Chê Nhau PDF Print E-mail
Tác Giả: Cổ Học Tinh Hoa   
Thứ Ba, 24 Tháng 11 Năm 2009 11:05
Con Chó chê Khỉ lắm lông, Khỉ lại chê Chó ăn dông ăn dài.
Lươn ngắn lại chê Trạch dài;
Thờn Bơn méo miệng chê Trai lệch mồm.
 
Bài ca dao có thể được tách làm hai phần mỗi phần là một cặp lục bát, có tư cách là một văn bản độc lập. Dẫu vậy, khi ghép chung, chúng bổ sung cho nhau để tạo nên ý nghĩa khái quát hơn Ở cặp lục bát đầu, Khỉ bị Chó chê lắm lông", nó chê lại Chó là "ăn dông ăn dài". Sự thật, thì Chó có thể không nhiều lông bằng Khỉ, nhưng vẫn thuộc loài lông lá che thân (sự phủ lông này trở thành dấu hiệu chỉnh, để nhận diện chúng; “Con mèo con chó có lông; Bụi tre có mắt, nồi đồng có quai" [TNPI I: 68]); Khỉ không "ăn dông ăn dài" như Chó, nhưng cũng không phải là loại ăn theo bữa, đúng giờ giấc nhất định. Nghĩa là khi bị Chó chê "lắm lông", Khỉ có thể chê lại Chó lông không ít (và khi bị Khỉ chê ăn dông ăn dài,”Chó cũng có thể lấy chuyện ăn lai rai của Khỉ để chê lại). Khỉ từng làm điều ấy với chuột Chù:
 
Chuột Chù chê Khí rằng hôi.
Khỉ lại trả lời “Cả họ mày thơm!
[NASL IV Và 45bl ]
 
Cách trả miếng này vừa bớp chát vừa sâu sắc, bởi nó hàm ý, khi nói lên cái xấu của người khác. người nói đồng thời cũng nhận ra cái xấu ở bản thân, khác với kẻ không thấy được khuyết điểm của mình (như Chuột Chù không biết mình hôi hôi như chuột chù – nên đã đi chê khỉ).
 
Ở cặp lục bát sau cũng tương tự, Lươn nghĩ mình ngắn nên chê Trạch. Thờn Bơn cho miệng mồm mình thẳng ngay, nên chê cá Chai. Và một loạt những chê bai kiểu này mà ca đao đã từng nêu; ví dụ:
 
Cú lại chê bai vọ rằng hôi,
Giẻ cùi chê Khách dài đuôi vật vờ
1 TNPD I : 69 ]
 
Thường thì con người hay mắc một số khuyết điểm nhất định; điều mà người khác mắc, mình cũng có thể mắc phải. Đây cũng là một đặc điểm chung của loài người (mà không có chúng, hay giải trừ được chúng, con người sẽ biến thành một sự vật mới mang dáng vóc người - Thần, Phật chẳng hạn), có khác nhau chăng, cũng chỉ ở mức độ (phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh, môi trường sống) mà thôi.
 
Cho nên, phải thận trọng, cân nhắc khi xem xét khuyết điểm của người; còn như việc chê cười, khinh thị người khác, thì lại càng cẩn trọng hơn, hoặc tốt nhất là không nên, như ca dao có bài nêu:
 
Ai ơi chớ vội cười nhau;
Cười người hôm trước, hôm sau người cười.
[HT: 1226]