29 Bắc và kinh độ 98 Đông (thuộc tỉnh Tứ Xuyên bây giờ) - và từ đó lan truyền qua 52 nước khác… Ngược dòng lịch sử, ta hãy nghe Khổng Tử/KT (551– 479 TCN) chỉ dạy học trò như sau: '... người Bách Việt sống ở phía nam sông Dương Tử có tiếng nói, cách sống, truyền thống đạo đức và ẩm thực riêng biệt ... Họ chuyên về trồng lúa gạo, thành ra rất khác với dân ta (TQ) thường trồng lúa mì và cây kê. Họ uống nước từ một loài cây trong rừng gọi là trà. Họ thích nhảy múa ...' Mạnh Tử (372 -289 TCN), môn sinh của Tử Tư (cháu nội Khổng Tử), cũng có nhận xét về trà trong sách "Cáo Tử - Thượng" 告子-上 như sau 舍其梧檟,養其樲棘 Như vậy là ở Sơn Đông thời Mạnh Tử, trà không được phổ thông như tình hình trồng trà ở phương Nam - để ý Mạnh Tử không dùng chữ đồ, trà mà dùng chữ giả. Lão Tử (khoảng 600-517 TCN) từng xem trà là một thành phần tạo thành thuốc trường sinh bất tử, một loại ngọc thuỷ ... Cho đến thời Hoa Đà 華佗, là vị lương y danh tiếng thời Đông Hán và được coi như là ông tổ của Đông Y, ông từng nhận xét rằng 《食論》“苦茶久食益意 Rõ ràng là trà đã từng phổ thông ở miền nam Trung Quốc theo lời KT. Ngoài ra, Lục Vũ năm trong Trà Kinh6 (760 SCN) cũng nói rõ là ' ...cây trà là loại cây lớn từ phương Nam - cao đến một, hai hay tới vài chục thước (xích 尺)...'. Truyền thuyết trà nói về Thần Nông - ông tổ nông nghiệp, tổ nghề gốm sứ và nghề y dược của Trung Quốc/TQ - thường được nhắc tới là <<神農本草經》說:“神農嘗百草,一日遇七毒,遇茶而解” 1. Giới thiệu tổng quát Tên khoa học của cây chè là Camellia sinesis - dựa vào tên của giáo sĩ giòng Tên Joseph Kamel (Camellia) và tên gọi bằng tiếng La Tinh của Trung Quốc (Sinesis): Giới (regnum): Plantae Ngoài vườn trước của nhà người viết (Melbourne, Úc) thật ra có loài cây chè này (Camellia japonica) cả mấy chục năm mà mãi đến gần đây mới ‘nhận diện’ là loài và họ (trà/chè) của chúng! Loài cây này rất thường gặp ở Úc, trong loài này lại có cả ngàn loại lai giống (hybrids) có hoa rất đẹp ... Các hình trong bài này trích từ http://en.wikipedia.org/wiki/Camellia_japonica 2. Đồ là âm cổ của trà/chà/chè Trà là âm Hán Việt/HV viết bằng bộ thảo hợp với chữ xà 茶 : theo các tài liệu Trung Quốc (TQ) thường giải thích là loại chữ hội ý 会意 kết hợp các chữ nhân 人 (người) gặt hái các lá cây (thảo) 艹 từ trên cây (mộc) 木 (bây giờ viết là 朩). Chữ trà này không thấy trong triện văn, kim văn hay giáp (cốt) văn: điều này chứng tỏ sự ra đời muộn màng của chữ này - có tác giả cho rằng chữ trà xuất hiện từ thời Đường3 (“Ngữ Lâm Thú Thoại” trang 571) - có tác giả còn cho năm sinh của chữ trà là 725 SCN, xem thêm chi tiết trên mạng http://www.2basnob.com/tea-history-timeline.html . Một số học giả khác như L. Wieger cho rằng chữ trà gồm bộ thảo và chữ dư (ta) 余 hài thanh (bỏ một nét ngang) - xem thêm chi tiết trên mạng http://www.zhongwen.com/jintian.htm … Thuyết Văn Giải Tự cũng không ghi dạng trà này. Quả đúng như thế, theo Vận Hội (Khang Hy trích ra) thì trà là 【韻會】茗也。本作荼,或作
|