Home Văn Học Điểm Sách Giới thiệu sách: The Israel Lobby

Giới thiệu sách: The Israel Lobby PDF Print E-mail
Tác Giả: Đoàn Hưng Quốc   
Thứ Ba, 08 Tháng 6 Năm 2010 07:50
Ảnh hưởng của người gốc Do Thái tại Mỹ thường được xem là kiểu mẫu cho các nhóm vận động hành lang trong Quốc Hội và chính quyền Hoa Kỳ.
Bìa sách "The Israel Lobby".

 Người viết xin giới thiệu quyển sách “The Israel Lobby” của hai giáo sư John Mearsheimer (Đại Học Chicago) và Stephen M. Walt (Đại Học Harvard) phân tích về quá trình hình thành, tổ chức và kết quả công việc của các nhóm này.

Theo hai tác giả thì một số đông dân Do Thái định cư tại Mỹ từ sau thế chiến thứ hai, nhưng mãi cho đến năm 1967-73, vận động hành lang như một nổ lực chung của cộng đồng vẫn chưa hình thành. Trước đó người gốc Do Thái còn mang tâm trạng sợ hải từ quá khứ bị đàn áp ở Âu Châu nên sống kín đáo, không công khai, ồn ào để khỏi bị dân bản xứ để ý. Hoa Kỳ trong thời gian này có chính sách thuận lợi cho nước Do Thái chủ yếu nhờ vào hai yếu tố :(a) cảm tình của dân Mỹ trước nạn diệt chủng của chủ nghĩa Quốc Xã, và (b) các mối liên hệ quen biết giữa những cá nhân ưu tú gốc Do Thái (trong trường Đại Học, hệ thống tài chánh, ngân hàng…) với những nhà lãnh đạo ở cấp bậc Tổng Thống, Bộ Trưởng và Nghị Sĩ Mỹ.

Năm 1967 nước Do Thái đánh bại khối Ả Rập một cách hào hùng trong trận chiến 7 ngày. Sự kiện này nung đúc tinh thần dân tộc cho cho các cộng đồng tha hương trên khắp thế giới. Người gốc Do Thái tự tin hơn và không còn phải lẩn tránh trước đám đông.

Trong trận đọ sức kế tiếp năm 1973 nước Do Thái suýt thua to nếu không có sự viện trợ ồ ạt vào phút cuối của Mỹ. Chính quyền và cộng đồng gốc Do Thái từ đó rút ra được bài học rằng phải vận động liên tục để bảo đảm sự hậu thuẩn và chi viện trực tiếp, không gián đoạn của Hoa Kỳ vào Trung Đông.

Những học giả gốc Do Thái tham dự vào các viện nghiên cứu chiến lược, đã lần lượt đưa ra lập luận lý giải cho vai trò đồng minh thiết yếu của Do Thái: trong chiến tranh lạnh – nhằm chận đứng ảnh hưởng của Liên Xô vào khu vực dầu hoả – và kéo dài đến sau biến cố 11-2001 -  vì Do Thái và Hoa Kỳ cùng bị đe doạ bởi phong trào khủng bố Hồi Giáo cực đoan. Họ còn liên tục nhấn mạnh rằng Do Thái là nước duy nhất ở Trung Đông có truyền thống tự do, dân chủ và cùng chung chia xẻ những giá trị nhân bản với Hoa Kỳ.

Hai tác giả: Stephen M. Walt, trái, và John J. Mearsheimer.

Người viết sẽ không đi sâu vào những phân tách của hai tác giả về các hệ luỵ lên chính sách ngoại giao (*), mà chỉ xin phác hoạ vài điểm trong cơ cấu tổ chức vận động hành lang.

1. Vận động hành lang gốc Do Thái không tập trung mà rất đa dạng gồm nhiều cá nhân và đoàn thể khác nhau: từ những nhân vật ưu tú trong đại học, giới truyền thông, khoa học, kỷ nghệ, đến các viện nghiên cứu chiến lược và cuối cùng là các PAC (Public Affair Committee- tạm dịch là các Uỷ Ban Phục Vụ Công Cộng).

2. Trên phương diện cá nhân, người gốc Do Thái có truyền thống sinh hoạt cộng đồng và đóng góp rộng rãi cho các công tác xã hội, từ đó tạo ra các liên hệ tốt đẹp với giới hữu trách.

3. Người gốc Do Thái tham gia trong mọi ngành học, nghề nghiệp và lại hết sức thành công nên thường giữ những vai trò then chốt trong nền kinh tế, khoa học, báo chí, các trường đại học v.v…, và là cố vấn thân cận cho các tổng thống từ Cộng Hoà đến Dân Chủ.

4. Các nhà trí thức, giáo sư đại học, nhà báo gốc Do Thái tham gia tích cực vào những viện nghiên cứu chiến lược (think tank), vốn được xem là các tổ chức “độc lập”. Những tổ chức này phát hành sách báo, mở các cuộc tranh luận trên truyền hình, trong đại học v.v.. nhằm tranh thủ dư luận quần chúng và trực tiếp đề nghị chính sách cho chính phủ Hoa Kỳ. Đây cũng là những diễn đàn công khai để tấn công và phản bác những chính sách hay lập trường không có lợi cho nước Do Thái.

5. Nhiều PAC (Public Affair Committee, tạm dịch là Uỷ Ban Phục Vụ Công Cộng) được thành hình với mục đích ủng hộ cho các ứng cử viên Lập Pháp và Hành Pháp có lập trường thân Do Thái. Lớn và quan trọng nhất là AIPAC (American Israel PAC), một tổ chức được đánh giá có tầm ảnh hưởng chính trị hạng nhì trên nước Mỹ, chỉ sau AARP (Hiệp Hội Hưu Trí) nhưng thế lực mạnh hơn cả AFL-CIO (Liên Đoàni Lao Động) và NRA (Hiệp Hội Vũ Khi).

AIPAC hiện có hơn 150 nhân viên thường trực và ngân khoảng gần 100 triệu đô-la, nhưng khả năng vận động tài chánh còn cao hơn rất nhiềụ. Nhiều ứng cử viên quan trọng trong Quốc Hội muốn nhận sự ủng hộ của AIPAC phải qua một kỳ khảo thí gồm cả bài viết và phỏng vấn về lập trường đối với Do Thái(!)

Nếu các PAC thân Do Thái không hài lòng với một ứng cử viên thì họ có thể quyết định ủng hộ cho đối thủ. Trong nhiều trường hợp chỉ lời đe doạ xuông này cũng đủ để một ứng cử viên phải công khai thay đổi lập trường trong mùa bầu cử.

6. Thế lực của người gốc Do Thái mạnh đến nổi họ đã nhiều lần dùng áp lực của Quốc Hội để thay đổi chính sách của Tổng Thống hay Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (**) .

7. Một điều đáng để ý vì các cuộc vận động hành lang do công dân Mỹ (gốc Do Thái) thực hiện nên dư luận dù đồng ý hay không vẫn xem đây là công việc chính đáng sinh hoạt dân chủ của nước mình. Trái lại khi các nước khối Ả Rập thuê mướn những tổ chức chuyên nghiêp vận động hành lang thì lại bị xem là nước ngoài can thiệp vào nội tình Hoa Kỳ. Điểm quan trọng hơn nửa các công ty chuyên môn này lại không có khả năng cung cấp lá phiếu và tài chánh cho các ứng cử viên trong nước. Nhận xét này trong sách cần được người Mỹ gốc Việt đặc biệt lưu tâm về lợi thế của mình. Nói rỏ ra là những vận động ngoại giao và hành lang của các nước Trung Quốc, Việt Nam, … lên chính sách của Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á sẽ không mạnh bằng 2 triệu cử tri gốc Việt nếu cộng đồng có cơ cấu tổ chức chặc chẻ nhằm huy động tài chánh và lá phiếu.

Quyễn The Israel Lobby dài 355 trang, trong đó hơn phân nửa bàn về các hệ luỵ của vận động hành lang lên nền an ninh nước Mỹ. Nếu người đọc chỉ muốn biết về cơ cấu tổ chức có thể tập trung vào các chương số 4 (What Is the Israel Lobby), 5 (Guiding the Policy Process) và 6 (Dominating the Public Discourse).

* Hai tác giả lập luận rằng chính sách thiên vị của Mỹ đối với Do Thái không củng cố mà còn có tác hại hơn cho nền an ninh quốc gia Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố vì tạo ác cảm trong quần chúng Ả Rập

** Một thí dụ về Quốc Hội ngăn cản chính sách của Hành Pháp là cuộc vận động hành lang của Do Thái vào những năm 70 đã cắt đứt mọi viện trợ quân sự cho miền Nam vào năm 1975, để Hoa Kỳ có thể chú tâm hơn vào Trung Đông.