Home Văn Học Khảo Luận Làm giàu Quốc Ngữ qua “Tứ Tự Thành Ngữ Hán Việt”

Làm giàu Quốc Ngữ qua “Tứ Tự Thành Ngữ Hán Việt” PDF Print E-mail
Tác Giả: Tuấn Aet Phan   
Chúa Nhật, 09 Tháng 1 Năm 2011 10:19

Tuy nhiên, có người vì ám ảnh bởi sự xâm lăng của Tàu Hán Chệt bèn đề nghị hủy bỏ mọi dấu vết của Tàu Hán Chệt trong nếp sống văn hóa hiện nay của dân Việt, khởi đầu là “khai trừ Hán tự khỏi Việt ngữ”!

CUNG CHÚC TÂN XUÂN 2011: Làm giàu Quốc Ngữ qua “Tứ Tự Thành Ngữ Hán Việt”.

Thưa Quý Vị làng Lưới,

Người Việt mình dù trong nước hoặc hải ngọai đều hưởng 2 cái Tết: Một theo sự vận hành của mặt trăng gọi là Âm lịch (Tết Nguyên Đán, nói gọn là Tết Ta), một theo mặt trời gọi là Dương Lịch (nói gọn là Tết Tây). Đức Hùynh Giáo Chủ PGHH sáng lập nền đạo PGHH là áp dụng chủ trương “Tùy phong hóa dân sanh phù hợp” Thật ra chủ trương này đồng nghĩa với câu dân gian: “Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc”, nên tùy hòan cảnh chúng ta có thể “ăn Tết” Tây hay Ta hoặc cả hai càng…tốt vì Tết là…vui, vui nhiều để tạm quên…cái khổ thế gian!

Phật Giáo Hòa Hảo ra đời phù hợp với văn hóa, tập quán, đời sống nói chung là phong hóa dân sanh của người Việt Nam thời Pháp thuộc và cả thời nay của nền văn minh vật chất bằg sự kết hợp khéo léo có tính cách tự nhiên Tam Giáo: Phật-Khổng Lão. Tuy nhiên, có người vì ám ảnh bởi sự xâm lăng của Tàu Hán Chệt bèn đề nghị hủy bỏ mọi dấu vết của Tàu Hán Chệt trong nếp sống văn hóa hiện nay của dân Việt, khởi đầu là “khai trừ Hán tự khỏi Việt ngữ”! Thái độ nầy quá cực đoan vì chúng ta tự hủy diệt vốn liếng văn hóa của chính dân tộc mình trong suốt dòng lịch sử hàng ngàn năm, là kết quả của sự khôn ngoan chọn lọc tinh hoa từ văn hóa của các dân tộc khác, bao gồm các lãnh vực ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục…. Dùng Hán tự mà không bị đồng hóa thành… Hán tộc mới là niềm kiêu hãnh của giống nòi Việt.

Để nâng cao dân trí hầu hiểu biết giáo lý PGHH mà áp dụng hiệu quả trong đời sống hàng ngày, Đức Hùynh Giáo Chủ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của SỰ HỌC: - Sự học hành không làm trở ngại cho đạo đức. Trái lại, nhờ nó mình được biết rõ ràng giáo lý cao siêu của tôn giáo. Nó tránh cho mình những sự lạc lầm, bỏ các điều dị đoan mê tín. Nó làm cho mình dẹp bỏ những điều huyền hoặc, không bàn bạc những chuyện xa vời (như tiên đoán thiên cơ chẳng hạn...).

Vậy hãy tự mình học hỏi (học chữ quốc ngữ...) và hãy cho con cháu mình vào trường học tập đặng sự hiểu biết của chúng thêm rộng rãi. Vả lại sự hiểu biết về khoa học không cản trở sự tu hành và nó giúp cho mình nghiên cứu Phật Đạo một cách rành rẽ.

Là dân Việt, trước tiên phải học chữ Quốc Ngữ tức là chữ của nước mình. Quốc Ngữ không rõ chính thức xuất hiện lúc nào nhưng đến hôm nay Quốc Ngữ bao gồm Hán tự còn gọi là từ ngữ Hán Việt, một bộ phận quan trọng tương đương một trong “ngũ tạng lục phủ” mà nếu lọai bỏ đi thì “thân thể Quốc Ngữ” khó bề họat động, sẽ đưa đến cái chết lần mòn! Ngòai tiếng đơn hay kép Hán Việt, chúng ta còn có rất nhiều thành ngữ Hán Việt dùng theo nghĩa Việt như tham sống sợ chết hay giữ nguyên trạng tham sanh uý tử đều được cả. Lọai thành ngữ Hán Việt gồm bốn chữ (tứ tự) rất thông dụng và ngắn gọn giúp chúng ta diễn đạt ý tưởng mà nếu dùng tiếng Việt thuần túy phải giải thích dài dòng!

Nhân Năm Mới Dương Lịch 2011, tôi xin bắt đầu giới thiệu với quý vị làng Lưới quyển HÁN VIỆT TỨ TỰ THÀNH NGỮ của Nguyễn Xuân Trường ra đời tại Saigon từ năm 1973. Mỗi tuần, tôi trích ra vài thành ngữ theo vần ABC có sự bổ sung mặt chữ Hán mà trong sách nầy không có, đồng thời thêm các từ ngữ tham khảo…. như sau đây. Mong sự đóng góp ý kiến xây dựng của quý vị.

Trân trọng,

Tuấn Aet Phan

1. ÁC KHẨU THỌ CHI.

          悪 口 受 之

Cái miệng ác thì thân phải thọ lãnh, gánh chịu cái ác, cái họa.

Nghĩa chữ: Ác (Xấu, hung dữ, # thiện)

2. ÁI NHI BẤT KIẾN.

          爱 而 不 见. Thương mà không được gặp, lòng phải tưởng nhớ. Trích thơ Tình Nữ trong Kinh Thi:

                   Tình nữ kỳ thú

                   Sĩ ngã vu thành ngu

                   Ái nhi bất kiến

                   Tao thủ trì trù

(Cô gái dịu dàng xinh đẹp, đợi ta ở góc thành, yêu mà không được gặp ta gãi đầu băn khoăn)

Nghĩa chữ: Ái (yêu thương, # Ố). Kiến (gặp, thấy, = yết kiến, hội kiến)

3. ÁI NGUY TỬ HIỂM.

          爱 危 死 险. Ưa thích cái nguy thì phải chết hiểm nghèo.

          Nghĩa chữ: Nguy (không yên, # an). Tử (chết, = Tử sĩ, # sinh). Hiểm (khó khăn, độc ác,  = hiểm trở, hiểm ngữ)

4. AN CỬU DI CHẤT.

          安 久 移 质 Ở yên lâu thì thay đổi cái tính chất của mình đi. TẬP TỤC DI CHÍ, AN CỮU DI CHẤT (Thói quen chung làm thay đổi cái chí, yên ổn lâu thì làm thay đổi cái chất).

          Nghĩa chữ: An (yên ổn, = an ninh). Cữu (lâu, = trường cữu, vĩnh cữu). Di (thay đổi, di cư).
        
 
5. ÁN BINH BẤT ĐỘNG.

            按 兵 不 动 Đóng quân ngừng yên lại một chỗ, không họat động tiến binh nữa. Một ngụy kế của nhà quân sự.

Nghĩa chữ: Binh (lính, = binh chủng, binh đòan)

6. ÂM BINH THIÊN TƯỚNG.

            暗 兵 天 将 Binh ma trời giúp. Nói chuyện không có thật. Nói chuyện âm binh thiên tướng tức là nói chuyện lang bang trời đất, vu khóat không đâu, không nhằm được vào chỗ nào cả.

            Nghĩa chữ: Thiên (trời, = thiên địa, Thiên Chúa)

7. ÂM CỰC DƯƠNG HỒI.

            暗 極 阳 回 Hết suy rồi tới thịnh trở lại. Hết cực khổ rồi đến sung sướng trở lại. Đó là theo dịch tự nhiên của tạo hóa.

Nghĩa chữ: (Cực, tận cùng, = cực độ, thái cực) Hồi (trở lại, = phản hồi, khứ hồi, hồi tâm).

8. ẨM THỦY TRUY NGUYÊN.

            饮  _ 追 源 Uống nước tìm nguồn mạch. Thọ ơn, tìm ơn báo đền. Xem chữ THƯỜNG THỦY TƯ NGƯƠN.

            Nghĩa chữ: Ẩm (uống, như ẩm thực, ẩm tửu). Truy (tìm tòi, nhớ lại, = truy nã, truy cứu). Nguyên (nguồn gốc, = nguyên nhân, căn nguyên).

(Còn tiếp....)