Home Đời Sống Suy Tư Dòng Đời Bạn hữu thường tập trung vào mấy nhóm.

Bạn hữu thường tập trung vào mấy nhóm. PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Hai, 21 Tháng 6 Năm 2010 15:04

1.-  Một số người có tinh thần độc lập, tự cho là không cần ai. Không phải họ sống cô độc.

 Nhưng, với họ, những giao tế qua lại thường nhẹ nhàng, có cũng được mà không cũng chẳng sao. Rồi tùy theo hoàn cảnh, tùy theo nhu cầu, nếu cần thì giao tiếp , sau đó có thể quên đi cũng được. Họ sống với hiện tại và thỏa mãn với những người mà họ mới gặp hay đã có sẵn Cho nên khi mất một giao hữu, họ cũng chẳng tiếc thương gì nhiều.

2.-  Những người kỹ tính, lựa bạn mà chơi thì có gắn bó sâu đậm đặc biệt với một số người mà họ coi là rất thân, nên họ buồn tiếc khi mất. Còn những liên hệ khác thì chỉ là những thiển giao, quen biết nhiều hơn là kết bạn. Họ sống nhiều với bạn xưa và không muốn tìm bạn mới khi tới tuổi cao.

3.-  Người hiếu bạn có nhiều bằng hữu hơn: bạn quen từ những năm trước, bạn mới tạo ra sau này. Họ là những người sống với cả quá khứ, hiện tại trong tình bạn và sửa soạn cho tương lai với nhiều bạn bè. Họ luôn luôn dùng giao tế nhân sự để kiếm thêm bạn mới.

4.-  Nhiều nhà xã hội học phân biệt bằng hữu tương nhượng, bằng hữu tiếp thu và bằng hữu trong hợp tác. Khi đôi bên cho nhau lòng trung thành và tình thương yêu thì có sự cân bằng của tình bạn, đôi bên nương tựa lẫn nhau. Khi chỉ có một bên cống hiến tất cả và bên kia không đáp lễ thì chỉ có tình bạn một chiều. Khi chỉ hợp tác vì một quyền lợi, một mục đích mà không có thương yêu, chung thủy thì giao tế không kéo dài và rất giới hạn. 
 
 Đặc điểm của bằng hữu:

Khác với tình anh em, vợ chồng, tình bạn hữu có những sắc thái riêng biệt. Đây là một giao hảo có tính cách tự nguyện, một ràng buộc riêng tư do đôi bên thương lượng, một liên hệ qua lại trong tinh thần bình đẳng và mang nhiều thiện ý, cảm tình tốt.

Vì tự nguyện với có quyền lựa chọn và được chọn lựa nên không ai bắt buộc ai phải là bạn. Nó cũng không có ràng buộc pháp lý như tình nghĩa vợ chồng, hoặc lễ nghĩa huyết tộc như tình anh chị em ruột thịt.

 Cho nên dù có liên hệ huyết mạch, người cùng lối xóm, cùng sở làm mà không có tương khí tương đồng thì cũng không trở nên bằng hữu được. Ta có thể tỏ ra hết sức lịch sự với người cùng phòng, cùng sở nhưng không có điều gì bắt buộc ta phải thích và là bạn người đó. Ta không thể tự coi là bạn của một người khi ta không biết người đó có sẵn sàng nhận ta là bạn không. Một nhà văn Pháp đã nói: " cha mẹ là do số phận, bạn bè do lựa chọn ".

Bình đẳng vì tình bạn xây dựng trên cá nhân mỗi con người. Nó không đòi hỏi sự bằng nhau tuyệt đối về học vấn, về địa vị trong xã hội, về sự giàu tiền, lắm bạc như nhau, thành công như nhau. Đã có nhiều tình bạn nẩy nở giữa chủ và thợ, giữa thầy và trò, giữa người giàu và người nghèo.

Tình bạn cũng tôn trọng tính cách độc lập của nhau: mỗi bên có nếp sống riêng tư , tự do quyết định cho đời sống của mình mà không bị bên kia can thiệp. Không có sự áp đặt như chủ với nô lệ hay khuất phục như lãnh chúa độc tài với thần dân.

Trong tình bạn, đôi bên dành cho nhau những cảm tình tốt, những chăm sóc, quan tâm tận tình, những giúp đỡ khi cần và sự rộng lượng, sẵn sàng với nhau. Thiện ý này không đưa đến sự lợi dụng nhau hoặc phụ thuộc nhau. Người giúp thấy thoải mái làm mà không cho là có bổn phận hoặc bị bắt ép phải làm, mà người nhận không bị ám ảnh là đã đòi hỏi quá nhiều ở bạn. Khi đã phụ thuộc vào nhau thì sự tự do, bình đẳng không còn nữa.
 
Một tình bạn đích thực không những chỉ cởi mở để cho mà còn vui vẻ để nhận, sẵn sàng với nhau cũng là căn bản của bằng hữu và trong tình bằng hữu không có sự ghen tị mà còn cần chung thủy, thành thật với nhau, không mầu mè, che đậy, nhất là đừng cho nhau đi "tàu bay giấy", mèo khen mèo dài đuôi