Home Đời Sống Suy Tư Dòng Đời Một ngày 30 tháng 4 đáng ghi nhớ

Một ngày 30 tháng 4 đáng ghi nhớ PDF Print E-mail
Tác Giả: Hoàng Dược Thảo   
Thứ Năm, 19 Tháng 5 Năm 2011 19:26

 

Ngày 30 tháng 4 từ nay không chỉ là một ngày ghi nhớ của người Việt mà còn là một ngày ghi nhớ của dân tộc Hoa Kỳ.

 Ngày thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011, trùm khủng bố Bin Laden đã bị toán Biệt Kích Người Nhái Navy Seal của Hải Quân Hoa Kỳ giết chết trong một biệt thự ở  Abbottabad  ở phía bắc thủ đô Islabamad của Pakistan. Chiều Chủ nhật 1 tháng 5.2011, tổng thống Hoa Kỳ Obama từ tòa Bach Ốc chính thức xác nhận tin này với dân chúng Hoa Kỳ và thế giới. Trong chương trình 60 Minutes phát hình vào Chủnhật  6 tháng 5, tổng thống Obama cho biết lệnh tấn công đã được vị Tổng Tư lệnh của Quân Lực Hoa Kỳ tức tổng thống Obama bật đèn xanh vào tối thứ Năm sáu 28 tháng 4, một ngày trước khi 1/3 dân số thế giới tức 2 tỷ người sẽ theo dõi hôn lễ của hoàng tử William, Anh quốc mà không chú ý đến việc Hoa Kỳ chuẩn bị cho cuộc đột kích này. Trong bài diễn văn loan báo tin này, tổng thống Obama cũng không quên nhắc lại là từ khi nhậm chức, vào tháng 01. 2009, ông đã đặt việc chống khủng bố vào vị trí ưu tiên của nhiệm kỳ tổng thống của ông trong đó việc loại trừ Bin Laden đã được ông đặt lên hàng đầu.

Vì cuộc chiến tranh chống khủng bố, chống Bin Laden mà nước Mỹ mất đi đạo đức cần có của một quốc gia lãnh đạo thế giới về nhân quyền, đã vi phạm lý tưởng của các vị tiền nhân lập ra quốc gia này khi chính quyền Mỹ vì muốn truy nã Bin Laden mà bắt bớ rất nhiều người bị tình nghi dính dáng tới tổ chức khủng bố Al Qeada. Vì muốn tránh các luật lệ qui định bởi hiến pháp Hoa Kỳ mà chính phủ Bush đã phải lập ra trại giam Guantanamo và nhiều trại giam khác ngoài  lãnh thổ để khai thác tù nhân.  Trong nước thì Dự luật Patriot Act là một điều vi phạm quyền tự do căn bản của người dân được Hiếp Pháp Hoa Kỳ qui định nhưng chính quyền nhân danh bảo vệ nền an ninh quốc gia yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ thông qua. Theo đó thì chính phủ Hoa Kỳ có quyền bắt bất kỳ công dân của bất kỳ quốc tịch nào nếu người này bị tình nghi là khủng bố. Chính phủ có thể ghi âm, đọc điện thư của người dân nào mà không cần phải có lệnh của toà án như trước đây. Nhưng với tất cả tài lực, nhân lực đã đổ vào hai cuộc chiến tranh dài và tốn kém tại Afghanistan và tại Iraq từ 10 năm qua: Bin Laden vẫn biệt tăm cho đến ngày 30 tháng 4 vừa qua. Đó cũng là một vết thương lòng không bao giờ khép cho chính phủ GW Bush: tội phạm đứng đầu danh sách The Most Wanted Peoples bởi các cơ quan an ninh Hoa Kỳ vẫn tại đào trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông Bush. Lâu lâu trùm khủng bố này lại xuất hiện đọc diễn văn lên án chính phủ Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương, khi có dịp ... thuận tiện. Đến nổi có người còn có ý nghĩ rằng: có kẻ thù như ông Bin Laden thì ông Bush không cần có bạn. Nhờ ông Bin Laden còn tại đào, mọi chính sách quốc phòng và an ninh vô lý nhất của chính phủ Bush vẫn được thông qua và tồn tại. 

Nhắc lại, Bin Laden, một tỷ phú người Ả Rập Saoudite, sinh năm 1957, được coi như là người thành lập đội quân khủng bố Al Qeada, và là người chủ mưu vụ khủng bố vụ 911, đắnh cắp 2 máy bay hành khách của American Airlines đâm vào 2 cao ốc Twin Towers của  trung tâm tài chánh New York ngày 11.9.2001 - biểu tượng hệ thống quyền lực tư bản của Hoa Kỳ, giết chết hơn 3000 người.

Sau vụ này, cựu TT Hoa Kỳ George W. Bush đã đưa quân vào Afghanistan để truy lùng Bin Laden để bắt sống hay chết Dead or Alive.  Số tiền thưởng cho ai tố cáo Bin Laden tăng lên dần đến 25 triệu đô la nhưng đã gần 10 năm qua, vẫn không có tin tức gì khiến nhiều người tin rằng hy vọng bắt được Bin Laden khó thành vì có thể y đã qua đời ở đâu đó nhưng tổ chức Al Qeada đã giữ kín tin này. Về chiêu này thì chắc tổ chức Al Qeada học được của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Ông Minh qua đời ngày sau khi đột nhập vào Thái Lan nhưng nhiều năm sau đó, tổ chức này vào ngày tết vẫn phát thanh lời hiệâu triệu kháng chiến của ông Minh với đồng bào hải ngoại. Để lâu cứt trâu hoá bùn cho đến nay, tổ chức Việt Tân, thối thân cuả MT Hoàng Cơ Minh nhận chìm xuồng luôn cái chết của ông Minh và số tiền mấy chục triệu đô la mà đồng báo hải ngoại đóng góp cho tổ chức này.

Từ tháng 8 năm ngoái tình báo Mỹ đã được mật báo nơi cư ngụ của Bin Laden là thành phố Abbottobad cách thủ đo Islamabad chừng 120 dặm. Y sống trong một biệt thự giữa khu dân cư đông đúc và có nhiều giới chức quân sự cao cấp của Pakistan cư ngụ. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nhắn khéo với Pakistan nhiều lần là đừng dung dưỡng Bin Laden. Dù sao thì tin Osama Bin laden bị triệt hạ cũng khiến cho hàng ngàn dân Mỹ túa ra đường trước Tòa Bạch Ốc ở Wasington D.C, tại Ground Zero nơi có hai building bị thiêu hủy reo mừng chiến thắng. Dĩ nhiên cuộc chiến khủng bố của Hoa Kỳ chưa ngưng tại đây. Tuy nhiên, thiếu Bin Laden, tổ chức Al Qeada sẽ như rắn mất đầu. Hâàu hết đàn em thân tín trong ban lãnh đạo của tổ chức này đã bị Hoa Kỳ triệt hạ trong 10 năm qua và vai trò của Bin Laden rất quan trọng vì Bin Laden là biểu tượng anh hùng, là nguồn tài trợ  của cuộc thánh chiến mà nhóm Hồi Giáo quá khích dựa vào để chống lại sự bênh vực Do Thái của khối Tây Phương và Hoa Kỳ. 

Khi tấn công vào sào huyệt và bắn chết Binladen, Biệt kích Hoa Kỳ cũng thu thập được 5 cái máy tính, 10 kho dữ kiện (Hard Dish) và cả trăm cái USB chứa đựng tài liệu. Đây là một kho tàng vô giá của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố. Thi hài của Bin Laden đã được Hải Quân Hoa Kỳ hỏa táng ở biển Ả rập Arabian sea. Không biết việc tiêu trừ được Osama Bin Laden có phải là động lực khiến tổng thống Obama đưa Giám đốc CIA Leon Panetta lên làm Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và Tướng Tư lệnh chiến trường Afghanistan David Pettraeus lên làm Giám đốc CIA vì công trạng của họ trong việc khép lại một trang sử của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh chống khủng bố Hồi giáo quá khích hay không? Dù sao thì lần này, uy tín của giới tình báo Hoa Kỳ cũng đã được phục hồi sau một thập niên bị sứt mẻ vì vụ 911 và chiến tranh Iraq.

* * *

Có thấy sự vui mừng cuả dân chúng Hoa Kỳ trước tin Osama Bin laden bị giết chết mới thấy được sự đau đớn của dân chúng Hoa Kỳ sau cuộc khủng bố 11 tháng 9 năm 2001. Thông thường, hệ thống truyền thanh, truyền hình cuả Hoa Kỳ vẫn đứng đầu về hình ảnh chính xác và trung thực. Trong cuộc khủng bố 911, nhiều hình ảnh, nhiều đoạn phim đã được các cơ quan truyền thông, truyền thanh Hoa Kỳ đục bỏ dù những đoạn phim, những hình ảnh kinh sợ này được phổ biến khắp nơi ngoài Hoa Kỳ. Tuần báo Paris Match số ra ngày 21 tháng 9, 2001 có những bức hình của WTC bị cháy với vài chục mạng người nhảy tung ra khỏi cửa sổ rơi vào khoảng không. Đó là kết quả của một hành động khủng bố vô nhân đạo dành cho người dân vô tội.

Năm 2001, lúc tổng thống Bush vào toà Bạch ốc, thế giới không còn chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ là quốc gia siêu cường độc tôn, không có đối thủ thì sau vụ 911 đến nay, Hoa Kỳ lâm vào một cuộc chiến tranh vô hình, vô biên giới khó khăn thập bội không thể giải quyết nhanh chóng bằng vũ lực. Tinh thần bài Mỹ nổi lên khắp khối Ả Rập vì chính sách đối ngoại ủng hộ Do Thái của Hoa Kỳ.  Khi tổng thống Bush hăm he sẽ dùng vũ lực để bắt trùm khủng bố Osama Bin Laden về trị tội để xoa giảm sự phẩn nộ cuả quần chúng Mỹ sau vụ 911 thì ai cũng nhìn thấy những khó khăn của nước Mỹ trong cuộc chiến tranh vô hình: không biết ai là thù, không biết ai là bạn, một cuộc chiến chống lại những kẻ ... không có gì để mất đang núp trong bóng tối.

Sau vụ 911, quốc gia duy nhất lên tiếng bênh vực Bin Laden và chê trách Hoa Kỳ lại là nhà nước ta. Lạ thì có lạ nhưng không có gì là khó hiểu cả. Để ăn mừng 36 năm chiếm miền nam, báo chí trong nước phổ biến bài của tên đặc công Việt cộng Vũ Văn Tuấn, người ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông. Những lý do người Cộng Sản biện minh cho việc ám sát này như: Giáo sư Bông là một ngôi sao sáng về chính trị tại miền nam - không thể biện minh được cho hành động giết người vô tội của chúng. Nhưng đó là việc cuả 40 năm về trước khi Việt Nam đang có chiến tranh thì chúng ta còn hiểu được. Nhưng ngày nay đã là thành viên cuả Hội Đồng Bảo An LHQ rồi Việt cộng vẫn còn lớn tiếng ca tụng hành động khủng bố sát hại GS Nguyễn Văn Bông với đầy đủ chi tiết như vậy thì thật là khó hiểu. Ít ra lần này, tin Bin Laden bị Biệt kích Người Nhái Navy Seal của Hoa Kỳ giết chết không được nhà nước ta hồ hỡi chống đối hay mừng rỡ như khi Hoa Kỳ bị khủng bố ngày 9 tháng 11 năm 2001 trước đây.

Sau vụ 911, trên báo Quân Đội Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CSVN bình luận về thảm họa khủng bố ngày 11 tháng 9, 2001 có những đoạn sau: 

Rõ ràng là qua vụ tấn công khủng bố này, người Mỹ nên tự xét lấy mình.

Nếu người Mỹ không theo đuổi chủ nghĩa biệt lập và chủ nghĩa sô-vanh, và nếu họ không áp đặt các giá trị của mình lên người khác với một thái độ chủ quan, thì có lẽ là 2 tòa nhà của Trung tâm Thương mại Thế giới vẫn còn đứng cạnh nhau giữa tiếng sóng vỗ và gió reo của Đại Tây Dương.

Bài viết này được đăng kèm theo bài viết của đảng CSVN dọa sẽ không phê chuẩn Hiệp ước Thương mại nếu như Hoa Kỳ ép buộc Hiệp Ước này đi song phương với Dự Luật về Nhân Quyền trong khi đó thì các đoàn thể CSVN mở những cuộc hội  thảo về vụ khủng bố tại Hoa Kỳ để cuối cùng đi đến kết luận tương tự như lập luận cuả báo Quân Đội Nhân Dân là... đáng đời cho b0n giắc Mỹ khiến cho một số đảng viên phải kêu lên rằng đảng và nhà nước ta ... không còn đoàn kết, thống nhất nữa rồi. Vì trong khi chủ tịch nhà nước Trần Đức Lương gửi điện thư chia buồn với TT Hoa Kỳ George W. Bush với nội dung rất là văn minh như:

Chính phủ và nhân dân Việt Nam rất sửng sốt trước thảm họa xảy ra tại Hoa Kỳ sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ, đặc biệt là gia đình các nạn nhân. Việt Nam, trước sau như một, phản đối những hành động khủng bố gây chết chóc và đau thương cho dân thường. thì các đoàn viên Cộng Sản nhảy cỡn lên reo mừng.

Sự vui mừng vì Mỹ bị khủng bố không chỉ nằm trên báo Nhân Dân. Ký giả Micheal Mathes thuộc hãng thông tấn Đức Deutsche Presse-Agentur đã ghi lại không khí vui mừng và hào hứng tại các trường đại học Hà Nội khi nghe các cuộc tấn công cuả khủng bố trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Một sinh viên tại đại học Xây Dựng Hà Nội cho rằng người Việt Nam xem hành động khủng bố này là hành vi anh hùng vì họ dám chạm trán với nước Mỹ siêu cường. Một sinh viên khác tên là Đặng Quang Bảo cho rằng khủng bố chỉ là một phương tiện làm cho người Mỹ mở mắt bởi vì Mỹ đã mù quáng áp đặt lên thế giới xuyên qua cấm vận. Tóm lại, người Mỹ đã dùng kinh tế để can thiệp vào nội bộ cuả các quốc gia khác.

Bình luận về lời chúc mừng cuả  chủ tịch nước Trần Đức Lương gửi cho TT Hoa Kỳ, một giáo sư tại Viện Quan Hệ Quốc Tế (tức trường đào tạo cán bộ ngoại giao cuả Hà Nội) đã trả lời ký giả Micheal Mates rằng thư chia buồn chỉ là vấn đề thủ tục nhưng ông ta tin rằng 80% (?) dân số trên thế giới sẽ bí mật ca ngợi cuộc tấn công khủng bố này. Theo ông này thì tại các tiệm ăn, tiệm hớt tóc, chợ buá, trường học tại VN ai ai cũng đồng ý rằng Mỹ trồng cây gì thì có quả đó.

Chỉ mới một thập niên thôi nhưng hiện này thì giặc Mỹ đang gieo cái quả khá đậm đà trên thế hệ trẻ tại Việt Nam: họ nghe nhạc Mỹ, mở miệng ra là OK, là Good Morning. Aûnh hưởng của đồng chí Trung quốc vĩ đại thật là mờ nhạt trên giới trẻ tại Việt Nam. 

Sau hai mươi sáu năm của lịch sử tị nạn Việt Nam, hiện nay người Mỹ gốc Việt đã có những tình cảm khác hơn đối với đất nước này. Hoa kỳ không còn là nơi tạm dung, không còn là nơi lưu vong, đất khách mà đã trở thành một quê hương thứ hai cuả người Mỹ gốc Việt. Trước đây đã có nhiều người tiên đoán rằng khi tiến quân vào A Phú Hãn, người Mỹ sẽ đối diện với một cuộc chiến tranh không khác gì là chiến tranh Việt nam trước đây. Tôi không tin như vậy. Quân đội Mỹ và cuộc chiến tranh tại Afghanistan sẽ không bị bó tay như chiến tranh VN. Bởi vì cuộc chiến VN không xảy ra trong nội địa Hoa Kỳ, Kiến thức và văn hoá cuả đa số dân chúng Mỹ về lịch sử và mối tương quan với cộng đồng thế giới thật là hạn hẹp. Hầu hết quần chúng Mỹ không biết vì sao có khối Ả rập Hồi giáo lại thù ghét người Mỹ và Tây Phương trong khi chính quyền Mỹ đã phải làm cảnh sát giữ gìn an ninh, viện trợ cho nhiều dân tộc trên thế giới về kinh tế, về quân sự, về kỷ thuật... Cuộc chiến chống khủng bố không có phong trào phản chiến nào nổi dậy được vì dân Mỹ bị ... đánh trọng thương, khủng bố không còn ở chân trời xa xăm mà khủng bố đã đánh sập World Trade Center ở Manhattan, tại trung tâm tài chính của Hoa Kỳ. Người Mỹ cảm thấy nhục nhã quá, bất an quá khi với bao nhiêu là nhân viên an ninh, gián điệp chìm nổi đã thua cuộc đấu trí với những người Hồi giáo quá khích cùng đường cảm tử dùng vũ khí duy nhất và cuối cùng là thân xác của chính họ. Họ càng bạo tàn, càng tạo nhiều tiếng vang, càng nêu lên được lý tưởng cuả mình. Đó cũng là điều mà đảng CSVN đã bơm vào đầu cuả bao nhiêu thanh niên sinh Bắc tử Nam trên con đường vượt tuyến vào miền Nam giải phóng. Những cán binh Việt Cộng này đã không từ nan bất cứ một hành động khủng bố nào, dù dã man nhất để tạo ra những chiến thắng cho đảng CSVN. Sự vui mừng của quần chúng Việt Nam khi thấy Hoa Kỳ bị khủng bố 10 năm trước đây cho thấy trên một phần tư thế kỷ qua, đảng CSVN cũng không làm được bao nhiêu trong việc gây dựng đất nước về cả hai phương diện: vật chất và con người.

Đất nước Hoa Kỳ không chỉ là đất tạm dung, đất lưu vong mà đã trở thành quê hương thứ hai cuả chúng ta, nơi con cái chúng ta lớn lên sống một cuộc đời lành mạnh, trong sáng, có giáo dục. Máu đã đổ ở thành phố New York là máu của người đến từ 65 quốc gia khác nhau trên thế giới. Những người này không mang mối thù hận nào trong lòng sáng thứ ba 11 tháng 9, 2001 khi họ từ giã gia đình, vợ con để đi làm việc như tôi, như bạn. Chủ nghĩa, chính trị, tư bản , cộng sản đều là những danh từ trên các bàn hội  nghị. Cái tội duy nhất cuả họ chỉ là vì họ đã được sinh ra trên đất nước này hay được sinh sống trên đất nước này như tôi, như bạn. Vui mừng khi thấy máu đổ, khi thấy những xác người không toàn thây trong bất cứ trường hợp nào, chiến tranh hay hoà bình,  đều là thái độ của con người. Báo chí thế giới sau ngày 911 đề cập đến sự vui mừng của trí thức Việt Nam  trong sân trường đại học, trong Viện  Quan Hệ Quốc Tế với những lời bình luận thật là thấm thía. Tin này và tin Việt Nam sau 50 cộng sản vẫn còn là một trong mười nước nghèo đói nhất trên thế giới có lẽ hổ tương cho nhau không phải là không có lý.