Margaret Thatcher (1925 - ) |
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm | |||||||||||||||||||
Thứ Tư, 13 Tháng 10 Năm 2010 11:43 | |||||||||||||||||||
Nữ Nam tước Margaret Hilda Thatcher (sinh ngày 13 tháng 10 năm 1925) là chính khách người Anh, luật sư và nhà hóa học. Bà là lãnh tụ Đảng Bảo thủ Anh từ năm 1975 đến 1990, Thủ tướng Anh trong suốt thập niên 1980 (1979 - 1990), và là người phụ nữ duy nhất đến nay giữ hai chức vụ đó.
Nam tước Thatcher, LG, OM, PC, FRS Thủ tướng Anh : Nhiệm kỳ 4 tháng 5 năm 1979 – 28 tháng 11 năm 1990 Tiền nhiệm James Callaghan Kế nhiệm John Major Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học : Tiền nhiệm Edward Short Kế nhiệm Reginald Prentice Nhiệm kỳ 8 tháng 10 năm 1959 – 9 tháng 4 năm 1992 Tiền nhiệm John Crowder Kế nhiệm Hartley Booth
Sinh 13 tháng 10, 1925 (84 tuổi) Học vấn Đại học Oxford Nghề nghiệp Khoa học gia Tôn giáo Giám Lý Phu quân Sir Denis Thatcher, Bt (1951–2003) Con cái
Thatcher tin rằng chính phủ Heath không có khả năng kiểm soát chính sách tiền tệ, tức là đã mất phương hướng hành động. Sau khi đảng thất bại trong cuộc bầu cử năm 1974, Thatcher vận động thay đổi cương lĩnh đảng, liên kết với Sir Keith Joseph để thách thức quyền lãnh đạo của Heath, với lời hứa cho một sự khởi đầu mới.[21] Thatcher bất ngờ thắng Heath trong vòng bầu phiếu thứ nhất khiến Heath phải từ chức lãnh tụ đảng.[22] Trong vòng bầu phiếu thứ hai, bà đánh bại người kế nhiệm Heath, William Whitelaw, với số phiếu 146-79 để trở thành lãnh tụ đảng Bảo thủ từ ngày 11 tháng 2 năm 1975 và bổ nhiệm Whitelaw làm phó cho bà.[23] Heath tỏ ra cay đắng với Thatcher cho đến cuối đời vì cho rằng bà đã phản bội ông.[24]
Thatcher mở đầu chính sách kinh tế bằng cách nâng lãi suất nhằm kìm hãm mức gia tăng nguồn cung ứng tiền tệ, nhờ đó làm giảm mức lạm phát.[29] Bà thích sử dụng các biện pháp đánh thuế gián tiếp trên thuế lợi tức, và nâng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) lên đến 15%, gây khó khăn cho các doanh nghiệp – đặc biệt là khu vực sản xuất – chỉ số thất nghiệp vượt quá hai triệu, gấp đôi con số một triệu trong chính phủ Lao động tiền nhiệm. Tháng 1 năm 1982, lạm phát giảm khiến lãi suất giảm theo. Nhưng chỉ số thất nghiệp tiếp tục tăng cao, đến con số 3,6 triệu người.[30] Năm 1983, sản lượng giảm 30% thấp hơn năm 1978. Thuật từ "Chủ thuyết Thatcher" được dùng không chỉ để nói đến chính sách mà còn các khái niệm đạo đức và phong cách cá nhân của bà như sự nghiêm nhặt trong các chuẩn mực đạo đức, tinh thần quốc gia, quan tâm đến quyền lợi cá thể, và quyết đoán khi theo đuổi các mục tiêu chính trị.[27] Quần đảo Falkland Chính quyền quân sự đang cầm quyền tại Argentina muốn đảo ngược ảnh hưởng bất lợi của mình trong công luận do thiếu khả năng trong điều hành nền kinh tế của đất nước. Ngày 2 tháng 4 năm 1982, Argentina xâm chiếm Quần đảo Falkland.[31] Từ thập niên 1980, Argentina tuyên bố chủ quyền trên quần đảo này. Trong vòng vài ngày, Thatcher ra lệnh gởi ngay một lực lượng đặc nhiệm của hải quân đến tái chiếm quần đảo.[31] Ngày 14 tháng 6, Argentina tuyên bố đầu hàng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong tiếp vận, và con số thương vong về phía Anh lên đến 258 binh sĩ thiệt mạng, chiến dịch quân sự của lực lượng đặc nhiệm được xem là thành công, đồng thời kích hoạt làn sóng ái quốc cuồng nhiệt giúp gia tăng sự ủng hộ của công chúng dành cho Thatcher vào thời điểm uy tín của bà xuống đến mức thấp nhất trong suốt thời gian làm thủ tướng.[32] Tổng tuyển cử năm 1983 "Yếu tố Falkland", cùng với sự xuất hiện những dấu hiệu phục hồi kinh tế trong đầu năm 1983 làm uy tín của Thatcher tăng cao.[32] Trong khi đó, Đảng Lao động bị phân hóa với những thách thức đến từ nhóm trung hữu.[32] Liên minh Tự do-SPD, thành lập do một thỏa ước giữa Đảng Dân chủ Xã hội (SDP) và Đảng Tự do trở thành một thách thức mới.[33] Kết quả bầu cử tháng 6 năm 1983: Đảng Bảo thủ 42,4%, Đảng Lao động 27,6% và Liên minh chiếm 25,4% số phiếu bầu.[34] Mặc dù bị chia phiếu, và mất 1, 3% tổng số phiếu bầu nếu so với kết quả bầu cử của năm 1979, nhưng do Đảng Lao động còn thiệt hại nặng hơn (mất 9,3%), và do hệ thống bầu phiếu một đại diện cho mỗi đơn vị bầu cử, chiến thắng thuộc về Đảng Bảo thủ.[33] Chiến thắng áp đảo này đem về cho Đảng Bảo thủ thế đa số ở Quốc hội với 144 ghế ở Viện Thứ dân.[34] Năm 1983-1987 Mặc dù cam kết làm suy giảm quyền lực các nghiệp đoàn, không giống chính phủ Heath, Thatcher áp dụng chiến lược thay đổi tiệm tiến thay vì biện pháp ban hành các đạo luật. Một vài nghiệp đoàn bắt đầu tổ chức đình công nhằm bảo vệ quyền đại diện công nhân của họ, nhưng cuối cùng mọi nỗ lực của họ đều thất bại. Dần dà, các cải cách của Thatcher thành công trong nỗ lực giảm thiểu quyền lực và ảnh hưởng của các nghiệp đoàn hầu có thể ngăn cản sự tái bùng phát các cuộc đình công qui mô lớn.[35] Những biện pháp cải cách này, theo lời của Thatcher, là để dân chủ hóa các nghiệp đoàn và giao trả quyền lực về cho các thành viên.Theo nhận xét của BBC, Thatcher "hoạch định hủy diệt quyền lực của các nghiệp đoàn trong gần một thế hệ."[36]
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Thatcher ủng hộ chính sách răn đe (deterrence) của Ronald Reagan nhắm vào Liên Xô. Chủ trương này đi ngược lại chính sách lắng dịu (détente) mà phương Tây vẫn theo đuổi suốt thập niên 1970, gây ra sự chia rẽ với những quốc gia tiếp tục gắn kết với đường lối ngoại giao theo hướng cố làm lắng dịu tình hình giữa hai khối. Quyết định của Thatcher cho phép quân đội Mỹ bố trí hỏa tiễn cruise tại các căn cứ của Anh làm dấy lên những cuộc tụ họp phản kháng.[35] Dù vậy, Thatcher là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên đáp ứng thuận lợi trước sự kiện nhà lãnh đạo Liên Xô có chủ trương cải cách, Mikhail Gorbachev, lên cầm quyền, mô tả Gorbachev như là "một người chúng ta có thể cùng làm việc"[35] sau một lần hội kiến với nhà lãnh đạo Liên Xô năm 1984, ba tháng sau khi Gorbachev tiến đến đỉnh cao quyền lực. Động thái này kích hoạt một sự chuyển đổi trong thái độ của phương Tây trở lại chủ trương lắng dịu đối với Liên Xô. Tháng 11 năm năm 1988, Thatcher tuyên bố, "Không còn chiến trạnh lạnh nữa," chúng ta hiện có "một mối quan hệ rộng lớn hơn thời kỳ ấy."[39] Có hai thành quả đáng kể trong chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ thứ hai của Thatcher: • Năm 1984, Thatcher đến thăm Trung Quốc và ký với Đặng Tiểu Bình bản tuyên bố chung Trung-Anh ngày 19 tháng 12, theo đó Trung Quốc sẽ trao cho Hồng Kông qui chế "Vùng Hành chính Đặc biệt" theo những điều kiện gọi là Một Quốc gia, Hai Chế độ. Trung Quốc cam kết giữ nguyên trạng các thể chế kinh tế của Hồng Kông trong năm mươi năm kể từ ngày bàn giao lãnh thổ này vào ngày 1 tháng 6 năm 1997.[40] • Tháng 11 năm 1979, tại Hội đồng Châu Âu Dublin, Thatcher cho rằng nước Anh đóng góp nhiều hơn nhận từ Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC). Câu nói trứ danh của bà tại hội nghị thượng đỉnh này là "Chúng tôi không xin Cộng đồng hay bất cứ ai khác. Chúng tôi chỉ đòi họ phải trả lại tiền cho chúng tôi". Đòi hỏi này được đáp ứng tại Hội nghị Thượng đỉnh Fontainbleau năm 1984. EEC đồng ý về mức cắt giảm hằng năm cho Anh Quốc lên đến 66% chênh lệch giữa mức đóng góp và nhận từ Liên minh châu Âu. 1987 – 1990
Tại Bruges, Bỉ, năm 1988, Thatcher đọc diễn văn chống lại những đề án của Cộng đồng Âu châu (EC) nhằm thiết lập cấu trúc liên bang và gia tăng quyền lực cho các cơ quan của cộng đồng.[41] Dù ủng hộ Anh Quốc gia nhập cộng đồng, Thatcher tin rằng vai trò của EC nên được giới hạn trong chức trách bảo đảm sự tự do thương mại và cạnh tranh hiệu quả, cũng như tỏ ý lo ngại về các qui định của EC nhằm đảo ngược những thay đổi bà đã thực hiện ở nước Anh. "Chúng ta không thể thu hẹp lãnh thổ nước Anh chỉ để nhìn thấy nó được sắp xếp lại trong khuôn khổ của Âu châu, với một siêu quốc gia hành xử quyền cai trị từ Brussels". Bà đặc biệt quan ngại đến chủ trương sử dụng một loại tiền tệ chung cho cả Liên minh châu Âu. Bài diễn văn gây ra nhiều ý kiến phản bác từ các nhà lãnh đạo Âu châu và lần đầu tiên phô bày tình trạng phân hóa bên trong đảng Bảo thủ về các vấn đề Âu châu.[2] Năm 1989, uy tín của Thatcher lại sút giảm khi nền kinh tế bị thiệt hại do lãi suất được nâng cao để kìm hãm sự bùng nổ không bền vững trong phát triển kinh tế. Bà qui trách nhiệm cho Bộ trưởng Tài chính, Nigel Lawson, người đã theo đuổi chính sách kinh tế trong mục tiêu chuẩn bị cho việc sử dụng tiền tệ chung; trong một cuộc phỏng vấn dành cho tạp chí Financial Times vào tháng 11 năm 1987, Thatcher nói rằng bà không được nghe báo cáo và cũng không ủng hộ chính sách này. Trong một buổi họp trước hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Âu châu vào tháng 6 năm 1989, Lawson và Bộ trưởng Ngoại giao Geoffrey Howe ép Thatcher nên chấp nhận hoàn cảnh để gia nhập Hệ thống Hối suất, chuẩn bị cho việc phát hành đồng tiền chung châu Âu. Cả hai bộ trưởng tuyên bố sẽ từ chức nếu yêu cầu của họ không được đáp ứng. Thatcher trả đũa bằng cách giáng chức Howe và quan tâm hơn đến những lời khuyên của cố vấn Sir Alan Walter về các vấn đề kinh tế. Tháng 10 năm 1989, Lawson từ chức. Một trong những hành động của cuối cùng của Thatcher trong cương vị thủ tướng là gây áp lực lên Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush để gởi quân đến Trung Đông nhằm trục xuất quân đội của Saddam Hussein khỏi Kuwait với lời khuyên "đây không phải là lúc để chần chừ!".[42] Thất sủng Vụ "ám sát chính trị" Thatcher, theo những nhân chứng như Alan Clark, là một trong những giai đoạn ly kỳ nhất trong lịch sử chính trị Anh Quốc. Ý tưởng cho rằng vị thủ tướng lâu năm – bất khả chiến bại trong các cuộc thăm dò dư luận – bị loại khỏi quyền lực bởi một cuộc bỏ phiếu trong nội bộ đảng xem ra là điều không tưởng. Thế nhưng, đến năm 1990, bắt đầu xuất hiện những bất bình đối với chính sách của Thatcher về thuế vụ ở cấp địa phương,[43] về những bất cập trong điều hành nền kinh tế (nhất là việc để lãi suất lên đến 15%, bào mòn sự ủng hộ dành cho bà trong giới doanh nhân), và sự phân hóa bên trong đảng Bảo thủ về lập trường hội nhập vào châu Âu[32] làm cho đảng cầm quyền càng dễ bị tổn thương. Ngày 1 tháng 11 năm 1990, Sir Geoffrey Howe, một trong những đồng minh lâu đời là kiên trung nhất của Thatcher, từ chức phó thủ tướng để phản kháng chính sách của bà về Âu châu.[44] Trong bài diễn văn từ chức đọc trước Viện Thứ dân, Howe cho rằng đã đến lúc "những người khác cần xét lại thái độ của mình đối với vấn đề trung thành", là điều mà ông đã phải suy nghĩ từ lâu.[44] Sau đó, một cựu thành viên nội các khác, Michael Heseltine, công khai thách thức quyền lãnh đạo đảng của Thatcher, thu hút sự ủng hộ đủ để vượt qua vòng bỏ phiếu đầu để tiến vào vòng hai.[2] Lúc đầu, Thatcher cho biết bà sẽ đi tiếp vòng hai, nhưng sau đó lại quyết định rút lui khỏi cuộc đua sau khi hỏi ý kiến các đồng sự trong nội các.[45] Ngày 22 tháng 11, trong bài diễn văn từ nhiệm, bà nói: “ Sau khi tham khảo ý kiến các đồng sự, tôi tin rằng sự đoàn kết của Đảng và triển vọng cho sự thành công trong kỳ tổng tuyển cử sắp tới sẽ được phục vụ tốt hơn nếu tôi rút lui để các đồng sự của tôi trong nội các có thể bầu chọn một nhà lãnh đạo mới. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với những người trong và ngoài nội các đã dành cho tôi nhiều sự hỗ trợ quí báu. ” Với sự ủng hộ của Thatcher, John Major giành được quyền lãnh đạo đảng. Thatcher rời khỏi Viện Thứ dân sau cuộc bầu cử năm 1992.[46] Sau khi từ nhiệm
Tháng 8 năm 1992, Thatcher kêu gọi NATO chặn đứng cuộc tấn công của người Serbia nhắm vào Gorazde và Sarajevo nhằm chấm dứt cuộc thanh trừng chủng tộc và bảo vệ quốc gia Bosina. Bà tuyên bố rằng những gì đang xảy ra ở Bosna là "một gợi nhớ đến những điều tồi tệ nhất của Đức Quốc Xã". Bà cảnh báo có thể xảy ra một sự kiện tương tự như vụ holocaust.[51] Tháng 7 năm 1992, bà làm việc cho tập đoàn Philip Morris, nay là Nhóm Altria, trong cương vị "cố vấn địa-chính trị" với mức lương 250.000 USD mỗi năm, thêm vào đó là khoản đóng góp hằng năm 250.000 USD tập đoàn dành cho tổ chức của bà (Margaret Thatcher Foundation). Từ năm 1993 đến 2000, Thatcher nhận lời làm Viện trưởng Đại học William và Mary, Virginia, Hoa Kỳ. Đây là trường đại học được thành lập năm 1693 bởi vương quyền Anh. Bà cũng là Viện trưởng Đại học Buckingham, viện đại học tư duy nhất tại Anh. Bà rời bỏ chức vụ này năm 1998. Margaret Thatcher viết hai cuốn hồi ký, The Path to Power (Đường đến Quyền lực), và The Downing Street Years (Những năm làm Thủ tướng). Năm 1993, cuốn The Downing Street Years được đưa lên một chương trình truyền hình của đài BBC, bà miêu tả cuộc nổi dậy của nội các nhằm lật đổ bà là "một sự phản bội với nụ cười trên môi". Năm 2002, Thatcher cho ấn hành tác phẩm Statecraft: Strategies for a Changing World (Nghệ thuật Chính trị: Chiến lược cho một Thế giới đang Thay đổi), trình bày chi tiết những suy nghĩ của bà về các mối quan hệ quốc tế kể từ lúc bà từ chức năm 1990. Những chương bà viết về Liên minh Âu châu gây nhiều tranh cãi; bà kêu gọi tái đàm phán về quyền thành viên của Anh nhằm bảo vệ chủ quyền của đất nước, nếu thất bại, thì Anh Quốc nên rời bỏ tổ chức này mà gia nhập NAFTA.
Năm sau, ngày 11 tháng 6 năm 2004, Thatcher đến Hoa Kỳ để tham dự tang lễ của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, một trong những người bạn thân nhất của bà, tại Đại Giáo đường Quốc gia (National Cathedral) ở Washington, D.C.. Thatcher đọc điếu văn qua một băng video do những khuyết tật bà mắc phải sau vài lần đột quỵ nhẹ.[54] Tháng 12 năm 2004, người ta thuật lại rằng Thatcher đã gặp gỡ riêng với các nghị sĩ đảng Bảo thủ, cho biết bà chống lại kế hoạch của chính phủ Anh giới thiệu việc sử dụng chứng minh nhân dân (identity card). Bà gọi nó là "ý tưởng của người Đức, hoàn toàn xa lạ với đất nước này". Ngày 13 tháng 10 năm 2005, Thatcher tổ chức sinh nhật thứ 80 tại khách sạn Mandarin Oriental ở Hyde Park, khách mời gồm có Nữ hoàng, Công tước xứ Edinburg, và Tony Blair.[55] Geoffrey Howe, nay là Lord Howe xứ Aberavon, nhận xét về sự nghiệp chính trị của Thatcher: "Chiến thắng thật sự của bà không chỉ là làm thay đổi một hoặc hai chính đảng, nhưng chính là Chủ thuyết Thatcher, để ngay cả khi đảng Lao động trở lại cầm quyền, chủ thuyết này vẫn được mọi người thừa nhận là không thể đảo ngược được".[56]
|