Home Văn Học Khảo Luận Bài thơ: “Lính mà em” của ai?

Bài thơ: “Lính mà em” của ai? PDF Print E-mail
Tác Giả: nguyễn duy ân   
Thứ Tư, 29 Tháng 12 Năm 2010 05:37

Trước 1975 nhiều năm, bài hát “Lính mà em” hầu như rất quen thuộc, trên các đài phát thanh. Hình như tác giả của bản nhạc là Anh Thi (?),

một chiến sĩ Hải quân VNCH, nội dung bài hát là tâm tình của người lính hải quân viết thư cho người yêu hẹn ngày về phép, trích vài lời ca xác định điều đó:

“Tàu về bến anh hẹn mình dạo phố”
“Tay chinh nhân đan trong năm ngón tay mềm”
“Tàu lắc lư làm sao viết thư tình…”
“Trăng đại dương không đủ viết thư đêm.”
“Hôm mình đi xi nê về mưa nhiều.
Áo dài xanh bên áo (trắng?) hoa biển…
Anh che cho em…”

Nhiều câu “Lính mà em” được lập lại, nhưng vẫn không sáo mòn.

Bài hát khá phổ biến trước 1975 ở trong nước cũng ở hải ngoại sau 75 cho đến nay.

Không rõ Anh Thi đã sáng tác bản nhạc nầy vào thời điểm nào, có lấy cảm hứng từ một bài thơ của một thi sĩ nào không?

Hoặc có người sau khi nghe bản nhạc rồi cảm hứng và làm bài thơ?
Vậy, tác giả bài thơ “Lính mà em!” là ai?

Mong tất cả quý vị nhạc sĩ, thi sĩ, văn sĩ, chiến sĩ… biết rõ câu chuyện, xin mời góp ý để giải tỏa một nghi vấn văn học:

Trên Phù Sa. Net, tác giả Đặng Văn Sinh (ĐVS) có bài viết “Bài thơ ‘Lính mà em’ của ai?” Theo Phù Sa thì tác giả ĐVS “Hiện là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam” (CS). Bài đăng báo (?) Phù Sa ngày 20/1/2010.

Theo ĐVS thì sau khi nhà thơ bộ đội Bắc Việt Phạm Tiến Duật (PTD) chết, tác giả tình cờ đọc trên trang web nguyenkhacphuc.com có đăng bài thơ “Lính mà em” của Phạm Tiến Duật, mà ĐVS cho rằng:

“Bài thơ đã gây ấn tượng mạnh trong tôi bởi yếu tố lãng mạn trữ tình được thể hiện qua những dòng cảm xúc thật chân thành của một người lính trong cuộc chiến đang ở vào thời kỳ vô cùng khốc liệt. Xét về mặt thi pháp, "Lính mà em" thuộc một "kênh" khác hẳn với những gì trước đó Phạm Tiến Duật đã viết. Nó thuộc vào "phần chìm" của tư tưởng nghệ thuật, thoát ra khỏi những ràng buộc của hệ ý thức, khẳng định tư cách cá nhân của người nghệ sỹ trong quá trình sáng tạo. Với bài thơ này, tất nhiên, lúc ấy, tốt nhất là nên cất dưới đáy ba lô, còn nếu dại dột mà hở ra thì cái "vạ" có khi còn "đậm" hơn cả "Vòng trắng" sau này.
Rồi ĐVS lại đọc trên Blog ABA… của “ông bạn Lưu Đình Tuân” Ông Tuân nầy có người anh họ là Vũ Quốc Chấm:

“Đầu năm 1975, Đà Nẵng thất thủ, ông Chấm khi ấy thuộc quân Giải phóng, nhân lúc lộn xộn ở phi trường, có lượm được cuốn sổ tay của người lính Việt nam cộng hòa nào đó để lại, trong đó chép bài thơ "Lính mà em".”

(Trích từ Blog ABA.ABA.ABA) ... Riêng bài thứ ba dưới đây, anh Chấm nói với tôi đại khái:" Cái bọn lính Ngụy chúng nó cũng thích thơ chú ạ. Năm 75, lúc vào sân bay Đà Nẵng, giấy tờ ngổn ngang, anh vớ được quyển sổ tay, chép nhiều bài thơ hay ra phết, bài này anh nhớ nhất, anh đọc chú nghe; ấy, cái thời nào nó phải theo thời ấy, chú ạ; nó là bài thơ của người em gái động viên cái bọn lính tiền tuyến ấy mà! Bài ấy như thế này:

Lính mà em
Em trách anh sao gửi thư chậm thế,
Em đợi hòai sẽ giận cho xem.
Biên thư cho em bao giờ anh muốn thế,
Hành quân đường dài đấy chứ.
Lính mà em!
Anh gửi cho em mấy cành hoa dại,
Để làm quà, không về được em ơi,
Không dạo mát nửa đêm cùng em được,
Thôi đừng buồn em nhé.
Lính mà em!
Hẹn nghỉ phép, anh cùng em dạo phố,
Tay chiến binh đan đầu ngón tay mềm,
Em xót xa đời anh nhiều đau khổ,
Anh chỉ cười và nói:
Lính mà em!
Qua xóm nhỏ anh ghi dòng lưu niệm,
Trời mưa hai đứa đứng bên thềm,
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím,
Anh quen rồi, không lạnh.
Lính mà em!
Anh kể chuyện hành quân và gối súng,
Trăng đêm đầu không đủ viết thư đâu,
Biên thư cho em nét nhòe như vụng.
Hiểu giùm anh, em nhé!
Lính mà em.
Ghét anh ghê, chỉ có tài biện luận,
Làm người ta thêm nhớ thương nhiều.
Em xa lánh những ngày vui trên phố,
Để nhớ người hay nói
“Lính mà em”.
Vũ Quốc Chấm (sưu tầm)
Sân bay Đà Nẵng 1975
ĐVS viết tiếp:

“Nhà thơ Phạm Tiến Duật, khi ở Trường Sơn, làm bài thơ này nhưng dấu đơn vị vì nội dung ủy mị quá, không có lợi cho cách mạng. Nhưng có lẽ tiếc chiếc “áo gấm đi đêm” hay vì lí do nào đó, bài thơ được tên lính ngụy nào đó chép vào sổ tay, để rồi, khi tháo chạy/chết, quyển sổ tay rơi vào tay ông anh Chấm mình. Và cuối cùng, khi nhà thơ Phạm Tiến Duật chết rồi, nhà văn Nguyễn Khắc Phục mới công bố nó trên trang web của mình, mà 27-12-2007 mình tình cờ vào được, nay copy lại như sau:

LÍNH MÀ EM
Phạm Tiến Duật

Em trách Anh gửi thư sao chậm trễ
Em đợi hoài em sẽ giận cho xem
Thư Anh viết bao giờ Anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ,
Lính mà em!
Anh gửi cho Em mấy nhành hoa dại
Để làm quà không về được em ơi
Không dự lễ Nô- En cùng em được
Thôi đừng buồn em nhé,
Lính mà em!
Ngày nghỉ phép Anh cùng Em dạo phố
Tay chiến binh đan năm ngón tay mềm
Em xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh mỉm cười rồi nói,
Lính mà em!
Qua xóm nhỏ anh ghi dòng lưu niệm
Trời mưa to, hai đứa nép bên thềm
Anh che em khỏi ướt tà áo tím
Anh quen rồi không lạnh,
Lính mà em!
Anh kể em nghe chuyện trong này
Trăng đầu mùa không đủ viết thư đâu
Thư Anh viết chữ mờ nét vụng
Hãy hiểu dùm Anh nhé,
Lính mà em!
Ghét Anh ghê chỉ được tài biện hộ
Làm cho người ta thêm nhớ thương
Em xa lánh những ngày vui trên phố
Để nhớ người hay nói,
Lính mà em!

Như vậy là ông Duật cho tới lúc chết vẫn là thằng cáy và ông Phục là thằng tốt với bạn bè, chẳng quản đến thân.

Thêm một chuyện “ly kỳ” đối với ĐVS:

“Khi mình đang vào trang nguyenkhacphuc.com – This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it , gọi cô phụ trách máy tới xem để in ra. Cô này liếc qua, nói “Ơ bác cũng thích thơ à?” – “Ừ, thế mày có thích không? Xem đi!”. Cô bé chăm chú một lúc, rồi nói: “Ơ, cháu cũng biết bài này, à không, nó có mấy chỗ khang khác. Giống cái bài trong sổ thơ của chị cháu. Để cháu về xem lại”."

Vậy thì rốt cuộc, bài thơ "Lính mà em" là của ai? Của nhà thơ Phạm Tiến Duật mà người lính Cộng hòa nào đó vô tình "nhặt được" bản thảo rơi trên đường hành quân, chép vào sổ tay rồi đến khi thành phố thất thủ, anh ta "bỏ của chạy lấy người" di tản (hoặc tử thương) tại phi trường hay là ngược lại? Rất mong có sự minh định từ những người lính của cả hai bên đã từng tham gia cuộc chiến và bạn đọc trong và ngoài nước yêu mến văn chương.” (Xuân Mậu Tý Đặng Văn Sinh)

Trường Sơn Đông, Trường Sơn tây… là thơ của Phạm Tiến Duật (PTD) được phổ nhạc, dù đó là những câu thơ mang màu sắc tình yêu nam nữ, thì chỉ “lãng mạn” theo tinh thần “hiện thực xhcn”:

“Hết rau rồi em có lấy măng không?” Con người dưới chế độ CS, nhất là những người đang bị xua vào Miền Nam, sống trong rừng mà “cái ăn” luôn luôn thôi thúc, ám ảnh! Dù chỉ mơ “rau, măng, khoai, sắn…” Đang yêu cũng phải nghĩ tới miếng ăn!

ĐVS viết “với bài thơ nầy, tất nhiên, lúc ấy, tốt nhất là nên cất dưới đáy ba lô, còn nếu dại dột mà hở ra thì cái “vạ” còn đậm hơn cả “vòng trắng” sau nầy.”

Đã biết sợ mà cất giấu dưới đáy ba lô thì không thể nào có bản chép thứ hai để lọt vào cuốn sổ tay một người lính “cộng hòa”, để rồi “giải phóng quân Chấm” nào đó nhặt được ở phi trường Đà Nẵng năm 75?

Bài thơ được cất giấu mãi sau khi PTD chết (2000?) mới được phổ biến trên blog của nhà văn Nguyễn Khắc Phục? Vậy thì bản nhạc “Lính mà em” có trước 1975 rất lâu, Anh Thi đã “đạo thơ”, nói trắng là nhạc sĩ đã “ăn cắp” những câu thơ tương đồng ở đâu ra để phổ bản nhạc “Lính mà em”?!

Về nội dung bài thơ, chỉ có người bộ đội đang ở miền Bắc, may ra mới được đi nghỉ phép. Còn những người đã vào Nam, làm gì có chuyện nghỉ phép vài/ ba tuần lễ về Bắc dẫn đào đi dạo phố, đi dự lễ Noel xong rồi trở vào?

Nhưng rõ ràng , bài thơ được viết ở trong Nam “Anh kể em nghe chuyện trong nầy” So với câu “Anh kể em nghe chuyện hành quân gối súng” nơi cuốn sổ tay ở phi trường Đà Nẵng. Cũng như ĐVS khẳng định rằng PTD làm bài thơ nầy ở Trường Sơn.

Nếu như câu thơ: “Không dự lễ Nô-en cùng em được” thay bằng “Lễ 2/9” hay lễ “Cách mạng tháng Mười” “cách mạng tháng Tám” còn tin được. Lễ Nô- en chắc chắn không phải là ngày lễ dành cho bộ đội Miền Bắc xưa, cũng như nay?

Bộ đội nghỉ phép, không thể để “cùng em đi dạo phố” vì còn phải “tranh thủ” vớt bèo, nấu cám lợn, hay trồng luống rau, luống sắn… để “cải thiện”.

Làm gì có “năm ngón tay mềm” nơi bàn tay nơi những cô gái Miền Bắc thời chiến tranh, có lẽ đây là bàn tay của tiểu thư con nhà những ủy viên Trung ương đảng, các tướng lĩnh cao cấp chăng?

Trước 1975, không biết PTD có lọt vào được thành phố Huế, Sài Gòn, Nha Trang… để tưởng tượng một khi mình về Bắc nghỉ phép đi daọ với người yêu thướt tha với “tà áo tím” trên đường phố Hà Nội, mà hình ảnh “tà áo tím” vào thập niên 60 Thế kỷ trước khá bình thường ở nhiều thành phố miền Nam? Để rồi khi anh bộ đội hết phép, trở về chiến trường Miền Nam, còn cô tình nhân Miền Bắc (không lao động tốt) có “năm ngón tay mềm” phải “Em xa lánh những ngày vui trên phố… để nhớ người...”

Suốt cả ngày (liền đêm) phải “nhớ Bác, nhớ Đảng” thì giờ đâu để nghĩ đến người tình xa xôi?

“Em xót xa đời anh nhiều đau khổ”

Trong chiến tranh, người lính VNCH phải chịu nhiều gian khổ, riêng các cô gái ở hậu phương, cũng không đến nỗi quá vất vả. Họ có thể biểu tỏ tình cảm như thế nào cũng được, không sợ bị ai “phê bình, kiểm điểm” Người yêu là lính chiến về thành phố nghỉ phép, các cô hoàn toàn có tự do cùng đi dạo phố nhiều ngày mà chẳng bị ai dòm ngó.

Trong khi các cô gái miền Bắc chắc chắn khó có được an nhàn, dù là học sinh sinh viên, ngoài giờ học còn phải “lao động xhcn… tất cả cho tiền tuyến.” Với người yêu, các cô phải “động viên tinh thần” ca ngợi “thành tích” hô hào “chiến công” “ba khai, ba chống”, ngợi ca “Bác Đảng”… Làm sao dám ủy mị, xót xa “đời anh nhiều đau khổ!” như thế được!

Vì thế có thể khẳng định, bài thơ “Lính mà em” không thể do Nguyễn Tiến Duật hay bất cứ một anh bộ đội Miền Bắc nào sáng tác.

Chuyện còn lại là bài thơ nầy có trước hay sau bản nhạc có cùng tên “Lính mà em” và người lính VNCH nào là tác giả của bài thơ?

Mời quý vị vào cuộc.

25/12 Noel 2010
nguyễn duy ân