Diễn Hành Văn Hóa tại New York |
Tác Giả: Trần Ðông Ðức/Người Việt Đông Bắc | |||||||
Thứ Sáu, 29 Tháng 6 Năm 2012 08:07 | |||||||
Thế rồi những năm gần đây, cuộc diễn hành này như là một sự đối đầu Trung-Việt với những khẩu hiệu đả đảo vang trời. Cũng như nhiều năm về trước, cuộc diễn hành văn hóa tại thành phố New York năm nay diễn ra với chủ đề Hội Nghị Diên Hồng mang đầy màu sắc văn hóa lịch sử của dân tộc Việt Nam. Ðặc biệt đây là năm đầu tiên cộng đồng Việt Nam thực hiện cuộc diễn hành văn hóa sau sự qua đời của nhà mạnh thường quân Trần Ðình Trường.
Ông Nguyễn Văn Tánh, chủ tịch cộng đồng Việt Nam tại New York cho biết, mặc dù ông tỷ phú qua đời nhưng sự ủng hộ bằng cách cung cấp nơi ăn ở ở giữa thành phố New York đắt đỏ không hề bị gián đoạn. Hơn 700 đồng bào Việt Nam với khoảng 400 người ghi danh ở lại khách sạn Carter đã biến cuộc diễn hành thành một tuyên ngôn văn hóa lịch sử đặc sắc trong các cộng đồng di dân tại Hoa Kỳ. Ðặc biệt trước hôm trước ngày diễn hành văn hoá, với số lượng đồng bào đông đúc, đại diện các đoàn thể Việt Nam đã làm một cuộc biểu tình tố cáo nhà cầm quyền Trung Quốc và gặp uỷ hội nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc. Chương trình vận động này đã thu hút các sắc dân khác tham gia như Tây Tạng và Phi Luật Tân. Ðây cũng là lần đầu tiên cộng đồng người Mỹ gốc Phi Luật Tân đã nối vòng tay với cộng đồng Việt Nam tố cáo Trung Quốc về vấn đề Biển Ðông qua vụ Trung Quốc xâm lấn bãi cạn Scarborough làm nhân dân Phi Luật Tân phẫn nộ Phái đoàn cộng đồng Việt Nam cũng đã gặp đại diện Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền là bà Ann Syauta tại trụ sở Liên Hiệp Quốc thành phố New York do ông Lại Thế Hùng từ Âu Châu và ông Trần Quán Niệm, chủ tịch Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia New Jersey hướng dẫn để trình bày vấn đề nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam. Bà Ann Syauta đã ghi nhận và hứa sẽ đệ trình những vấn đề mà phái đoàn cộng đồng Việt Nam quan tâm lên Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền và hy vọng sẽ sớm có câu trả lời cho người đại diện. Bà cho biết về việc bầu Việt Nam thành thành viên Hội Ðồng Nhân Quyền là do quyết định của các quốc gia thành viên, có nghĩa là mọi người cần phải vận động các quốc gia trên thế giới. Trung Quốc không còn tham dự lễ Diễn Hành Văn Hoá Cuộc diễn hành văn hóa lâu này chính ra như là một tuyên ngôn chính trị của cộng đồng Việt Nam hải ngoại tạo động lực thu hút các giới đồng bào tham dự. New York được xem là thủ đô chính trị của thế giới vì vậy biểu dương dưới màu cờ vàng ba sọc đỏ được bảo trở bởi tổ chức liên quan tới Liên Hiệp Quốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hình ảnh của người Mỹ gốc Việt. Ở thế giới người Hoa, sự phân định quốc cộng cũng xảy ra. Trung Quốc đã dồn hết tiền bạc để đưa ra những chương trình đặc sắc nhất để áp đảo màu cờ của Ðài Loan và Tây Tạng. Thế rồi những năm gần đây, cuộc diễn hành này như là một sự đối đầu Trung-Việt với những khẩu hiệu đả đảo vang trời. Phái đoàn Việt Nam cũng đông đảo ngang ngửa với Trung Quốc do đó sự đối đầu này là một thực tế. Nhiều người cho rằng phái đoàn Ðài Loan và Trung Quốc thỏa hiệp rút lui nhưng thực tế là nhóm Ðài Loan theo Dân Tiến Ðảng, đề cao văn hóa bản địa Ðài Loan, cổ vũ sự độc lập. Họ tìm Trung Quốc để đấu tranh. Nay Trung Quốc bị Việt Nam đối đầu trực tiếp, phá hỏng hình ảnh thì Ðài Loan cũng không còn có nhu cầu đấu tranh trực diện.
Ngoài ra các màu sắc văn hóa của Việt Nam đều lấy cơ sở lịch sử chống Trung Quốc làm chủ đề do đó Trung Quốc phải rút lui vì bị tố cáo trước dư luận về hình ảnh bành trướng bá quyền. Trung Quốc phải lặng lẽ rút lui là một điều thú vị đối với cộng đồng Việt Nam. Kể từ khi Trung Quốc rút lui rồi thì màu sắc của Việt Nam coi như là sáng giá nhất trong chương trình. Cuộc diễn hành trúng vào dịp lễ thất tuần (49 ngày) của ông Trần Ðình Trường. Nhân dịp này gia đình ông cũng đã mở một thánh lễ cầu hồn trong khu vực tư gia và mời tất cả mọi người tham dự. Ðây là một kỷ niêm khó quên và là như một sự hứa hẹn rằng gia đình Trần Ðình Trường sẽ thực hiện một di ngôn nào đó của người quá cố để sắc màu văn hóa Việt Nam tiếp tục được trình diễn hàng năm tại New York.
|