Từ Sài Gòn ra biển đông (30/4/1975) |
Tác Giả: SaigonEcho sưu tầm | |||
Thứ Sáu, 02 Tháng 12 Năm 2011 21:14 | |||
Hình như người ta đã quên cái cảnh bồng bế xô đẩy nhau lên máy bay và bằng bất cứ giá nào phải đi bằng được. 32 năm sau, câu chuyện kể về thuyền nhân chỉ còn là dĩ vãng mà cả bên này bên kia, nhiều người đã quên hoặc cố tình quên. Thật ra không hẳn là như vậy. Nhà nước chính quyền hoan hỉ nhận những đồng tiền đô la từ mọi nơi gửi về cũng như người Việt mang tiền về nước. Mang tiền về thì được chứ đừng mang chữ về. Chữ hiểu theo nghia rất rộng là sách báo, tư tưởng, âm nhạc, nghệ thuật. Từ khi có nhà nước Cộng Sản đến nay, chữ vẫn là độc quyền tuyệt đối nằm trong tay đảng. Nó nằm trong một hệ thống khép kín: Chủ nghĩa hay ý thức hệ bạo lực khủng bố và một chính quyền toàn trị. (Ideology, terror and totalitarian government). Chẳng lạ gì, trước khi về VN, người ta thường khuyên có một điều duy nhất: anh muốn làm gì thì làm: chẳng hạn cờ bạc, chơi bời đủ kiểu, tắm đủ kiểu, phòng trà đủ kiểu, âm nhạc đủ kiểu, cà phê đủ kiểu, gái đủ kiểu, sex đủ kiểu, ngủ trưa đủ kiểu, ngủ tối đủ kiểu, ăn đủ kiểu, vừa ăn vừa chơi đủ kiểu, đi điếm đủ kiểu, hối lộ đủ kiểu, lưu manh lường gạt đủ kiểu, gian trá đủ kiểu, buôn bán mánh mung đủ kiểu, làm giầu đủ kiểu, đầu cơ đủ kiểu, công an đủ kiểu, phường khóm đủ kiểu, công ty đủ kiểu, cơ quan đủ kiểu, chính quyền địa phương đủ kiểu, chính quyền trung ương đủ kiểu, luật pháp đủ kiểu, thằng ăn cắp xử thằng ăn cướp đủ kiểu và cuối cùng xã hội lọan đủ kiểu. Ta có quyền đủ kiểu hết, miễn là đừng đụng đến chính trị. Vì trên hết, vẫn có một nhà nước toàn trị ở trên tất cả những đủ kiểu đó. Trước khi lên máy bay về nước, còn dặn với theo: nhớ nhé đừng đụng đến chính trị. Người ta dự trù có 4 khu như thế, với những biệt thự sang trọng, đủ tiện nghi như ở Mỹ, Canada. Người ta thấy những Việt Kiều lái những chiếc xe SUV, hay ngồi nhâm nhi ly rượu cocktail bên bờ sông Sàigòn. Những căn nhà có những bãi cỏ xanh, mái nhà mầu cam kiểu California, có những hàng dừa cọ, những hồ bơi với những hàng chữ tiếng Anh: "Welcome!" Ðây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 32 năm về trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo. Nay ở Việt Nam thì người ta lại muốn đặt tên cho những khu thương xá là “tiểu Cali ”, “tiểu Fairfax ” để nhớ đến. Và cứ như thế, sẽ có một số người Việt gốc Mỹ sống riêng biệt trong những tiểu quốc, Mỹ Hóa của họ bên cạnh những người Việt bản xứ. Khi ở Mỹ thì họ nhớ Việt Nam, khi ở Việt Nam họ lại tiếc lối sống Mỹ. Họ trở thành người ngoại quốc trước mắt những người đồng bào của họ. Họ tưởng về quê thật, nhưng lại mang tâm trạng một thứ chủ nhân, cách biệt với dân bản xứ. Và điều rõ rệt là Hoàng Tiến đã bực tức về một căn nhà hàng xóm đã vứt những bao rác ra đường ngay cổng nhà anh ta, đã mở nhạc Karaoké tùy tiện ầm ỉ cả lên. Anh bực tức nói: Như thế không phải lối sống Mỹ, không biết tôn trọng luật pháp. Như thế là thiếu văn minh. Khi ở Mỹ thì anh muốn bảo tồn văn hoá Việt, không muốn trở thành một mẩu trong Melting pot hay Sálát Mỹ. Anh bắt con đi học tiếng Việt. Về Việt Nam, mở mồm là anh chỉ xổ tiếng Mỹ. Cái mâu thuẫn như thế rất là Việt Nam. Trong tương lai, Hoàng Tiến sẽ còn phải bực tức nhiều về những điều trái tai gai mắt: chẳng hạn một anh cán bộ phường cứ xồng xộc vào nhà chẳng điện thoại trước. Riêng Nguyễn Anh, năm nay mới 35 tuổi về Việt Nam làm việc cho một công ty nước ngoài. Ra đi từ nhỏ, kể như không biết gì về Việt Nam, anh cũng không có ý ở hẳn VN.. Nhưng anh cũng có một vài nỗi khổ vặt khác. Nguyễn Anh sửng sờ khi làm một việc gì giúp người khác không nhận được một tiếng thanh kiu, thanh kiếc gì hết. Anh cũng khó chịu khi mọi người chen lấn không xếp hàng khi trả tiền. Nhất là các cô thiếu nữ trông khả ái, dịu hiền, nhưng cũng huých tay chân như ai. Gần như mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy sống chen lấn chụp giựt. Nguyễn Anh có hoi buồn về con người Việt Nam vốn có tâm hồn, vốn thương người mà một tai nạn xe cộ xảy ra đến chết người mà mọi người dửng dưng. Quả thực, tuy là người Việt Nam, nhưng anh lại không hiểu gì về người mình. Lại nói đến giải trí, Nguyễn Anh không hiểu được là người Việt Nam "Xem thể thao" chứ không chơi thể thao. Mấy triệu người thức đêm, bỏ công ăn việc làm, bỏ học để dán mắt vào đài truyền hình theo dõi một trận đá banh. Thật là vô lý vì hại sức khỏe. Chỉ có 22 cầu thủ thực sự chơi thể thao, còn cả nước chỉ ngồi xem thể thao, chưa kể còn cá độ. Hình như cái gì ở Việt Nam cũng có thể trở thành cờ bạc. Lại một điều nữa, Nguyễn Anh không hiểu được. Nguyễn Anh thì chỉ thích đi đánh golf. Nhưng muốn chơi ngon, Nguyễn Anh phải lấy vé máy bay ra Phan Thiết chơi, vì ở đó có sân choi nổi tiếng là đẹp. Ít ra thì điều đó cũng làm Nguyễn Anh vui lòng. Nhưng có người thấy như thế thì lấy làm kỳ cục. Họ chép miệng, tội tình gì mà phải cất công như thể để chơi Golf. Chơi đâu chả được. Phí tiền nữa. Ngưyễn Anh không đáp lại, vì anh có cái lý của anh. Ðúng là anh thấy người Việt mê đá banh một cách kỳ cục. Nhưng ngược lại, họ cũng thấy anh không giống ai. Còn về thanh niên, thiếu nữ thì chửi thề không biết ngượng mồm, nhất là thanh niên, thiếu nữ gốc Bắc. Mở mồm ra là địt. Sáng ra, chỉ hỏi giá cả món hàng đã bị một người con gái xinh đẹp phạng cho một câu. Gió chướng đổi chiều đến đâu có thể còn chưa biết rõ được. Tôi tự hỏi bao giờ làn gió chướng đó cùng với con lốc đầu tư tư bản đánh bật chủ nghĩa Cộng Sản ra biển? Chỉ có một điều tôi biết chắc rằng, ngay cả những người theo làn gió chướng đổi chiều, đã về VN. Họ cũng cảm thấy họ chẳng sung sướng gì, đôi khi tỏ ra buồn phiền, nghi kỵ, thất vọng không muốn nói ra. Ðó là trường hợp hợp ông Nguyễn Cao Kỳ. Ðó cũng là trường hợp một người trong số 17 người vừa được vinh danh "Vinh Danh Việt Nam – 2006"? Tôi có cảm tưởng họ đang chơi một canh bạc giả, biết như thế mà vẫn chơi, chơi cho biết.
|