Vì Ai Nên Nỗi PDF Print E-mail
Tác Giả: Vi Anh   
Thứ Bảy, 29 Tháng 10 Năm 2011 05:34

Vì ai nên nỗi ? Chế độ CS ở Việt Nam và Trung Quốc là những chế độ cai trị quá sức chịu đựng của người dân.

Ngày xưa ở bên Tây thời vua chúa, cuộc Cách Mạng năm 1789 của Pháp bùng nổ như thùng thuốc súng khi bé gái đánh phèn la kêu lên tôi đói, tôi cần bánh mì, và dân Paris phá ngục Bastilles, giết Hoàng Hậu Marie Antoinette, phá tan chế độ độc tài của dòng vua Louis, làm nên cuộc Cách Mạng Dân chủ, Dân quyền năm 1789.

Còn bây giờ ở bên Tàu thời CS độc tài đảng trị tòan diện còn nghiệt ngã hơn vương quyền chuyên chính của Trung Hoa, cái chết của hai em bé, một gái một trai, bị xe cán chết trên đường phố. Trong khi bao khách bộ hành kẻ đi qua, người đi lại đều thờ ơ, vô cảm, lãnh cảm, không ai cứu giúp. Trước mắt ai cũng sợ phiền tóai với công an, cảnh sát, luật pháp của CS. Và lối sống cũng như cách cai trị của CS từ lâu đã tạo cho người dân ich kỷ tột cùng, vì sợ CS nên phải thủ thân, cầu an, mất tinh thần cộng động và tình liên đới trong xã hội. Hai cái chết bi thảm của hai em bé này làm cho cả thế giới bàng hòang, làm người dân Trung Quốc thấy ghê tởm và phẩn nộ chế độ CS đã làm cho tinh thần văn minh và nền đạo đức Trung Hoa bại họai. CS đã làm nền văn hóa Trung Hoa rất “nhân nghĩa, lễ trí tín”, rất “kiến nghĩa bất vi vô dũng giả, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng” – trở thành vô nhân đạo, vô lương tâm, ích kỷ hết nói nổi như vậy.

Thực vậy thông tin, nghị luận, hình ảnh trên mạng và trên nhiều báo chí ngọai cho thấy bé gái Vương Duyệt Duyệt 2 tuổi bị xe hàng cán ở thành phố Phật Sơn ngày 11/10.  http://www.youtube.com/watch?v=_vGIVSKY-tY. Em nằm sát bên lề đường, chết trong sự thờ ơ của cả chục người qua lại. Họ liếc mắt nhìn và bỏ đi luôn, không dừng lại, để mặc em nằm chảy máu ở trên đường cho tới khi em bị một chiếc xe khác cán một lần nữa. Mãi sau mới có một người hốt rác đến giúp em nhưng quá trễ vì em chết rồi.

Cùng ngày em bé Duyệt Duyệt 2 tuổi chết thê thảm thì cũng trên đường đông ở thành phố một em bé trai 5 tuổi, đi học về, bị một chiếc xe thùng đụng phải, em bé gượng đứng lên, nhưng lại bị chiếc xe lùi lại, cán em một lần nữa, chết luôn. Và cũng biết bao hành khách đi qua mà vẫn thờ ơ vì sợ phiền phức, liên lụy khi bị công an hạch hỏi làm biên bản về việc cứu giúp người.
 
Hai cái chết đáng thương của hai em bé, thái độ và hành động ích kỷ đáng tởm của những khách bộ hành đã làm tan tác quyềt nghị của hội nghị lần thứ 6 toàn thể của Ủy viên Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc ban hành cùng thời gian này. Một quyết nghi tền dài lê thê mà thiếu vắng tính văn hóa. Đó là “tăng cường cải cách thể chế văn hóa, thúc đẩy cho sự phát triển và phồn vinh của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.” Dù Tân Hoa Xã tô lục chuốt hồng - nào là quyết định này tăng cường sức mạnh mềm của Trung Quốc , nào giới hữu trách sẽ dành riêng nhiều nguồn lực để gia tăng sự tự giác văn hóa và tăng cường sự tự tin văn hóa của người Trung Quốc và cải thiện phẩm chất văn hóa của toàn dân.

Nhưng vô ích. Ai cũng biết TC muốn bành trướng thế lực bằng văn hóa như tài trợ cho các đại học ngọai quốc mở lớp dạy tiếng Quan Thọai và mở nhiều hội Khổng Học ở ngọai quốc để chứng tỏ TC là một chế độ văn minh. Nhưng thực tế trên thư tịch dịch thuật những sách hay của Trung Hoa trên thế giới người ta chỉ thấy sách của Trung Hoa trước thế kỷ 19, chưa thấy một quyền sách hay nào thời CS nhuộm đỏ nước Trung Hoa.

Và hai cái chết của hai em bé gái mới 2 tuổi và trai 5 tuổi này đã làm cho người dân TQ và người dân các nước ghê tởm và phẫn nộ nền văn hóa CS mà TC đã áp đặt lên đất nước và nhân dân Trung Hoa này.  

Những đọan video ngắn loan tải trên Internet về cái chết thảm thương của hai em bé làm cho thiên hạ thấy cái mặt trái của những tuyên truyền của TC. Tai họa của cái gọi là “Văn hóa xã hội chủ nghĩa’ đã làm cho người dân Trung Hoa, một trong những nền văn minh cỗ đại, văn minh xuất phát từ trên Sông Hoàng Hà ở Trung Hoa rực rỡ như văn minh Sông Nile ở AiCập, văn minh Sông Hằng ở Ấn đô, và văn Minh Lưỡng Hà Euphrate, Trigris của Iraq, cảm thấy trở về thời đại ăn lông ở lổ, ai chết nấy chịu, không có tình người.

Văn hóa truyền thống, đạo lý lâu đời của người Trung Hoa, văn minh gần 5000 năm của Trung Hoa bị CS không phải cào bằng, mà là đào tận gốc, bốc tận rễ. Mà theo một nhà văn hóa ở Hongkong nói CS đã phá hủy hoàn toàn bởi các chính sách cai trị của đảng Cộng Sản trong 62 năm qua, từ Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, chủ nghĩa sùng bái kim tiền của Đặng Tiểu Bình, cho tới chủ trương “duy trì ổn định trên hết” của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Giáo sư Châu Chính Hiếu của Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh cũng thấy "Giá trị cốt lõi của đạo đức là thuộc về phần mềm. Cũng giống như phần cứng phần mềm của máy tính. Không có phần mềm thì phần cứng chỉ là một mớ sắt vụn. Những năm trước đây chúng ta hay nói GDP là 'lý lẽ cứng'. Và kết quả là như thế này. Cổ nhân nói 'quốc phá sơn hà tại'. Giờ đây thì 'quốc tại sơn hà phá' -- nước còn đó nhưng sơn hà đã mất. Ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, vân vân… mọi thứ đều có vấn đề nghiêm trọng. Dĩ nhiên trong đó có văn hóa là phạm trù quan trong nhứt của một dân tộc.

TC đã thay vào đó lối sống của CS qua chủ trương đấu tranh giai cấp, con tố cha, vợ tố chồng, bè bạn, đồng chí phải láo khóet với nhau. Bao lần cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa do Đảng phát động giết hàng triệu triệu người khiến ai cũng thủ thân, mất tinh thần cộng đồng, và bổn phận đối với người khác.

Nào ‘cải cách văn hóa’, nào đấu tố, cổ võ người dân làm những việc bất nhân, thất đức, như con cái đi đấu tố cha mẹ. Nào các chiến dịch ‘Tam Phản’, ‘Ngũ Phản’, các phong trào như ‘Trăm hoa đua nở’, ai có ý kiến khác với CS là đời tàn với những hình phạt chết thê thảm. Nên ai cũng phải thủ thân, cầu an, ích kỷ.

Trong hệ thống luật pháp của TC, do tinh thần “bao cấp của CS” không có luật qui định người thấy tai nạn có nhiệm vụ phải báo cáo nhân viên công lực và cứu giúp ban đầu như các nước tự do, dân chủ.

Vì ai nên nổi? Chế độ CS ở Việt Nam và Trung Quốc là những chế độ cai trị quá sức chịu đựng của người dân. CS làm cho đạo đức bại hoại và người dân quá sợ, nỗi sợ không rời. Sợ thì phải thủ thân, thành ra ích kỷ, mất tính cộng đồng, tình liên đới, che mắt lương tâm để sống ỵên thân. Sợ riết rồi thấy đúng cũng không dám làm ví không biết pháp luật, chế độ, công an cảnh sát có thấy như vậy không. Nên không có lợi thì người sợ CS không làm, cầu an cho yên thân. Những toan tính vị kỷ vì quyền lợi riêng tư, yên thân và cầu an làm nhân tính thui chột, thái độ và hành động vô cảm.

Ở VN trong thời CS cũng không khác gì. Cùng “bài bản” thì cùng tình trạng. Bây giờ người dân Việt ai cũng thủ thân, sợ liên lụy, tỏ ra thờ ơ trước những đụng chạm nhau, ít khi cứu giúp người bị tai nạn vì sợ công an, cảnh sát gây khó khăn khi làm chứng, nhiều khi còn buộc tội để vòi vĩnh nữa.

Bao nhiêu trẻ em đi học qua sông bằng cầu dây treo rớt ở Cao Nguyên, đi đò trên sông rạch bị chìm chết ở Miền Tây. Bao nhiêu công an, cảnh sát đánh chết dân, trong đồn, ngòai đường, có mấy người bị đưa ta tòa. Đảng Nhà Nước CS Hà nội cũng như CS Bắc Kinh đã vô cảm trước bao nhiều niềm đau nỗi khổ của ngưới dân vì đang mê say “ làm kinh tế”, hưởng thụ và chuyên chú “duy trì ổn định trên hết” cho Đảng CS mất rồi./.