BỐN CÔ GÁI VIỆT NAM XINH ĐẸP |
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm | |||
Thứ Hai, 02 Tháng 4 Năm 2012 12:05 | |||
Có những cô gái Việt Nam đứng xếp hàng cho đàn ông nước ngoài chọn mua về làm vợCó những cô gái Việt Nam bị khinh bỉ, xăm soi khi trình hộ chiếu VN để nhập cảnh vào Mã Lai, Singapore, Hàn Quốc…
Có những cô gái đáng thương khác phải bán mình kiếm sống trong những điểm mát xa trá hình, trong những quán bia ôm dâm loạn…Có những cô gái phải cam phận làm nô lệ tình dục ở quê người thông qua các đường dây buôn bán phụ nữ qua biên giới.Có những cô gái làm đĩ cao cấp bằng cách khoe mông, khoe ngực, tạo xì căng đan để mồi chài các đại gia lắm tiền nhiều của.Có những cô gái khóc ngất lên khi gặp được sao Hàn.Có những cô gái còn ở tuổi học trò đã sẵn sàng xông vào cấu xé, lột truồng, nhục mạ nhau chỉ vì ganh ăn, ghét ở.Có những cô gái thí đời vào những cuộc vui thâu đêm suốt sáng trong những tụ điểm ăn chơi để quên đi thực tại.…Những cô gái như vậy sẽ luôn hiện lên trên các dòng tin của hệ thống báo đài. Những dòng tin nhói đau ấy như những nhát bút tối màu tạo nên những gom u ám trên bức tranh toàn cảnh của một xã hội vôn không mấy sáng sủa.Tuy vậy vẫn có những cô gái trẻ khác mà vẻ đẹp của họ như những tia sáng chiếu xuyên qua bức màn đêm mang lại niềm tin tươi sáng vào thệ trẻ trong chúng ta.
Vào ngày 11 tháng 5 năm 2007, sau hơn hai tháng tạm giam, cô và Nguyễn Văn Đài được đem ra xét xử, bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế[2]. Ngày 06 tháng 03 năm 2010, Lê Thị Công Nhân đã thi hành xong 3 năm tù, cô được thả về và chịu sự quản chế tại địa phương.[sửa]Hoạt độngLê Thị Công Nhân tham gia phong trào đòi đa nguyên, đa đảng. Lê Thị Công Nhân đã từng viết tham luận, nội dung tố cáo Tổng Công đoàn Việt Nam hiện nay không bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền và kêu gọi thế giới hỗ trợ cả tinh thần lẫn vật chất để lập ra những công đoàn độc lập cho công nhân Việt Nam, thể hiện đúng chức năng của Đảng Cộng sản Việt Nam được nêu trong điều 4 Hiến pháp Việt Nam 1992[3]. ("Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.")Cô là phát ngôn viên công khai của Đảng Thăng Tiến Việt Nam[4][5], cô đã trả lời một số cuộc phỏng vấn của các đài và báo chí ngoại quốc và viết bài nói về thực trạng của Việt Nam[6]. Vào tháng 12 năm 2006, trả lời cuộc phỏng vấn hội đoàn Lên Đường ở hải ngoại với những lời lẽ phê phán chỉ thị số 37/2006/CT-TTg củaThủ tướng chính phủ về việc quy định một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, cô nói: "Là một luật sư thì tôi xin khẳng định với những hiểu biết cá nhân của mình rằng chỉ thị 37-TTG ngày 29/11/2006 là hoàn toàn vi hiến". [7]Cô đã được mời tham dự Hội nghị Công đoàn Tự do tổ chức tại Warszawa, thủ đô của Ba Lan, (28 - 30 tháng 10 năm 2006), nhưng cô không tham dự được vì bịcông an giữ lại trước khi lên máy bay. [8]Từ đầu tháng 12 năm 2006 đến tháng 2 năm 2007, cô đã cùng luật sư Nguyễn Văn Đài tổ chức các lớp học về dân chủ và nhân quyền, vận động giới thiệu các tổ chức như Đảng Dân chủ, Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Khối 8406... cho một số sinh viên, trí thức và người khiếu kiện, tại văn phòng luật sư Thiên Ân... Hãy biết về cô qua ghi chép của Bác 8 Bến Tre:Minh Hạnh (MH) sinh ngày 13-3 năm 1985 trong một gia đình cả cha mẹ đều là cán bộ Cộng Sản ở Di Linh, Lâm Đồng. Năm 18 tuổi cô đã bắt đầu hoạt động bênh vực cho những người dân oan Lâm Đồng làm đơn khiếu kiện đât đai. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, MH vào Sài Gòn tiếp tục học trường Cao Đẳng Kinh tế.Năm 2005 cô đến Hà Nội giúp đỡ dân oan khiếu kiện đất đai và bị án 3 tháng tù giam. Khi hay tin chánh quyền CSVN cho Trung quốc đầu tư khai thác Bauxit tại Tây nguyên, cô đã bí mật cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đến tận nơi chụp ảnh các nông trường của TQ tại đây và chuyển đi toàn cầu qua mạng Internet.Năm 2007 MH đã tổ chức cho công nhân người Việt bị áp bức tại công ty nước ngoài để biểu tình và đình công để được tăng lương và an toàn lao động. Tháng 12 năm 2009 cô đã bí mật đi đường bộ sang Cambuchia, Thái Lan để đến Malaysia tham dự đại hội kỳ 2 của Ủy ban về người lao động Việt nam.Những hoạt động yêu nước đó của Minh Hạnh đã đẩy cô vào tù. Vào ngày sinh nhật thứ 27 của Minh Hạnh, tác giả Ngô An viết những giòng sau đây về cô:Hôm nay - ngày 13 tháng 3 - sẽ là một ngày rất bình thường nếu tôi không biết Hạnh. Tôi còn nợ cô bé ấy nhiều lắm. Có nhiều điều còn nhớ mãi, có những chuyện sẽ không thể nào quên. Thế nhưng, Hạnh vào tù đã được 3 năm, tôi chưa bao giờ viết được một bài trọn vẹn cho em. Có lẽ, tình càm tôi dành cho Hạnh đã bão hòa, đã đầy ắp để mỗi con chữ về Hạnh cũng là thừa. Có lẽ, tôi nhìn thấy sự thừa thãi trong những dòng chữ của mình vì đã có nhiều người viết về Hạnh mặc dù họ chưa được gặp em một lần. Mặc dù họ chưa được một lần nghe Hạnh hát, những bài hát do em tự đặt lời, giọng tự nhiên, trong sáng, không chải chuốt. Nhưng, quả thật, những dòng chữ họ dành cho Hạnh thật ấm áp, thật nghĩa tình như đã quen Hạnh từ lâu.……………Những ai đã có lần biết Hạnh, có lẽ sẽ nhớ mãi đôi mắt long lanh sáng của em chứa cả một bầu tâm huyết, Hạnh tin ở con người, cuộc sống, Hạnh tin mãnh liệt ở lý tưởng và điểm đến trên con đường chông gai mà em đã chọn. Bởi đó là hoài bão của em. Hoài bão của Hạnh không phải là một người chồng giàu, một căn nhà đẹp mà là một cuộc sống công bằng, cơm no cho người nghèo, áo ấm cho kẻ không nhà. Và em đã chọn một lối đi riêng cho mình - không giống những cô gái đồng trang lứa - để thực hiện hoài bão đó.Tác giả Vũ Đông Hà viết về Minh Hạnh: "Hạnh đã cùng với Hùng lên đường, phẫn nộ nhưng không hận thù, hiền hòa nhưng dũng cảm, chông gai nhưng không khiếp nhược, thất bại nhưng không sờn lòng" Thi sĩ Trần Trung Đạo đã viết "Mấy vần thơ cho Đỗ thị Minh Hạnh":
Không chỉ đọc, mà thực sự tôi còn chứng kiến nhiều lần những cảnh tượng nhức nhối xót thương. Mỗi buổi chiều tôi thường cùng mẹ sang bên ngõ chợ mua đồ ăn, nhìn thấy hình ảnh những người phụ nữ gày gò, đen xạm , ôm chặt quang gánh chạy thật nhanh mỗi khi thấy chiếc xe đồn của phường đi đến dẹp chợ, đến mức rơi cả một chiêc dép bên chân lại. Cứ như thể họ đang đi chạy nạn, tránh bom đạn hay đang bị cướp giật. Những dân phòng, công an phường tay cầm dùi cui, vẻ mặt dữ dằn nhìn những người phụ nữ đang thi nhau chạy hàng. Có đôi khi có những sự giằng co, van xin kịch liệt diễn ra giữa đôi bên nếu những người phụ nữ đó không kịp chạy. Những giọt nước mắt tức tưởi, cay đắng, ngậm ngùi đôi gánh hàng rong nuôi lớn con từng ngày .Và ước mơ của cô: Không biết đến bao giờ đất nước tôi có thể vươn lên tầm cỡ thế giới, nhưng tôi thực sự mong có một ngày, một ngày như thế. Một ngày trên khuôn mặt của những người dân tôi không phải là những nét măt u sầu, ủ rũ mà là những nụ cười hạnh phúc, yên vui. Con người được tôn trọng cùng với nghề nghiệp mà họ đã bỏ sức ra lao động chính đáng kiếm tiền lương thiện.Hãy cho tôi, thế hệ của tôi còn được sống trong niềm hãnh diện về dân tộc và đất nước thân yêu của chúng tôi. Người con gái thứ tư mà rất nhiều người biết đến và cảm phục là Huỳnh Thục Vy. Cô còn khá trẻ mà những bài viết của cô về đất nước, về hiến pháp, về dân chủ, về nhà nước pháp quyền...uyên bác, sắc sảo đến không ngờ. Không những chỉ viết, cô gái trẻ ấy đã sống rất kiên cường. Cô dũng mãnh nhìn thẳng vào bạo quyền và đối chọi lại không một chút nao núng.Sau đây là một số đoạn trích trong bài “Tính chính danh của Hiến Pháp” mà cô vừa viết trên BBC:Dù có xuất phát từ nhu cầu hay tình trạng nào, khi một thực thể chính trị mang vào mình cái vai trò của một Nhà nước thì bản thân nó phải có khả năng tự vận động để thực hiện những chức năng bắt buộc, nhằm có được lý do chính đáng cho sự tồn tại của mình.Nếu thiếu đi những lý do này, Nhà nước sẽ chỉ tồn tại trong sự bất chính. Những lý do đó là: sự đồng thuận trao quyền của người dân, sự hoàn thành tốt các chức năng quản lý và phát triển xã hội của Nhà nước đó, và cuối cùng là sự đảm bảo trách nhiệm bảo vệ chủ quyền Quốc gia và thiết lập sự hiện hữu hài hoà của cộng đồng mà nó quản lý với cả cộng đồng nhân loại.Dù được thành lập theo cách nào, một chính quyền chính danh phải có được những điều kiện trên, hoặc tiến hành càng sớm càng tốt những thay đổi để có được những điều kiện đó.Các chế độ độc tài được kiến lập từ sự trao quyền của người dân thông qua một cuộc bầu cử mang tính mị dân, như trường hợp cuộc bầu cử năm 1998 đưa Hugo Chavez của Venezuela lên cầm quyền, thường không có được những nhận thức sâu sắc về sự kiện trao quyền quan trọng này."Một khế ước phải có hai bên tham gia, hai bên phải đặt bút ký kết"Thậm chí những kẻ độc tài mới trỗi dậy nhờ một cuộc bầu cử mị dân như thế sẽ cảm thấy đắc ý với những chiêu thức lừa bịp dân chúng ngoạn mục của mình chứ không phải cảm thấy vinh hạnh vì được lên cầm quyền nhờ sự trao quyền nghiêm túc bằng cả ý thức và tinh thần trách nhiệm của người dân như trong chế độ dân chủ tự do thực sự. Vì thế, đối với những kẻ độc tài này, nhân dân và quyền lực xuất phát từ nhân dân chỉ là một trò cười, là một thứ để hắn ta lợi dụng.
|