Home Đời Sống Suy Tư Dòng Đời Đôi Mắt Của Lòng

Đôi Mắt Của Lòng PDF Print E-mail
Tác Giả: Tôn Nữ Hoàng Hoa   
Chúa Nhật, 05 Tháng 12 Năm 2010 17:38

Lần này cho dù Đại sư đã nhắm mắt lại tức là Đại sư đã không nhìn tôi bằng đôi mắt trần tục của Ngài nhưng thật ra Đại sư đã nhìn tôi bằng đôi mắt của lòng.

Cũng như mọi ngày, sau buổi công phu sớm Đại Sư luôn luôn cảm thấy tâm hồn thảnh thơi, an lạc. Bên con đường đất dẫn ra đường cái, ngôi chùa nhỏ lẩn khuất khiêm nhường dưới cõi trời bao la, chan hoà câu kinh tiếng kệ cùng tiếng mõ tiếng chuống, trãi dài trong không gian vào những buổi sớm mai mặt trời chưa thức giấc hay vào những buổi chiếu khi ánh tà dương vẫn mãi rong chơi, trước cảnh giao thoa của ngày và đêm tối.

 Dân trong làng không ai thắc mắc về lai lịch của Đại sư vì sự hiện diện của Đại sư ở ngôi chùa nhỏ bé này nhiều hơn số tuổi người dân sống tại đây. Thỉnh thoảng người dân đến chùa cúng quãy nhưng sự yên lặng cổ kính của ngôi chùa đã không có cơ hội để họ gợn nên tà niệm cho những người vẫn muốn mượn mái chùa làm nơi trú ẩn của lợi danh.

 Trời hôm nay dịu và im. Tiếng chim hót ngoài cây mỗi lúc mỗi réo rắc làm Đại sư muốn đi dạo một vòng.Trên những bước chân chậm rãi tiếp nối nhau đã dẫn dắt Đại sư đến một bến sông. Mặt sông trong, xanh và phẳng lặng, chỉ có con đò thả mái chờ khách sang sông. Cảnh vật hữu tình, lòng Đại sư hân hoan muốn những bước chân tiếp nối trên những lối nhỏ bên kia sông.

 Đại sư xuống đò thanh thản nhìn cảnh vật. Đôi mắt lim dim trên tư thế của phong cách tham thiền. Sang tới bờ bên kia, Đại sư thong thả hỏi cô lái đò bao nhiêu tiền phải trả cho một chuyến đò sang.

 Cô lái đò đáp:

 - Bẫm Đại sư chỉ có một đồng thôi.

 Trong lúc Đại sư lấy tiền để trả thì cô lái đò lại tiếp:

 - Bẫm Đại sư chỉ một đồng thôi, nhưng Đại sư thì phải trả đến hai đồng.

 Đại sư cảm thấy lạ lùng, bèn hỏi:

 - Tại sao vậy cô?

 Cô lái đò thản nhiên đáp:

 - Chả có gì lạ cả thưa Đại sư. Bởi tiền công chèo đò thì chỉ một đồng còn một đồng kia là trả tiền Đại sư ngồi nhìn tôi.

 Đại sư rất ngạc nhiên cho cái lối đòi tiền kỳ quặc của cô lái đò. Nhưng Đại sư đã không tỏ ra một điều gì bối rối cũng như không có một phản ứng nào. Ngài chỉ việc trả tiền cho cô lái đò rồi tiếp tục cuộc dạo mát của mình. Bước chân Đại sư dường như rất thanh thản. Hình như lối đòi tiền kỳ quặc của cô lái đò kia đã không có một chút gì ảnh hưởng đến cuộc dạo mát của Ngài.

 Phút chốc thời gian ngã về chiều. Cảnh hoàng hôn lại càng rực rỡ hơn, Những tia nắng cuối của ngày như đang cố gắng đem hết ánh sáng còn lại chiếu lên cảnh vật trước khi một màn đêm buông xuống.

 Thấm thoát mà Đại sư đã trở lại dòng sông. Không biết thiện duyên hay ác duyên mà Đại sư lại gặp cô lái đò hồi sáng. Đại sư tự nhủ lần này mình nhắm mắt lại thì chắc khỏi phải trả hai đồng. Nghĩ vậy, Đại sư thong thả bước xuống đò. Đò cập bến . Đại sư mĩm cười hỏi cô lái:

 - Lần này thì bần tăng chỉ trả một đồng thôi phải không?

Cô lái lại thản nhiên đáp:

 - Bẫm Đại sư, lần này thì Đại sư không phải trả một đồng mà lại trả  đến bốn đồng đấy.

 Từ ngạc nhiên đến kinh ngạc Đại sư tỏ vẽ không vui:

 -Sao lại có chuyện kỳ cục vậy. Lần này bần tăng nhắm mắt có nhìn gì nữa đâu mà phải trả đến bốn đồng?

 Cô lái đò lại thản nhiên đáp:

 -Bẫm Đại sư, hồi nãy tôi chỉ tính Đại sư bởi vì một đồng là tiền công tôi chèo đò và một đồng nữa là trả tiền Đại sư ngồi nhìn tôi.Lần này cho dù Đại sư đã nhắm mắt lại tức là Đại sư đã không nhìn tôi bằng đôi mắt trần tục của Ngài nhưng thật ra Đại sư đã nhìn tôi bằng đôi mắt của lòng. Thưa Đại sư, đôi mắt của lòng lúc nào cũng đắt giá hơn đôi mắt trần tục ạ.

 Sau chuyến đò sang sông, bước chân của Đại sư đã không còn thanh thản như lúc sáng sớm ra đi. Dù Đại sư không biểu lộ bất cứ một xúc cảm nào nhưng trên dặm dài suy tư đơn lẽ về nhân sinh tan tác ngoài  đời. Đại sư đã nhận thức thêm một điều là cho dù sự vật chuyển hoá vô biên, con người có có, không không, thường thường, đoạn đoạn, lấy giả làm chân, lấy chân làm giả mà biết cư xử với nhau bằng một tấm lòng, biết nhìn nhau bằng đôi mắt của lòng như cô lái đò ở một miền quê hẽo lánh đã khẳng định một cái nhìn bằng đôi mắt của lòng thì đắt giá hơn một cái nhìn của đôi mắt trần tục.

 Tấm lòng mà cô lái đò đã diễn đạt cho thấy căn bản của người dân Việt Nam đã được un đúc trên tinh thần nhân bản, lấy tâm làm căn bản theo chủ thuyết Duy Tâm. Cho dù sống ở đâu từ thôn quê hay thị thành hay một nơi nào xa xôi trên trái đất người dân Việt Nam vẫn tiềm tàng sống ẩn dật trong tinh thần nhân bản và đạo lý truyền thống của người Việt Nam.

  Không phải tinh thần hướng nội trong tâm linh  chỉ thoáng qua câu chuyện tính tiền đơn giản của cô lái đã nơi thôn dã. Đó chính là cái nhân bản lồng lộng trong chủ thuyết duy tâm có được trong tâm hồn mộc mạc của người dân Việt Nam . Chữ tấm lòng mà cô lái đò diễn tả đi từ nội tâm, thuộc về vô hình ,nằm sâu trong suy nghĩ, trong đầu óc, trong tư tưởng...và không thể năm bắt được. Trên sự việc không nắm bắt được mà không ai, không một chủ nghĩa nào đi ngược với chủ thuyết duy tâm có thể "bóp chết" được.

 Trái với chủ thuyết Duy Tâm là chủ thuyết Duy Vật.

Trong triết học, chủ thuyết hay chủ nghĩa duy vật có quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự và xem như là tồn tại là vật chất. Nói một cách rõ ràng hơn chủ nghĩa duy vật về căn bản mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất do đó bản chất của thế giới là vật chất và chính vật chất mới quyết định ý thức

 Trong khi đó chủ thuyết duy tâm cho rằng bản chất của thế giới là ý thức, là một trường phái triết học triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức. Chủ nghĩa duy tâm thừa nhận ý thức và tinh thần là thuộc tính thứ nhất có trước, và vật chất là thuộc tính thứ hai có sau.

 Khi Hồ Chí Minh đem chủ thuyết duy vật qua chủ nghĩa Cộng Sản của Karl Marx về áp đặt dân tộc VN tức là đưa vào VN một chủ nghĩa vật chất duy vật vô tôn giáo để phá hủy tinh thần nhân bản qua chủ thuyết duy tâm mà ông cha ta đã cố công gầy dựng. Nhưng cho đến nay dân tộc VN càng ngày càng hướng về chủ thuyết duy tâm cho dù đang sống trên một xã hội chủ nghĩa duy vật.

 Chính sự thất bại đó VGCS phải lợi dụng chủ thuyết duy tâm làm phương tiện biện minh cho cứu cánh ( mục tiêu). Chủ thuyết duy vật đi từ vật chất không có quan hệ mật thiết với các tôn giáo. Chỉ có chủ nghĩa duy tâm mới có quan hệ mật thiết với các tôn giáo.

 Ấy thế mà VGCS lại dám sản xuất hằng ngàn sư quốc doanh mang tấm thân ô trược trên căn bản duy vật xem mọi sự trên đời là vật chất làm kẽ rao giảng tâm linh. Chính trong sự vận dụng sai lầm này của VGCS đã thường bị những người chánh tâm cầu đạo đánh bật ra khỏi các biện pháp (phương tiện) vận dụng đành phải đi lạc mục tiêu(cứu cánh) không đạt được.

 Chính vì lẽ đó mà những bài rao giảng của các sư quốc doanh không nắm bắt được phần tâm linh. (Làm sao có thể biết nội tâm là gì khi đã được un đúc trên chủ nghĩa duy vật) do đó đã gây cảnh xào xáo trong tập thể người tỵ nạn CS tại hải ngoại.

 Điều đó cũng dễ hiểu vì khắc tinh của Chủ nghĩa duy vật là Chủ nghĩa duy tâm. Cho nên càng cố viết ra những bài rao giảng mượn tâm linh làm võ bọc thì cũng không diễn đạt được sự liên hệ giữa chủ nghĩa duy vật với tôn giáo vì từ nguyên thủy Duy vật không chấp nhận tâm linh mà duy nhất là vật chất như bản năng căn bản sinh tồn của con người. Bản năng đó đã được thể hiện bằng sự chiếm đoạt như con thú vồ mồi trong bóng đêm để có vật chất sinh tồn.

 Chính sự lợi dụng chủ nghĩa duy tâm làm phương tiện để đạt được cứu cánh mục tiêu duy trì sự tồn tại của Đảng CSVN đã cho thấy cái chủ nghĩa duy vật đang sợ hãi chủ nghĩa duy tâm đang tồn tại mãnh liệt  trong lòng dân tộc VN.

 Vì lẽ đó những vị tu sĩ chánh tâm cầu đạo rất im lặng hướng về nội tâm tịnh độ không phải giãi thoát cho ai mà ngay chính bản thân các tu sĩ. Sư im lặng bị sĩ nhục đó không phải là họ thua nên họ phải câm miệng mà chính họ đang tìm thấy cái căn nguyên của tất cả mọi ủ kín nơi tự thể. Trên cái tự thể chân thật ấy họ sẽ không bị chôn vùi hay phỉ báng để có thể chết trong chớp mắt bằng những bài viết chua ngoa nham nhở hủy hoại mà trái lại tự thể đó sẽ sống dào dạt bất tử để dòng sinh hoá liên tục khỏi đứt lìa.

 Còn nhựng vị sư quốc doanh cho dù bọc đường bằng chủ thuyết Duy Tâm nhưng bản chất là Duy vật thì chẳng khác gì rễ mọc dưới sâu đâu có thay đổi sắc mầu cho dù thời tiết Xuân Hạ Thu Đông có làm cho hoa lá xanh tươi hay tàn úa.

 Bài viết này xin gởi đến những ai chưa thấm nhuần đạo Phật hay đang lẽ loi trên dặm dài hiu quạnh của tâm linh bằng một tấm lòng của người Viết. Đạo Phật sẽ sáng ngời cho dù VGCS đang cố tâm chà đạp bằng một "Đội Ngũ Sư Quốc Doanh". Tuy nhiên  Phật đã dạy Ta Là Phật đã thành còn chúng sanh là Phật chưa thành. Do đó khả năng của của quí vị sư quốc doanh thành Phật cũng không khó nếu quí vị tự thắp đuốc mà đi...

Ngày đầu của tháng cuối năm

12/01/2010