12 bước thú tội của cựu Tổng thống Bush |
Tác Giả: Van Sâm dịch từ New York Times | |||
Thứ Sáu, 12 Tháng 11 Năm 2010 09:22 | |||
Cựu Tổng thống Mỹ G.W.Bush thú nhận, ông vẫn "cảm giác phát ốm mỗi lần nghĩ về việc đã không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq". "Những điểm quyết định" - Cuốn hồi kí vừa ra mắt của Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush cũng có thể được đặt tựa là "Người quyết định ra quyết định". Đó là một cuốn tự truyện tập trung vào "các quyết định gây ảnh hưởng nhất" trong nhiệm kì tổng thống và cuộc sống cá nhân của ông, từ quyết định bỏ rượu hồi năm 1986 tới quyết định xâm lược Iraq vào năm 2003 hay quyết định về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Một cuốn sách có phần hồi tưởng, phần thừa nhận sai lầm, một phần lưu niệm gia đình, một phần ý thức tự nỗ lực để (tái) định dạng lại di sản chính trị của George W. Bush - một trong những vị tổng thổng nổi tiếng nhất nước Mỹ. Đó là một tác phẩm hồi tưởng bền bỉ và gai góc, được viết bởi một tác giả không chia sẻ nội tâm của chính mình một cách tự nhiên. "Những điểm quyết định" thiếu sự chính xác của cảm xúc hay sức mạnh liên tưởng giống như cuốn sách của vợ ông, phu nhân Laura - "Spoken From the Heart" (Nói từ trái tim) được xuất bản hơn một năm trước. Mặc dù vậy, cuốn sách cũng được coi là một nỗ lực đáng kể của ngài Bush, ít nhất là hơn sản phẩm hời hợt mang tính cổ động năm 1999 mang tên "A Charge to Keep" (Bổn phận phải giữ vững). Chắc chắn đó là cuốn sách đời thường nhất về hồi kí của Tổng thống: Có bao nhiêu loại công việc để bắt đầu đi truyền đạo, 12 bước thú tội (Liệu tôi có thể tiếp tục tiến gần hơn đến việc trở thành một Ông Siêu Phàm hay sẽ trở thành một tay sâu rượu), thêm vào đó là một số trò đùa vô vị và kết luận một phía về những điều vớ vẩn? Những lời ca tụng trong "Điểm quyết định" rất thực tế, ngôn ngữ trúc trắc và cùn nhụt. Ngài Bush được mặc định là một-chính trị gia-bình thường, và tâm trạng chủ yếu dao động giữa tâm thế phòng thủ và siêng năng mẫn cán, một kiểu anh chàng kiêu căng bất kính, hiển nhiên sùng đạo và hầu như ngoan cố một cách cố tình. Chân dung Bush xuất hiện trong các trang sách sẽ rất quen thuộc với các độc giả của bộ sách 4 tập do tác giả Robert Draper viết năm 2007 - "Dead Certain" (Chết chắc): Một vị Tổng thống thích các ý tưởng lớn và những tiện nghi nhỏ (như chỉ một cuốn sổ nhắc nhớ hàng ngày), một vị thuyền trưởng được biết đến với thái độ lạc quan, sự cứng đầu và thiếu tính tò mò. Cùng một lúc, "Điểm quyết định" đôi khi cố ý, đôi khi vô tình - mang đến cho người đọc một cảm giác kỳ lạ về cá tính riêng và sự tác động có hậu quả của những cá thể trong bộ máy chính quyền đã có thể ảnh hưởng đến các chính sách như thế nào? Đồng thời, cũng ảnh hưởng đến toàn thế giới. Trong cuốn sách, ông Bush cũng thừa nhận các sai lầm khác nhau. Trong việc xử lý hành chính với cơn bão Katrina, ông nói, "Là người lãnh đạo của chính phủ liên bang, tôi nên nhận ra những thiếu sót sớm và can thiệp nhanh hơn." Còn về Iraq, Bush nói rằng ông hối tiếc vì "Chúng ta đã không đáp trả nhanh hơn hay mạnh khi tình hình an ninh bắt đầu xấu đi ngay sau khi chế độ Saddam sụp đổ", rằng "việc cắt giảm quân số quá nhanh là sai lầm quan trọng nhất trong việc thực hiện chiến tranh," và rằng ông vẫn có "một cảm giác phát ốm mỗi lần nghĩ về việc đã không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq". Tuy nhiên, ông vẫn nhấn mạnh rằng "Loại bỏ Saddam Hussein khỏi quyền lực là quyết định đúng" và "vì tất cả những khó khăn tiếp theo phải đối mặt, nước Mỹ an toàn hơn khi không có một kẻ độc tài theo đuổi WMD (vũ khí hủy diệt hàng loạt) và ủng hộ cho khủng bố nằm chính giữa trái tim của Trung Đông". Trong cả cuốn sách này, cựu TT Bush đã nhảy cóc và bỏ qua nhiều vấn đề nghiêm trọng được nêu ra bởi những người chỉ trích, bao gồm tư duy đơn phương cùng chính quyền diều hâu tiến thẳng tới xâm lược Iraq, thúc đẩy nâng cao quyền hành của Nhà Trắng trong cuộc chiến chống khủng bố; và bỏ qua lời khuyên từ giới quân sự và Bộ Ngoại giao về số lượng quân và việc lập kế hoạch hậu chiến tại đây. Cựu tổng thống không xác lập vai trò về các quyết định chuyển hướng nguồn lực trong cuộc chiến Iraq, trong sự trỗi dậy của lực lượng Taliban ở Afghanistan. Thay vào đó ông lại biện luận rằng: "Cách tiếp cận đa phương để tái thiết, từng được rất nhiều người trong cộng đồng quốc tế ca ngợi, đã thất bại". Ông cố gắng giảm nhẹ những vấn đề mà cây bút Guantanamo Bay, đã viết rằng những tù nhân đã được đưa cho "Một bản copy kinh Koran" và truy cập vào thư viện với dịch vụ phổ biến chỉ là cung cấp "Một bản dịch tiếng Ả Rập của "Harry Potter". Ông khẳng định rằng "Tôi không có thẩm quyền về để tra tấn các cấp lãnh đạo của Al Qaeda, tôi sẽ phải chấp nhận một rủi ro lớn hơn là đất nước sẽ bị tấn công". Ngài Bush đã không hề vật lộn với vai trò đó trong những chối bỏ của ông, các chính sách thị trường tự do được đưa ra nhằm thúc đẩy việc làm tan băng nền kinh tế trong cuối nhiệm kỳ thứ hai. Ông cũng không chịu trách nhiệm về sự chia rẽ tận gốc về đảng phái và phe cách chính trị dữ dội trong chính quyền khi đó. Nhiều lần trong cuốn sách, Bush sử dụng thuật ngữ "blindsided" (phía mù) để mô tả cảm giác của mình về cuộc khủng hoảng mà các cố vấn và nội các của ông đã làm việc mà dường như không có ông ở bên. Ông nói rằng ông cảm thấy đang "ở phía mù" với Abu Ghraib (nhà tù đã phát hiện ra vụ ngược đãi tù nhân Iraq - PV): Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld "đã nói với tôi rằng quân đội đang điều tra báo cáo về việc lạm dụng tại nhà tù, nhưng tôi không có chút ý tưởng gì về việc các bức ảnh được đồ họa hay trông kỳ lạ như thế nào" ông viết. "Lần đầu tiên tôi thấy chúng là ngày thông tin được phát sóng trên chương trình '60 phút II. '" ('60 Minutes II') Bush nói rằng ông đã nói với cố vấn của mình: "Không bao giờ muốn bị ở "phía mù" như thế một lần nữa" sau một tranh chấp giữa Bạch Cung và Bộ Tư pháp về chương trình giám sát bí mật. Và ông nói "Chúng tôi đã ở phía mù với cuộc khủng hoảng tài chính đã manh nha nổ ra trong suốt hơn một thập kỷ": trong điểm nhấn của mình, ông viết "đã chuẩn bị "cửa sau" cho các vấn đề kinh tế như công ăn việc làm và lạm phát. Tôi cho rằng bất kỳ khó khăn tín dụng lớn cũng đã được "đánh dấu" bởi các nhà quản lý hoặc cơ quan đánh giá". Nhiều cuốn sách của các phóng viên và cựu thành viên nội các đã phác họa chính quyền Bush như thể những người ra quyết định theo kiểu "ứng tác", cảnh giác với các quy trình truyền thống trong việc rà soát các chính sách và có xu hướng yêu thích lòng trung thành hơn là ý kiến chuyên gia. Trong cuốn sách "The Assassins'Gate" (Cánh cửa của những kẻ ám sát) - cây bút George Packer tờ Người New York đã dẫn lời Richard N. Haass - cựu Giám đốc hoạch định chính sách tại Bộ Ngoại giao, nói rằng sức nặng thực tế về lợi-hại trong cuộc chiến Iraq đã không bao giờ được đặt đúng chỗ. Và trong cuốn "The Next Attack" (Cuộc tấn công tiếp theo) Daniel Benjamin và Steven Simon đã viết rằng những nỗ lực lập kế hoạch cho chiến tranh thường không được phối hợp, nhiều cán bộ đang làm việc ngoài kênh, "Ban hành chỉ thị mà không bao giờ có kế hoạch dẹp bỏ những phần tẻ ngắt, lặp đi lặp lại, để chính phủ đơn giản là có thể chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống bất ngờ". Trong nhiều khía cạnh, cuốn sách đưa ra cái nhìn của một người quan sát. Ngài Bush, vốn nổi tiếng là một "cầu thủ quyết tâm", viết rằng trong việc đánh giá các ứng viên cho công việc hành chính. Ông nhìn vào "tính cách và con người cá nhân" trong nỗ lựa để tạo dựng một nền văn hóa "bồi dưỡng lòng trung thành - không phải với tôi, mà với đất nước và lý tưởng của chúng ta". Năm 2006 một phụ tá đã nói với ông rằng "Một số người dân đã tự phát sử dụng cùng một thuật ngữ không tốt để mô tả cấu trúc của Bạch Cung," Bush thuật lại "Nó bắt đầu với từ "cluster" (bọn/bầy) và kết thúc với một từ bốn chữ cái nữa". Và ông viết về việc "cãi nhau trong đội ngũ an ninh quốc gia", tình trạng "không việc gì được thực hiện" để thư giãn tại các trận đua ngựa, sân cỏ, bao gồm các cuộc hội đàm của ông với Rumsfeld, Ngoại trưởng Colin L. Powell, Phó Tổng thống Dick Cheney và cố vấn an ninh quốc gia Condoleezza Rice. Mặc dù chứa đựng sự háo hức của Bush trong việc mô tả lại bản thân là một nhà lãnh đạo kiên quyết, tiến thẳng về phía trước, nhưng cuốn sách đôi khi lại chỉ ra ông như một nguời vừa thụ động kì quặc, vừa ung dung đến xa lạ. Ví dụ, cựu TT viết về những thất bại trong việc ngăn chặn tình hình an ninh đang xấu đi tại Iraq, tranh cãi không dứt giữa Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao, và nỗi thất vọng của mình với Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld. Nhưng trong khi ông nói đã "lên kế hoạch để thay đổi Quốc phòng trở thành một phần của đội ngũ an ninh quốc gia mới" năm 2004, thì sau đó lại thêm vào, rằng mình đơn giản là không thể đưa ra một ai thay thế cho Rumsfeld. Ông đã xem xét và bác bỏ những ý tưởng đưa bà Rice hay Thượng nghị sĩ Joseph I. Lieberman vào vị trí này, và cũng đã nhận được lời từ chối từ cựu Bộ trưởng Ngoại giao James A. Baker III, người "đang hưởng thụ thời kỳ nghỉ hưu." Tình hình ở Iraq tiếp tục xấu đi trong hai năm tiếp theo với ngày càng nhiều binh lính và thường dân bị chết, bị thương; trong mùa xuân năm 2006 một nhóm các tướng về hưu đã họp lại và lên tiếng chống lại Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld. "Trong khi tôi vẫn còn đang xem xét việc thay đổi nhân sự," Bush viết, "Không đời nào tôi để cho một nhóm các các nhân sự đã về vườn bắt nạt tôi bằng việc chèn ép Bộ trưởng quốc phòng. Nó sẽ giống như một cuộc đảo chính quân sự và có thể thiết lập một tiền lệ tai hại. " Và vì thế Rumsfeld vẫn ở lại vị trí cũ cho đến khi một người bạn cũ của ông Bush từ hồi trung học và đại học (người mà ông đã bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng cố vấn tình báo nước ngoài) - đề nghị Robert M. Gates thay thế vào vị trí này. "Tại sao tôi đã không nghĩ về Bob sớm hơn nhỉ?", Bush tự hỏi Chân dung của Bush dưới ngòi viết của Cheney đã tái khẳng định khuôn hình của các phóng viên khác vẽ ra về ông, như thể một thế lực áp chế đầy võ đoán để can thiệp quân sự tại Iraq. Nó cũng khớp với sự mô tả về Bush trong những thời khắc của cuộc chiến được tìm thấy trong cuốn sách mang tên "Plan of Attack" (Kế hoạch tấn công) - của tác giả Woodward, trong đó ghi lại việc tạo dựng áp lực để hành động: Bush cho biết chủ tịch Cục dự trữ Liên bang, Alan Greenspan, đã nói với ông rằng "sự bất ổn sẽ làm tổn thương nền kinh tế, "và rằng Hoàng tử Bandar bin Sultan của Ả Rập Saudi đã nói với ông rằng "Trung Đông muốn có một quyết định." Nhưng trong khi nhiều cuốn sách như "The Bushes" (Nhà Bush) của Peter Schweizer và Rochelle Schweizer, hay cuốn "Bi kịch Bush" ("The Bush Tragedy") của Jacob Weisberg đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa George W. Bush và cha ông - Số 43 (ám chỉ vị tổng thống thứ 43 - PV) cần phải phân biệt mình với Số 41 - thì trong cuốn hồi ký này, Bush con lại vật vã nhấn mạnh sự gần gũi với cha. Ông nói rằng trong khi gia đình tụ họp vào dịp lễ Giáng sinh năm 2002, cha ông nói: "Con biết tiến hành một cuộc chiến tranh khó khăn đến mức nào, con trai ạ, và con đã làm tất cả mọi điều có thể để tránh chiến tranh," rồi thêm vào "Nhưng nếu có kẻ không tuân theo con, thì con sẽ không có sự lựa chọn nào khác". Sau này, khi Bush con vừa đưa ra quyết định khai chiến, ông nói rằng cha ông đã gửi đến một thông điệp: "Con đang làm điều đúng. Quyết định của con, vừa được đưa ra, là quyết định khó khăn nhất mà con từng làm cho đến bây giờ. Nhưng con đã thực hiện nó với sức mạnh và lòng trắc ẩn." Ông Bush nói ông rời nhiệm sở và hài lòng bởi: "Tôi đã luôn luôn làm những gì tôi tin là đúng." Kể từ đó ông cảm thấy thoải mái trở lại với cuộc sống đời thường. Ngay sau khi chuyển tới Dallas, ông viết, ông và chú chó Barney đã có một cuộc đi bộ vào buổi sớm: "Barney đã phát hiện ra bãi cỏ của người hàng xóm của chúng tôi, nơi nó có thể tự 'thoải mái' làm việc riêng của mình. Còn tôi, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, với chiếc túi nhựa trên tay, tôi nhặt nó lên - thứ mà tôi đã tránh né trong suốt 8 năm qua".
|