Các quan chức nào đã nhận hối lộ từ Nexus? (phần 2) |
Tác Giả: Ngọc Trân / RFA | |||
Thứ Năm, 08 Tháng 4 Năm 2010 17:24 | |||
Công ty Nexus Technologies bị cáo buộc vi phạm luật pháp Hoa Kỳ, trong đó có “Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài”. Ảnh minh họa Để biết thêm chi tiết những quan chức của các công ty chính phủ nào ở Việt Nam đã nhận hối lộ từ Nexus, và việc đưa nhận hối lộ được tiến hành ra sao, Ngọc Trân tóm lược bản cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Theo bản cáo trạng ngày 4 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, có 5 công ty của chính phủ Việt Nam, trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công nghiệp (tức Bộ Công thương) và Bộ Công an đã nhận hối lộ từ Nexus, trên danh nghĩa là “tiền hoa hồng”. “Từ năm 2000 đến 2004, Nexus cũng đã nhiều lần làm ăn với Công ty Petro Gas Việt Nam và đã nhiều lần thực hiện việc chuyển tiền hối lộ cho các quan chức ở công ty này. Các email trao đổi trong nội bộ công ty Nexus cũng như giữa Nexus với các các công ty ở Việt Nam cho thấy, mối quan hệ giữa công ty này với các quan chức chính phủ Việt Nam, là mối quan hệ đưa và nhận hối lộ, nhằm giúp Nexus có được các thông tin bí mật cũng như giúp công ty này đấu thầu lừa đảo để thắng các hợp đồng làm ăn từ các công ty của chính phủ Việt Nam. Việc chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của Nexus vào các ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải cùng với các email trao đổi liên quan đến các phi vụ làm ăn giữa Nexus với các quan chức Việt Nam, là một trong những bằng chứng cho việc đưa và nhận hối lộ. Bộ Giao thông Vận tải Theo hồ sơ vụ án, tháng 10 năm 2001, email trao đổi giữa ông Nguyễn Quốc Nam và ông Joseph Lukas về việc một quan chức ở Sân bay Vũng Tàu đã đòi tiền tiền hối lộ từ Nexus cho tất cả các thương vụ mua bán, mà họ gọi là “tiền hoa hồng”. Cuối năm 2004, Nexus đã ký hợp đồng với Sân bay Vũng Tàu để bán các thiết bị về hệ thống không lưu. Đến tháng 8 năm 2005, theo lệnh của ông Nguyễn Quốc Nam, cô Nguyễn Kim Anh đã chuyển gần $19.000 đô la, tức 10% trị giá của một hợp đồng mua bán, từ ngân hàng của Nexus ở Philadelphia vào Ngân hàng HKC, Hongkong, cho một quan chức ở Sân bay Vũng Tàu. “Riêng Trung tâm Quản lý bay miền Nam, năm 2004, đã đồng ý mua hàng của Nexus với điều kiện công ty này phải ghi giá bán trên hợp đồng, cao hơn nhiều so với giá trên thực tế. Cũng theo lệnh của ông Nam, năm 2006, cô Kim Anh đã 2 lần chuyển tiền vào một ngân hàng ở Hongkong, với số tiền tổng cộng trên $77.000 đô la, cho một quan chức thuộc Sân bay Vũng Tàu, liên quan tới hợp đồng mua bán hệ thống kiểm soát không lưu. Riêng Trung tâm Quản lý bay miền Nam, năm 2004, đã đồng ý mua hàng của Nexus với điều kiện công ty này phải ghi giá bán trên hợp đồng, cao hơn nhiều so với giá trên thực tế, để quan chức của Trung tâm này hưởng khoản tiền chênh lệch đó. Trong email, ông Nam cũng đã xác nhận việc chuyển tiền hối lộ vào Ngân hàng Hongkong cho người thụ hưởng là một quan chức thuộc Trung tâm Quản lý bay miền Nam. Bộ Công Nghiệp Qua email trao đổi giữa ông Nam và ông Lukas hồi cuối năm 2000, Vietsov Petro đã hứa chắc chắn sẽ ký hợp đồng với Nexus với điều kiện Nexus chi 15% tiền hối lộ, mà trong sổ sách ghi là “tiền hoa hồng”. Không biết tổng trị giá của tất cả các hợp đồng giữa Nexus với Vietsov Petro là bao nhiêu, thế nhưng có một hợp đồng đã được ký hồi tháng 5 năm 2003 trị giá nửa triệu đô la. Một giàn khoan của Vietsopetro tại mỏ Bạch Hổ. Photo courtesy of vietnamtoday.net Tháng 3 năm 2006, trong một email, ông Nam đã viết rằng nhờ sự giúp đỡ của Vietsov Petro giúp đấu thầu gian lận, bằng cách sắp xếp cho hai công ty khác chào giá cao hơn, giúp Nexus “thắng” hợp đồng làm ăn với công ty này. Trong một email của ông Nam hồi tháng 10 năm 2006, cũng có nhắc đến chuyện thanh toán một khoản tiền hối lộ cho Vietsov Petro, trong khi một email khác hồi tháng 9 năm 2007 có nhắc đến lời của một quan chức Vietsov Petro rằng: Mang tiền tới nhà tôi vào cuối ngày làm việc. Tái bút: Xin lưu ý các khoản chi trả tiền hoa hồng được ghi là thanh toán chi phí lắp đặt trong sổ sách kế toán của ông. Từ năm 2000 đến 2004, Nexus cũng đã nhiều lần làm ăn với Công ty Petro Gas Việt Nam và đã nhiều lần thực hiện việc chuyển tiền hối lộ cho các quan chức ở công ty này. Và trong khi một email khác, ông Nam đã chỉ đạo cho cô Kim Anh chuyển gần $10.000 đô la vào Ngân hàng HKC Hongkong cho một quan chức ở Petro Gas để hối lộ cho một hợp đồng mua bán đồ phụ tùng với công ty này. Bộ Công an Tháng 5 năm 2005, ông Nam đã chuyển số tiền hơn $22.000 đô la vào ngân hàng HKC Hongkong, để chuyển vào tài khoản của một quan chức ở công ty Du lịch và Thương mại KTV. Một tuần sau đó, ông Nam đã email báo với quan chức này rằng, tiền đã chuyển vào tài khoản của ông ta, sau khi trừ phí dịch vụ hơn $450 đô la. “Mang tiền tới nhà tôi vào cuối ngày làm việc. Tái bút: Xin lưu ý các khoản chi trả tiền hoa hồng được ghi là thanh toán chi phí lắp đặt trong sổ sách kế toán của ông. (Lời một quan chức Vietsov Petro) Như vậy, tổng số tiền 5 công ty thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương và Bộ Công an đã nhận hối lộ từ công ty Nexus trong bản cáo trạng ngày 4 tháng 9 năm 2008 là $150.000 đô la. Thế nhưng tin tức mới nhất từ Bộ Tư pháp đưa ra giữa tháng này cho thấy, số tiền đưa hối lộ mà các bị cáo đã khai nhận là $250.000 đô la. Điều đó cho thấy, có nhiều dữ kiện mới về vụ án này mà chúng ta chưa đưa biết. Hơn nữa, một trong các mặt hàng mà Nexus đã bán cho các công ty chính phủ Việt Nam là “phụ tùng máy bay trực thăng”. Dư luận rất quan tâm đến chi tiết này, vì nhiều người cho rằng Việt Nam hiện đang sử dụng máy bay trực thăng do Nga sản xuất, vậy ai đã mua phụ tùng máy bay trực thăng của Hoa Kỳ và mua để làm gì? Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về vụ án này và sẽ trở lại cùng quý thính giả vào một dịp khác.
|