Ghen |
Tác Giả: Mây-cao-Nguyên | ||||
Thứ Năm, 23 Tháng 9 Năm 2010 17:41 | ||||
Tôi quan niệm: “Không có người đàn bà nào xấu cả, chỉ có người đàn ông không có mắt mỹ thuật”. Vì cái quan niệm rộng rãi này, nên nhiều lúc bị nhà tôi “làm tình, làm tội” cũng đáng lắm. Nhưng cái ghen của người đàn bà Việt Nam cũng dễ thương đáo để, không như cái ghen của người phụ nữ Tây phương. Mỗi lần được vợ ghen, tôi cảm thấy hãnh diện vì tự nghĩ mình vẫn còn đẹp trai, trẻ trung và hấp dẫn. Cách đây khá lâu, tôi có đọc một tờ tuần báo của Anh quốc đăng tin một phụ nữ Anh nghi ngờ chồng của bà ngoại tình. Cơm nước dọn ra chờ mãi không thấy chồng về. Vừa buồn, vừa giận, vừa ghen, bà chạy ra lan-can lầu ba nhảy xuống tự tử. Ông chồng bạc phước từ đâu dẫn xác về đúng ngay lúc bà vợ nhảy lầu. Bà vợ cắc cớ hết chỗ nói, bà ta đã nhảy: chàng hảng hai chân theo kiểu đi hưởng tuần trăng mật, nên rớt ngay chốc vào càn cổ của ông chồng làm ông ta gãy cổ chết ngay tại chỗ. Bà vợ còn sống, sau đó bà đi lấy chồng khác. Nếu bà ta nhảy chụm hai chân như lúc vừa mới hò hẹn thì đã rớt ngay xuống nền xi-măng, phải đỡ cho ông chồng biết bao nhiêu hay không!? Đời biết đâu mà nói phải không bạn?. Sở dĩ tôi phải dài dòng vì tôi đang mang tâm sự của “người yêu cô đơn”. Nguyên nhân xảy ra cớ sự là như thế này. Cách đây hai tuần lễ, tôi và một người bạn, anh Văn Lưu, đang ngồi uống rượu và nhâm nhi mấy con khô mực trên sân thượng vào một trưa thứ Bảy đẹp trời. Bà Tây hàng xóm không biết vô tình hay cố y’mặc một bộ đồ “bi-ki-ni” hai mảnh, đem máy ra cắt cỏ. Bạn cứ thử tưởng tượng một người đàn bà trẻ đẹp, nẩy nở toàn diện, mặc áo quần hở hang gần như để lộ cả “một tòa thiên nhiên” trước mắt, dầu có liệt dương cấp tám cũng phải hồi phục ngay tức khắc. Bãi cỏ chỉ lớn hơn cái nong phơi lúa mà bà ta cắt đi, cắt lại cả chục lần và lại “vừa đẩy, vừa hẩy cái mông. Vừa đẩy, vừa hẩy cái mông”, có “ác ôn, côn đồ giải phóng miền Nam” không chứ!?. Hai chúng tôi đã cười cười, nói nói một cách “vô tư” và bàn tính đi mua loại thuốc mọc cỏ trong vòng hai mươi bốn tiếng. Chúng tôi đang ước ao và đang trao đổi cái tâm sự thầm kín nhất, không nói ra chắc bạn cũng đã biết. Vì ca dao có câu: “Của lạ bằng tạ lúa giống”. Đâu ngờ đàng sau lưng chúng tôi, hai mụ “chằn lửa” mặt mũi đỏ bừng đang phùng mang, trợn mắt: Cả trời đất như đang quay cuồng trước mắt, chúng tôi riu ríu đi vô nhà như hồi nhỏ ăn vụng bị mẹ bắt gặp. Vừa ngồi xong hình như hai bà có toan tính, sắp xếp với nhau rồi nên đồng vén hai cái áo cánh đang mặc, để lộ cả một khối thịt bụng trắng trẻo, mát mẻ làm sao: Nhà tôi vừa khua tay, múa ngón, nhưng đôi mắt lim dim đa tình nhìn hai chúng tôi như một từ mẫu chỉ khuyên dạy khi “các con” lầm lỗi. Còn Văn Lưu phu nhân thì ngồi im thim thíp, kinh nghiệm cho tôi biết cơn giận của mụ ta ngút ngàn tận trời xanh: “Im lặng là hình phạt độc ác nhứt”. Tôi còn nhớ vị Thánh Jerome có phán một câu: “Đàn bà là cửa ngõ của địa ngục” và nhà đại-văn-hào Nga, khuyên rằng: “Hãy nhìn xem thế giới của đàn bà như một sự bực mình cần thiết trong đời sống xã hội, bạn hãy tránh xa họ càng nhiều chừng nào càng tốt chừng đó”. Tôi không đồng y’ lắm về những lời phán xét của hai danh nhân trên. Từ khi có con người trên quả đất, hàng tỷ người đã từng điên dại, điêu đứng, yêu một cách say mê, điên cuồng trước đôi mắt của mỹ nhân. Tôi lấy ví dụ hai câu thơ sau đây của thi hào họ Vũ: “Em ơi! Lửa tắt bình khô rượu, Đọc xong, bạn có thấy chết lịm cả tâm hồn hay không? Cũng có một thiểu số đàn bà rất là quá quắt, hung dữ. Nhưng phải suy ra ly’ do tại sao người ta hành động như vậy? Tôi xin kể hầu bạn một vài trường hợp ghen tuông, cãi vã giữa những cặp vợ chồng danh nhân thế giới đã đưa đến một sự tan rã bi thảm: *Hoàng Đế Napoléon Đệ Tam của nước Pháp (Cháu của Napoléon Bonaparte) lấy một giai nhân sắc nước hương trời. Nhưng bà này có máu hoạn thư có một không hai. Ngay lúc ông lâm triều để chủ tọa một cuộc họp mật với các triều thần để bàn quốc sự. Bà vẫn xông đại vào vì luôn luôn sợ rằng ông đang tư tình với người đàn bà khác. Ông đã chán nản đến độ, đêm đêm ông lén ra cửa sau, giả làm thường dân để hưởng lạc và để thở hít chút không khí tự do ở bên ngoài cung điện. Như vậy mới thấy rằng, với sắc đẹp “chim sa, cá lặn” và đời sống nhung lụa cũng không giữ nổi tình yêu nếu người đàn bà luôn luôn ghen tuông và cãi vã với chồng. *Vợ của nhà đại-văn-hào Nga Leo Tolstoi trước khi qua đời, bà đã thú nhận với hai cô con gái: “Chính mẹ là nguyên nhân gây ra cái chết của cha các con”. Đại-văn-hào Tolstoi là một trong những tiểu-thuyết-gia bất hủ. Hai trong những tác phẩm nổi tiếng: War and Peace và Anne Karenina mãi mãi sáng chói qua tất cả mọi thời đại. Ông đã nổi tiếng đến độ những người ái mộ ông theo ông ngày lẫn đêm để ghi chép những lời ông nói ra, dù đó là một lời rất đơn giản và tầm thường nhất. Ông bà Tolstoi trở nên giàu sang, danh tiếng, có địa vị trong xã hội và hai đứa con gái cưng, kết quả của những năm đầu mặn nồng. Bốn mươi tám năm sau ngày cưới, một điều lạ lùng đã xảy đến cho ông làm cho ông thay đổi hoàn toàn. Ông đã cảm thấy thật xấu hổ về những tác phẩm mà ông đã viết. Ông cho hết đất đai nhà cửa để sống một cuộc đời nghèo khó. Ông tự làm giày để mang, làm việc trên những đồng ruộng, xới rơm, bửa củi….Cuộc đời của nhà đại-văn-hào Tolstoi là một tấm thảm kịch. Nguyên nhân gây ra tấn thảm kịch đó là do vợ ông gây ra. Bà thì thích nổi tiếng, sống xa hoa nhung lụa, thích lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Còn ông, tất cả những thứ đó đều vô nghĩa. Vì vậy, ông đã bị vợ cãi vã, mắng chửi, la hét từ ngày này qua tháng nọ vì ông cho người khác in những tác phẩm của ông mà không cần trả tiền bản quyền và nhuận bút. Một khi ông chống đối, bà lăn xuống sàn nhà, đòi tự tử và đòi nhảy xuống giếng. Vào một đêm, bà vợ già đầy tham vọng này đến quì dưới chân ông và van xin ông đọc lại những đoạn văn tả tình một cách thắm thiết mà ông đã viết về bà lúc hai người mới lấy nhau. Và cả hai ôm nhau khóc. Cuối cùng, khi ông được tám mươi hai tuổi, Tolstoi đã không thể nào chịu đựng được nỗi bất hạnh của gia đình. Ông đã trốn vợ vào một đêm tháng Mười đầy gió tuyết vào năm 1910, không một ai biết ông đi đâu. Mười một ngày sau, người ta tìm thấy ông nằm chết cóng tại một trạm ga xe lửa với lời yêu cầu bà vợ không được đến nhìn xác ông. Đó là một cái giá rất đắc cho bà Tolstoi phải trả cho sự cãi vã, cằn nhằn và tham vọng của bà. *Nếu bạn đọc lịch sử Hoa Kỳ cũng đã biết tấm thảm kịch vĩ đại về cuộc đời của cố tổng thống Abraham Lincoln là cuộc hôn nhân của ông. Không phải vì cuộc mưu sát, nhưng chính là cuộc hôn nhân. Khi tên Booth bắn, ông Lincoln không biết là ông đã bị bắn. Vì trong gần ¼ thế kỷ bà vợ đã đày đọa, hủy diệt mầm sống của cuộc đời ông hầu như mỗi ngày. Bà luôn luôn phàn nàn, chỉ trích chồng; không có gì ở ông coi cho được cả. Bờ vai khum khum, bước đi vụng về chân thấp, chân cao, thô kệch, quê mùa. Bà không thích đôi tai lừa, sóng mũi cong, môi dưới chìa ra và tay chân của ông quá lớn, đầu của ông lại quá nhỏ. Ông và bà Lincoln đối nghịch với nhau về mọi phương diện. Họ khích bác nhau hàng ngày. Bà thì ăn to nói lớn, giọng nói the thé hàng xóm, láng giềng đều nghe tiếng lúc bà giận dữ, la hét. Ngay sau khi cưới nhau, ông bà Lincoln dọn vào ở chung với bà Jacob Early góa phụ của vị bác sĩ. Vào một buổi sáng họ đang dùng điểm tâm không biết ông Lincoln ăn nói hay làm cái gì đó khiến cho bà nổi máu “tam bành, lục tặc”, bà tạt ly cà-phê nóng vào mặt chồng trước mặt mọi người. Ông Lincoln ngồi chết lịm không nói được nên lời, cảm thấy thật xấu hổ. Bà Early phải chạy đi lấy khăn thấm nước đến lau mặt và áo quần cho ông. Sự ghen tuông của bà Lincoln thật ngu xuẩn, dữ dội, có một không hai trên cõi đời này, những thái độ, cử chỉ, những cảnh chướng tai, gai mắt bà đã gây ra trước mặt công chúng làm cho bất cứ ai chứng kiến hoặc sau này chúng ta đọc đến đều ghê tởm và kinh ngạc. Cuối cùng bà đã bị bệnh điên. Mỗi khi ai đề cập đến bà đều cảm thấy tội nghiệp, vì họ nghĩ bà bị ảnh hưởng do giòng máu điên khùng xui nên như vậy. Những sự cãi vã, mắng chửi, giận dữ của người vợ có làm thay đổi cuộc đời của ông Lincoln hay không?. Về một phương diện nào đó, thưa có. Chắc chắn ông đã thay đổi thái độ đối với bà. Ông đã lấy làm hối tiếc về cuộc hôn nhân bất hạnh này và cố tránh mặt bà càng nhiều càng tốt. Tại tỉnh lỵ Springfield có mười một vị Thẩm Phán, và họ không thể cùng kiếm sống tại đó; vì vậy họ đã cỡi ngựa từ quận này sang quận khác, theo chân ông quan tòa David Davis xử kiện ở nhiều chỗ khác nhau. Những vị thẩm phán luôn luôn chờ đến cuối tuần để trở lại Springfield sum họp với gia đình của họ, ngoại trừ ông Lincoln. Ông sợ hãi không dám về nhà, không bao giờ dám lại gần tỉnh lỵ Springfield. Năm này qua năm khác điều kiện sống của Lincoln trong những khách sạn tỉnh lẻ thật là bệ rạc. Nhưng, bệ rạc còn hơn trở về lại dưới mái gia đình với sự cãi vã và phải chịu những trận lôi đình của mụ vợ cộc cằn, thô lỗ. Vì vậy, những sự cãi vã trong gia đình là những nhát cuốc tự mình đào sâu nấm mồ mỗi ngày để chôn hạnh phúc gia đình. Nếu bạn là người đã có sẵn máu ghen ở trong người, tôi xin bạn nghiệm xem. Bạn biết được cảm giác. Bạn biết nó và ghét nó. Bạn cảm thấy bị đe dọa, sợ sệt, vô dụng, giận dữ, bất an, bị phản bội…Tất cả những cảm xúc đó giao thoa hỗn hợp với yêu thương. Và khi bạn bị như vậy bạn không còn nghĩ gì khác nữa. Ghen tuông không phải là ganh tị. Chúng rất khác nhau không những trong sự liên hệ mà còn ở mức độ cảm giác do chúng gây ra. Gây tị luôn luôn liên quan đến vấn đề tiếp xúc giữa hai người, còn ghen tuông ba hoặc nhiều người. Ganh tị thì thường thường về sự vật hơn là con người, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Bạn có thể ganh tị về căn nhà hoặc công ăn, việc làm của người hàng xóm. Bạn có thể ganh tỵ với bạn bởi vì vợ hoặc chồng làm nhiều tiền hơn bạn. Bạn có thể ganh tỵ với một người bạn, diện mạo xinh đẹp, con cái tử tế, gia đình hạnh phúc, thơ, văn của họ được đăng báo, tài điều khiển chương trình duyên dáng của họ trước đám đông..v.v..Ganh tỵ vì vậy có tính cách thụ động hơn là ghen tuông, sôi nổi hơn là đau khổ, kích thích hơn là giận dữ. Ghen tuông và ganh tỵ cả hai đều khốn khổ, nhưng ganh tỵ giống như bị muỗi đốt hoặc đau hơn, như bị ong đốt. Nó đau nhưng không đến nỗi nào. Ghen tuông có thể như con dao bị rỉ sét đâm thấu tới ruột gan và- tùy thuộc vào hoàn cảnh- nó từ từ ngoáy sâu vào. Con người khó mà giết nhau vì ganh tỵ. Bản chất của ghen tuông là sự sợ hãi hoặc nỗi đau buồn về tổn thương giá trị tinh thần, một sự khuấy động cảm giác bất ổn và giận dữ nhắm thẳng vào người mình yêu. Ghen tuông là một cơn bệnh đau khổ. Nó làm cho bạn điên cả đầu. Nó làm cho bạn mơ tưởng đến những điều kinh khủng, và làm cho bạn nghĩ đến những điều không thể nào tin được. Khi bạn ghen, bạn như lạc vào một thế giới hận thù vô danh.Bạn nghĩ đến những điều bệnh hoạn để trả thù. Tim bạn đập mạnh và mau huyết hình như dồn ứ lên đầu. Đôi mắt long lên sòng sọc muốn ăn tươi nuốt sống nạn nhân. Mặt mũi nóng bừng. Bạn không thể nào kiềm chế được tính nóng nảy, mặc dầu bạn cố gắng hết sức. Một phụ nữ đã thổ lộ với tôi: “Tôi đã trải qua trạng thái này, tôi thù ghét chồng tôi đến độ tôi muốn giết phứt hắn ta cho rồi. Thật sự tôi không biết chắc chắn, nhưng tâm trí tôi sẽ được thanh thản nếu hắn chết đi. Tôi cảm thấy tôi có thể chấp nhận sự kiện này. Nhưng thấy hắn ta nhởn nhơ, đú đởn với những người đàn bà khác và cố làm mặt lạnh lùng thì đó là một sự chịu đựng không thể nào tin được. Sự đau khổ này cứ chập chờn và luôn luôn dày vò. Đối với tôi ghen tuông vì vậy là một sự bệnh hoạn và tôi ao ước sao tôi biết được cách để chữa trị”. Một người phụ nữ khác cũng đã từng thổ lộ với tôi: “Anh ấy ăn ở với em gần ba năm chứ ít đâu. Nhưng trong suốt thời gian đó, anh ta vẫn luôn luôn gặp ai cũng bêu xấu em bằng cách moi móc đời tư, con cái, dĩ vãng, gia đình của em…Em có chửi bới trở lại thì anh ta quì dưới chân em mà khóc, xin lỗi và nói vì quá yêu em nên muốn cho mọi người khinh bỉ và coi em như rác rưới để em chỉ thuộc về anh mà thôi. Anh nghĩ xem, đàn ông gì mà ghen tuông đến cái độ đáng tởm như vậy không?”. Tất cả những bằng chứng hiển nhiên cho chúng ta biết rằng những cảm giác căn bản của con người như bệnh ghen từ thuổ khai thiên lập địa cho đến bây giờ vẫn y nguyên như vậy. Hơn ba trăm năm về trước, bác sĩ Sieur de la Chambre thuộc giới quy’ tộc của Pháp quốc đã viết rằng: “Ghen tuông là một sự tổng hợp giữa yêu thương, ghét, sợ hãi và thất vọng”. Mặc dầu đã trải qua nhiều thế kỷ tôi không thấy có một định nghĩa nào hay hơn. Ba trăm năm sau, bác sĩ Philip M. Spielman đã diễn tả cảm xúc đó bằng cách này: “Trong ghen tuông, người ta kinh qua sự xao xuyến, lo lắng, ngờ vực, hoặc một sự mất mát…”. Các văn, thi sĩ trước tác thuở xưa cũng đã là những nhà tâm-ly’-học. Những tác phẩm văn học vĩ đại cũng đã chứng minh được họ đã diễn tả một cách xác thực về cảm xúc của con người vượt thời gian khi ghen tuông. Nhìn vào tác phẩm “Othello” của văn hào Shakespeare và tác phẩm “Kreutzer Sonata” của văn hào Tolstoi, ta sẽ thấy tài quan sát về thái độ của con người. Chắc bạn cũng đã biết câu chuyện của một tướng lãnh bộ binh đóng quân tại quần đảo Cyprus nổi điên vì ghen. Ông đã bất mãn một trong những sĩ quan cận vệ trung tín của ông bằng cách chọn một viên sĩ quan khác để thay thế trong chức vụ chỉ-huy-trưởng. Viên sĩ quan mới này tìm cách trả thù bằng cách tâu hót với vị tướng đó rằng chính viên sĩ quan vừa mới bị hạ bệ đó đã ngoại tình với bà tướng. Vị tướng lãnh đã rơi vào quỷ kế ghen tuông đến điên cuồng dùng gối đè bà tướng chết ngộp trong lúc bà đang ngủ (có phải uổng của đời hay không?). Sau đó, khi vị tướng khám phá ra tên sĩ quan đó đã dối trá, ông ta đâm hắn chết và dùng gươm tự sát. Vỡ kịch: “Kreutzer Sonata” của văn hào Tolstoy được diễn vào thế kỷ thứ 19 tại Nga, một câu chuyện ghen tuông kể rằng, một người đàn ông nghi ngờ vợ mình và người nhạc sĩ ngoại tình với nhau. Trong một màn, người nhạc sĩ được mời đến dùng cơm chiều với cặp vợ chồng đó. Ngoài mặt không khí buổi tiệc có vẽ yên lành, nhưng trong lòng của người chồng cơn bão tố nghi kỵ đang ầm ỉ: “Có sự căng thẳng nào đó giữa chúng tôi. Tôi để y’ từng lời nói, mỗi cử động, từng cử chỉ của họ trong suốt buổi ăn tối. Tôi cảm thấy hình như chính tôi là một chướng ngại trong sự hiện diện của họ. Tôi nghĩ: “Tất cả đều tùy thuộc vào tôi, tôi có muốn gặp lại hắn hay không”. Nhưng nếu tôi không gặp gỡ hắn lại có nghĩa là tôi sợ hắn. Không, tôi không sợ hắn. Chính điều đó cứ dằn vặc trong tâm trí của tôi. Tôi cố kiềm chế hết mình để giữ vẻ tự nhiên. Tôi đã ghen quá nhiều đến ỗi tôi mệt lã người và cần an nghỉ; thứ hai, tôi vẫn còn một chút tin tưởng về sự trung thành, chung thủy của vợ tôi. Tôi đã làm ra vẻ hết sức tự nhiên, suốt buổi ăn tối, trong cái không khí yên tĩnh trỗi lên những khúc nhạc êm dịu, tôi càng cảm thấy khó chịu và tự nghĩ thầm mình đang phá vỡ cái lãng mạn và tình tứ của hai người, nhưng tôi vẫn tiếp tục theo dõi những cử động và những cái liếc mắt đưa tình của họ. Mặc dầu họ tránh nhìn thẳng nhau, cho đến khi hắn lịch sự rót cho vợ tôi một ly nước sô-đa, họ liếc mắt và cười mỉm chi. Tôi còn nhớ rất rõ, trong sự hận thù sùng sục về cái liếc mắt và nụ cười đa tình đó. Con thú điên cuồng của ghen tuông gầm thét trong hang muốn nhảy phóc ra, nhưng tôi cố gắng hết sức để đẩy nó vào. Tôi cố tự trấn tĩnh: “Đừng có ghen tương một cách hạ cấp như vậy”. Kết quả sau đó, người chồng đã đâm chết người vợ. Văn hào Tolstoy, ông vua kể chuyện và cũng là một nhà tâm-ly’-học, đã không cho độc giả hiểu bằng chứng thật sự hẳn nhiên giữa vợ mình và chàng nhạc sĩ nọ đã khiến cho người chồng ra tay hạ sát vợ mình. Nếu bạn đang có máu ghen, bạn hãy đọc thật kỹ đoạn văn trên để nghiệm thử cái cảm giác ghen tương của bạn có đạt được 99% của ông chồng nói trên hay không. Ghen tuông thật sự là một cảm xúc “có nền tảng”. Tôi tin sự phức tạp của những cảm xúc và những phản ứng này phát xuất từ khuynh hướng có tính cách bảo vệ, sự phô diễn của nó được biết đến kinh qua hành vi cư xử với nhau do bối cảnh chung quanh. Triết gia Charles Darwin đã viết: “Phần lớn những cảm xúc phức tạp hơn thông thường xảy ra đối với những con vật tinh khôn và cho chính chúng ta. Mọi người đều nhận thấy sự ghen tương của một con chó như thế nào khi chủ của nó vuốt ve, chuyển tình cảm đến cho một con vật khác; và tôi cũng quan sát thấy cùng một sự kiện giống nhau đối với loài khỉ”. Nhà tâm-ly’-học William James đã chứng minh một cách thẳng thừng bản chất ghen tương, một vết tích thừa hưởng từ đời ông cha ta còn ăn lông, ở lỗ. Nhà nhân-chủng-học R.F. Fortune đã tả lại một bộ lạc ở miền Tây bán đảo Thái-bình-Dương, nơi đó sự ghen tương là một cá tính hàng đầu của nền văn hóa. Bộ lạc Dobu rất nghèo, sống từng nhóm nhỏ và gia đình này thù nghịch với gia đình kia. Tuy rằng đã là vợ chồng họ vẫn không tin t Người chồng trong bộ lạc Dobu có thói quen canh chừng vợ mình từng giây từng phút, ngay cả khi nàng đi vào bụi rậm để làm công tác vệ sinh. Sự ghen tương dữ dằn đã khiến ông chồng lúc nào cũng đi kèm sát vợ mình. Các nhà nhân-chủng-học khác đã cho rằng, dân Ét-ki-mô (Eskimo) tại Alaska, họ không biêt ghen, bằng chứng khi có một vị khách danh dự viếng nhà, thường thì họ cho vợ ngủ chung với vị khách đó. Các nhà nhân-chủng-học đã đúng trong dẫn chứng, nhưng đã sai trong cách suy nghĩ sắc dân này không biết ghen tương dưới những hoàn cảnh khác. Ghen tương là một đức tính bẩm sinh và phổ thông của con người. Nhưng, nguyên do đặc biệt có thể thay đổi từ một nền văn hóa này đến một nền văn hóa khác. Khả năng của những hành động thuộc về tình dục khơi ngòi những cảm giác ghen tương tùy thuộc vào y’ nghĩa gắn liền cho những hành động đó. Tôi xin tâm sự chung với tất cả các bạn (đặc biệt các phụ nữ, kể cả nhà tôi): Từ thời có con người hiện diện trên cái hành tinh này. Sức mạnh kích thích lớn lao nhất trong từng tinh vân, mạch máu của bất cứ một tên đàn ông nào là luôn luôn muốn “lấy le” với đàn bà, muốn mình vĩ đại trước đôi mắt của mỹ nhân. Những tên “thợ săn” ngày nay không mang về nhà những bộ lông thú nhưng hắn ta biểu lộ khát vọng của hắn bằng cách sắm cho vợ những bộ áo quần đẹp, những kim cương, hột xoàn bóng lộn, xe hơi kiểu mới, dàn máy Karaoke tối tân và vật chất đầy đủ. Trước và sau họ đều có một khát vọng giống nhau. Chỉ có một điều duy nhất thay đổi là: phương cách để làm hài lòng đàn bà. Bạn thử để y’ từ những tên trọc phú tích lũy một số tài sản khổng lồ, quyền lực, danh tiếng lẫy lừng cũng đều có một mục đích chính là để chinh phục mỹ nhân. Nếu tách rời đàn bà ra khỏi cuộc đời của họ thì khối tài sản của họ không còn có y’ nghĩa, sẽ trở nên vô dụng. Chính từ ly’ do này vai trò của đàn bà trong thế giới của đàn ông có một giá trị rất lớn lao. Xây dựng hay phá vỡ sự nghiệp của chồng bằng cách bạ đâu ghen đó, thì chỉ đem lại đổ vỡ, tan nát gia đình mà thôi. Người vợ khôn ngoan phải biết tìm hiểu bản chất, sở thích của chồng muốn gì, thì không bao giờ còn sợ những người đàn bà khác giựt chồng của mình.
|