Người sở hữu nhiều cổ vật nhất VN. |
Tác Giả: Nguồn - Vietyo.com | |||
Thứ Năm, 31 Tháng 12 Năm 2009 18:39 | |||
Giới chơi cổ vật thường kháo nhau về người sở hữu nhiều cổ vật nhất Việt Nam, ông Dương Phú Hiến. Đến nhà ông, như lạc vào mê cung trong thế giới cổ tích. Với trên 4.000 đồ vật, bộ cổ ngọc được ông bày xen những cổ vật khác, chật kín cả ngôi nhà 5 tầng lớn. Trong bộ sưu tập của ông Hiến có 5 khối hổ phách, mỗi khối nặng chừng 5kg. Được biết cách đây vài năm, người Trung Quốc tìm thấy một viên hổ phách to chừng quả trứng gà nhưng đã có giá bán lên tới vài tỉ nhân dân tệ.. Ông Phú Hiến còn có những cổ ngọc có giá trị cao hơn đó là bộ ấn triện các triều đại thuộc thế kỷ 14-15 và các thẻ bài. Ấn triện của các đời vua phong kiến có lẽ không nhiều, nhưng đây là những thứ không thể có cái thứ hai. Các thẻ bài cũng vậy, đều không thể đánh giá được hết thông qua thước đo tiền bạc. Ông Dương Phú Hiến Tuy vậy, loạt sản phẩm ấn tượng nhất trong bộ sưu tập cổ ngọc của ông Hiến có lẽ là các sản phẩm làm từ ngọc trai tự nhiên và ngọc phỉ thuý - một loại ngọc màu xanh cực kỳ quý hiếm. Theo giá thị trường, một viên ngọc trai tự nhiên có giá từ 30.000 đến 40..000 USD hay một chiếc vòng phỉ thuý nước xanh bí cũng có trị giá cả chục triệu USD (định giá của tạp chí Arts of Asia). Bộ cổ ngọc chúng tôi được chiêm ngưỡng còn có những chiếc vòng phỉ thuý nước xanh lý (màu đậm và có giá trị cao hơn xanh bí). Ngoài ra, sản phẩm được xem là nặng nhất trong bộ sưu tập có lẽ thuộc về khối phỉ thuý chạm khắc tinh xảo nặng 12,5kg. Cả chủ nhân và nhiều người cũng chưa định giá được khối phỉ thúy này, chỉ biết rằng, một cuộc đấu giá tại Hồng Kông năm 1998, một khối phỉ thuý xanh bí đã được trả giá lên tới 350 triệu USD. Đặc biệt, linh hồn của bộ sưu tập có lẽ là chiếc lắc đeo tay ngọc mắt mèo giát vàng. Chủ nhân bộ sưu tập cho rằng, đây là chiếc lắc số 1 trên thế giới mà trị giá của nó là vô cùng, không thể đoán định được ở mức tiền cụ thể nào. Mời bạn chiêm ngưỡng bộ cổ ngọc tuyệt vời của ông Dương Phú Hiến: Ấn triện bằng ngọc
Bát mã não thế kỷ 14-15
|