Home Văn Học Điểm Sách Chiếc mặt nạ nào rồi cũng rơi xuống

Chiếc mặt nạ nào rồi cũng rơi xuống PDF Print E-mail
Tác Giả: Bùi Bảo Trúc   
Thứ Sáu, 10 Tháng 12 Năm 2010 22:45

Bùi Bảo Trúc – Tố Hữu, sau vụ Stalin bị đem ra xét lại ở Liên Xô với bài diễn văn Khrushchev đọc trước đại hội đảng năm 1956,

 đã không bao giờ dám nhắc lại những câu thơ trong bài thơ ô nhục mà ông ta viết để khóc Stalin khi Stalin chết nữa. Trong một khoảng thời gian, Tố Hữu phải lánh sang Trung quốc cũng vì bài thơ đó.

                            Tố Hữu nhìn nhận phịa trong bài thơ “Hoan Hô Chiến Sĩ Ðiện Biên”

Bài thơ mà Tố Hữu muốn được nhắc nhở, là bài Hoan Hô Chiến Sĩ Ðiện Biên, bài thơ khá nổi tiếng của ông. Nhưng về bài thơ này, cũng không có được bao nhiêu người biết ông ta viết nó trong trường hợp nào và ở đâu, lúc viết nó, ông ta đang làm gì vân vân. Những chi tiết đó, nếu không chính ông ta nói ra, thì sẽ không ai biết được. Nhưng biết được những chi tiết về bài thơ ấy có thể cũng soi sáng được cho những bài thơ khác của ông ta.

Trong cuốn Chân Dung Và Ðối Thoại, cuốn sách được người viết xếp vào loại bình luận văn chương, người viết đã ghi lại những tiết lộ của Tố Hữu về bài thơ Hoan Hô Chiến Sĩ Ðiện Biên, một việc làm mà ông ta chưa từng làm bao giờ.

Người viết cuốn Chân Dung Và Ðối Thoại, Trần Ðăng Khoa là một người làm thơ nổi tiếng ở miền Bắc. Làm thơ từ khi còn rất trẻ, được coi là thần đồng thơ của chế độ, năm 10 tuổi, 1969, Trần Ðăng Khoa đã viết những bài thơ đại khái có những câu như:

Sang năm Bác tám mươi rồi
Bác ơi! Bác thấy trong người khỏe không…

hay:

Mắt Bác sao mà thương thế
Tóc Bác thơm lừng gió bể…

Có lẽ cùng làm những thứ thơ thẩn như thế, nên Trần Ðăng Khoa được Tố Hữu tiếp tại nhà hôm tháng 5 năm 1994, và thổ lộ những điều chưa bao giờ nói ra về bài thơ Hoan Hô Chiến Sĩ Ðiện Biên.

Ðọc những tiết lộ của tác giả bài thơ nổi tiếng này, người ta không biết phải nghĩ sao về những bài thơ khác của ông ta nữa.

Bài Một Tiếng Rao Ðêm cũng được nhiều người biết đến, bài ông viết trước khi theo cộng sản cũng như thế sao?

Tố Hữu nhận với Trần Ðăng Khoa rằng ông ta “phịa” ra tất cả những chi tiết về bài thơ. Ông ta chưa bao giờ “đi thực tế” tới Ðiện Biên Phủ. Ông ta bịa ra những “hò kéo pháo” vì thực ra, bố bảo cũng không có ai dám hò, dám reo để bị địch oanh tạc chết. ở trang kế bên, trang 16 của cuốn Chân Dung Và Ðối Thoại, Tố Hữu nói thẳng “… làm gì có Ðuốc chạy sáng rừng / Làng bản đỏ đèn đỏ lửa. Khi viết thì mình viết thế… chứ làm gì có lửa mà đỏ rừng đỏ bản… Hầy, nghe vui hỉ, nghe cũng rậm rật đấy chứ hỉ… xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn là phịa…”

Ông nghe kể lại chuyện gì thì phịa thêm, rồi đưa vào thơ, “cứ nhét bừa vào” (trang 17) nó mới thành Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam / Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng. Ðấy, đơn giản thế đấy.” A thì ra là như vậy. Chúng tôi cứ ngồi một chỗ, chúng tôi cóc biết gì về Ðiện Biên Phủ cả (trang 17) chúng tôi cứ lao động thơ phứa phựa cho bọn ngu dốt đọc rồi khen nhắng lên, ôm bom ba càng lao vào xe tăng và lô cốt địch.

Ở trang 19, Tố Hữu, không biết có đau sót không, cho biết Hồ Chí Minh không bao giờ khen thơ của Tố Hữu, mà cũng không bảo Tố Hữu làm thơ bao giờ, chỉ làm tuyên truyền động viên bộ đội, làm “sao cho dân vui là được rồi.”

Tội nghiệp chàng. Thơ chàng trước khi ra bưng nghe cũng được, ra bưng, bị Bác Hồ, một người làm thơ rất dở ghen ghét, không thèm khen cho một câu, chỉ được Trường Chinh khen vài câu “tào lao” – trang 21 – cho vui. Vậy mà chàng vẫn phải cúi đầu làm thơ ngợi ca bác như điên như khùng.

Nhờ bài viết của Trần Ðăng Khoa, người ta mới biết bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu chỉ là tập hợp những điều bịa đặt, chẳng có hò kéo pháo, không bao giờ có lửa sáng rừng, đỏ bản, loa kêu từng cửa báo tin tiến quân bao giờ.

Ðiện Biên vời vợi nghìn trùng
Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta…

Chỉ toàn là những điều phét lác. Làm quái gì có bốn biển nhịp cùng lòng ta.

Không lẽ bốn biển cũng cùng nhịp nói phét của lòng ta hay sao?

Nghĩ cậu cũng dại. Sao không thừa thắng xông lên, nói luôn về mấy câu ô nhục khóc thương Stalin đau gấp 10 lần những thương yêu của cha mẹ, chồng và thân mình gom lại cũng chưa bằng? Hay điều đó, cả nước cũng biết là chàng viết bố lếu bố láo rồi nên không cần phải nói ra nữa?

Chỉ tội một lũ học thuộc bài Hoan Hô Chiến Sĩ Ðiện Biên, rồi ngâm nga tưởng thật, tưởng các anh bộ đội vừa kéo pháo vừa hò vang dội cả rừng núi, rồi cười khục khặc như đười ươi, cho đến khi chính nhà thơ lớn của chế độ tiết lộ chỉ toàn là những lời phét lác.

Ðau thật. Chú nhỏ Trần Ðăng Khoa đểu không thể nào nói hết được.

Chiếc mặt nạ nào rồi cũng có lúc rơi xuống.