Home Văn Học Khảo Luận Dạy đọc bằng cách đọc (4)

Dạy đọc bằng cách đọc (4) PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Hưng Quốc   
Thứ Sáu, 02 Tháng 12 Năm 2011 22:44
Dạy Đọc tiếng Việt bằng cách đọc với phát âm.
 
Lời tác giả: Khi đăng loạt bài “Dạy tiếng Việt: Dễ hay khó?”, tôi nhận được khá nhiều email, chủ yếu từ phụ huynh và các thầy cô giáo dạy tiếng Việt rải rác khắp nơi, hỏi thăm về các phương pháp dạy tiếng Việt. Phần lớn tập trung vào một vấn đề cụ thể: Có nên sử dụng phương pháp đánh vần để dạy tiếng Việt hay không?
Tôi viết loạt bài này xin thay cho câu trả lời với từng người thăm hỏi. NHQ
 
***

Cách tốt nhất là học đọc bằng cách đọc. Nghĩa là đọc thẳng vào văn bản. Dĩ nhiên là dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
Nhưng đọc là gì? Tự bản chất, đọc, trước hết, là sự giải mã (decoding) các ký hiệu được viết. Trong sự giải mã này, có hai mối quan hệ chính:
1. quan hệ giữa âm thanh và chữ viết
2. quan hệ giữa âm thanh - chữ viết và ý nghĩa (tức, nói theo thuật ngữ ngôn ngữ học, giữa cái biểu đạt, signifier, và cái được biểu đạt, signified).
Giải mã quan hệ giữa âm thanh và chữ viết thuộc giai đoạn đầu tiên của việc tập đọc. Trong khi đó, quan hệ thứ hai, giữa âm thanh - chữ viết và ý nghĩa, thuộc giai đoan sau, giai đoạn đọc thực sự.
Trong việc dạy đọc trong các lớp vỡ lòng (hay sơ cấp), chúng ta chỉ tập trung vào mối quan hệ thứ nhất.
Nói một cách vắn tắt, giải mã mối quan hệ giữa âm thanh và chữ viết bao gồm hai khía cạnh:
1. Nhìn mặt chữ, các em biết cách phát âm, và
2. Nghe một âm thanh nào đó được phát ra, các em biết phải viết như thế nào.
Hai khía cạnh ấy bao gồm ba thao tác chính:
1. Nhận diện từ (word recognition) (khi nhìn lên trang giấy)
2. Nhận diện được âm vị (phoneme recognition) (khi nghe người khác nói)
3. Nhận diện được mối quan hệ tương hợp giữa âm vị và tự vị (phoneme-grapheme correspondence) (để nối kết cái âm được nghe và con chữ in trên mặt giấy).
Dạy đọc, ở giai đoạn đầu tiên, thực chất là trang bị cho học sinh có khả năng thực hiện được ba thao tác trên.
Bài tập đọc
Trước khi phân tích ba thao tác ấy, xin lưu ý là, trong giờ tập đọc, chúng ta cần có một bài đọc nhất định. Bài đọc này có thể đã có sẵn trong sách giáo khoa hoặc giáo viên phải tự tìm hoặc tự soạn lấy. Nhưng dù lấy từ đâu thì bài để tập đọc cần thỏa mãn được mấy tiêu chuẩn chính:
1. Ngắn gọn: Độ ngắn gọn tùy theo lứa tuổi và trình độ học vấn. Với trẻ em, có khi chỉ vài ba chữ; sau, dài hơn, vài ba câu. Với học sinh lớn tuổi hoặc sinh viên, số chữ không cần phải quá hạn chế.
2. Giản dị: Từ vựng dùng trong bài đọc cần dễ hiểu và thường gặp trong đời sống hàng ngày.
3. Có ý nghĩa: Đây là một nguyên tắc được hầu hết các nhà giáo dục đồng thuận. Học sinh chỉ thấy hứng thú khi học những gì có ý nghĩa. Thêm chút hài hước nhẹ nhàng lại càng tốt.
4. Mỗi bài tập đọc nên tập trung chủ yếu vào một số khuôn vần nhất định. Số lượng các khuôn vần trong tiếng Việt, thật ra, không nhiều. Chỉ khoảng một trăm rưỡi. Học hết các khuôn vần ấy, việc tập đọc của em coi như đã được giải quyết xong về cơ bản. (Nói cơ bản bởi vì sau đó, các em cần tập phát âm đúng các thanh điệu gắn liền với từng khuôn vần nữa).
Trong luận điểm vừa nêu, có hai vấn đề cần được làm sáng tỏ: Khuôn vần và số lượng khuôn vần trong tiếng Việt.
Khái niệm khuôn vần gắn liền với khái niệm âm tiết (syllable).
Âm tiết
Các nhà ngôn ngữ học định nghĩa âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất. Ví dụ câu “Tôi là người Việt Nam” chứa đựng năm âm tiết:
Tôi / là / người / Việt / Nam
Qua ví dụ này, chúng ta thấy ngay là khái niệm âm tiết không đồng nhất với khái niệm từ (word). Ví dụ “Việt Nam” là một từ nhưng lại gồm đến hai âm tiết, “Việt” và “Nam”. Trong các ngôn ngữ Tây phương, như tiếng Anh chẳng hạn, sự phân biệt giữa từ và âm tiết lại càng rõ rệt: pro/fess/or; stu/dent; u/ni/ver/si/ty.
Cấu trúc âm tiết tiếng Việt khá chặt chẽ, bao gồm năm yếu tố được phân bố như sau:
Thanh điệu (1)
Âm đầu (2)
VẦN
Âm đệm (3)
Âm chính (4)
Âm cuối (5)
Năm yếu tố tạo thành âm tiết là:
1. Thanh điệu, gồm sáu thanh: ngang, hỏi, ngã, nặng, huyền và sắc.
2. Âm đầu: Luôn luôn do một phụ âm đảm nhiệm. Cũng có thể trống, không có âm nào cả (ví dụ: ăn, uống, anh, em)
3. Âm đệm: Do một bán nguyên âm (semi-vowel) đảm nhiệm. Bán nguyên âm này được biểu thị bằng hai chữ cái, hoặc là o (hoa) hoặc là u (thuê). Chức năng chính của âm đệm là làm nguyên âm sau trở thành tròn môi (so sánh cách phát âm các chữ ha/hoa và thế/thuế).
4. Âm chính: Do một nguyên âm đảm nhiệm.
5. Âm cuối: Có thể là một phụ âm (tiếng, Việt) hoặc một bán nguyên âm (mau, táo, nói) hoặc để trống, không có âm vị nào cả (thơ, thư).
Căn cứ vào sự phân bố của các âm vị, âm tiết có 8 hình thức chính như sau:
 
Thanh điệu
1.
   
nguyên âm
 
2.
   
nguyên âm
âm cuối
3.
âm đầu
 
nguyên âm
 
4.
âm đầu
 
nguyên âm
âm cuối
5.
 
âm đệm
nguyên âm
 
6.
 
âm đệm
nguyên âm
âm cuối
7.
âm đầu
âm đệm
nguyên âm
 
8.
 
âm đệm
nguyên âm
âm cuối
Ví dụ:
Âm tiết ví dụ
Thanh điệu
   
 
ao
   
a
o
ta
t
 
a
 
người
ng
 
ườ
i
òa
 
o
à
 
uất
 
u
t
huế
h
u
ế
 
oan
 
o
a
n
Một số nhận xét về âm tiết của tiếng Việt:
Hai yếu tố chính và bắt buộc phải có của âm tiết là âm chính và thanh điệu.

Âm tiết ngắn nhất, gồm hai yếu tố: nguyên âm và thanh điệu, như: a, à, ạ, ừ, ồ
Âm tiết dài nhất, bao gồm 7 chữ cái: nghiêng (Trong tiếng Anh, từ một âm tiết dài nhất là các từ screeched, scratched, scrounged, scrunched, stretched, straights và strengths, tất cả đều gồm chín chữ cái).

Không có hiện tượng một chữ cái lặp lại hai lần liền nhau (trừ vài chữ phiên âm hoặc tượng thanh như quần soóc, kính coong, cái soong).

Trong năm yếu tố tạo thành âm tiết, bốn yếu tố thanh điệu, âm đệm, âm chính và âm cuối tạo thành vần (cũng gọi là khuôn vần). Như vậy, có thể định nghĩa vần một cách đơn giản và vắn tắt như sau: Đó là toàn bộ âm tiết, trừ phần âm đầu.
Khuôn vần
Trong tiếng Việt có khoảng 150 khuôn vần chính[1] như sau:
A
a (oa), ac (oac), ach (oach), ai (oai), am (oam), an (oan), ang (oang), anh (oanh), ao (oao), ap (oap), at (oat), au (oau), ay (oay)
Ă
ăc (oăc), ăm (oăm), ăn (oăn), ăng (oăng), ăp (oăp), ăt (oăt)
Â
âc (uâc), âm, ân (uân), âng (uâng), âp (uâp), ât (uât), âu, ây (uây)
E
e (oe), ec, em, en (oen), eng (oeng), eo (oeo), ep (oep), et (oet)
Ê
ê (uê), êch (uêch), êm, ên (uên), ênh (uênh), êp, êt (uêt), êu
I
i (uy), ia (uya), ich (uych), iêc, iêm, iên (uyên), iêng, iêp, iêt (uyêt), iêu, im, in (uyn), inh (uynh), ip (uyp), it (uyt), iu (uyu)
O
o, oc, oi, om, on, on, ooc, oong, op, ot
Ô
ô, ốc, ôi, ôm, ôn, ông, ôp, ôt
Ơ
ơ, ươ, ơi, ơm, ơn, ơp, ơt
U
u, ua, uc, ui, um, un, ung, uôc, uôi, uôm, uôn, uông, uôt, up, ut
Ư
ư, ưa, ưc, ưi, ưm, ưn, ưng, ươc, ươi, ươm, ươn, ương, ươp, ươt, ươu, ưt, ưu
Trong các vần ở trên, những vần được đặt trong ngoặc đơn là vần có thêm âm đệm (viết bằng chữ cái O hay U).
Tất cả các khuôn vần này đều ở dạng thanh ngang (không dấu). Trên thực tế, phần lớn đều có thể kết hợp với năm thanh còn lại (trừ các vần kết thúc bằng phụ âm tắt, chỉ có thể có một trong hai thanh: sắc và nặng).
Nhìn tổng số khuôn vần trong tiếng Việt, chúng ta có thể rút ra mấy nhận xét như sau:

Chúng khá ít. Do đó, việc học vần không phải là một vấn đề phức tạp. Ví dụ: khi học sinh đã có thể phát âm được vần “ông”, chắc chắn các em sẽ phát âm được những chữ như “bông”, “công”, “dông”, “đông”, “sông”, “tông”, “xông”, v.v...
Tất cả những vần đơn (chỉ gồm một nguyên âm) đều rất dễ đọc và dễ học.
Các vần bao gồm một nguyên âm đơn và một âm cuối cũng dễ đọc và dễ học.

Khó đọc và khó học, đặc biệt với người ngoại quốc, là ba loại vần:

Các vần kết hợp với nguyên âm đôi (iê, uô, ươ)
Các vần bắt đầu bằng âm đệm (oách, oăm, oeo, uêch, v.v...)
Và khi các vần ấy gắn liền với các thanh điệu, đặc biệt thanh ngã

Trình tự từ dễ đến khó:
Dễ


 

Khó
1
   
ê
 
chỉ có âm chính
2
t
 
ê
 
âm đầu + âm chính
3
   
ê
n
âm chính + âm cuối
4
t
 
ê
n
âm đầu + âm chính + âm cuối
5
t
 
n
nguyên âm đôi
6
t
u
n
êm đệm + nguyên âm đôi
7
t
u
yể
n
âm đệm + nguyên âm đôi + thanh
Ví dụ các từ tương ứng với bảy bậc dễ-khó ở trên:
1
a, e, ê, o, ô, ơ, u, ư
2
ba, ca, da, ga, ha, la...
bê, kê, dê, ghê, hê, lê
ca, co, cô, cơ, cư
3
am, an, ao, au, ơn, ân, ông, ưng, út
4
ban, cam, ham, lam, bên, bom, tôi, vơi
5
tiên, tươi, buồn, bươm bướm
6
tuyên, nguyên,
7
tuyển, nguyễn, tuyết, nhồm nhoàm, thoăn thoắt, khòng khoèo, choắt cheo, khúc khuỷu, khuya khoắt
Từ các nhận xét trên, chúng ta có thể rút ra một số nguyên tắc chính khi soạn bài đọc:
Mỗi bài đọc chỉ giới thiệu một số loại khuôn vần nhất định
Đi từ khuôn vần dễ đến loại vần khó
Mỗi khuôn vần càng có nhiều ví dụ chừng nào càng tốt chừng ấy
***
Nói thêm: Về phương pháp dạy đọc, thật ra, còn nhiều vấn đề để bàn, như tiến trình giảng dạy, cách soạn bài làm và bài tập, cách đánh giá, v.v... Tuy nhiên, những vấn đề ấy quá chi tiết và quá chuyên môn. Tôi xin tạm gác lại. Loạt bài này xin chấm dứt ở đây.

[1] Một số người có thể nêu lên một số lượng nhiều hơn khoảng vài chục vần, bao gồm cả phương ngữ cũng như một số vần rất hiếm, chỉ xuất hiện trong một hoặc vài trường hợp không đáng kể. Danh sách vần này tôi lấy từ cuốn Từ điển vần của Hoàng Phê, nxb Đà Nẵng, 1996, tr. III.