Home Tin Tức Thời Sự Tập đoàn Hoa Vi lên án Quốc hội Mỹ đánh phá Trung Quốc

Tập đoàn Hoa Vi lên án Quốc hội Mỹ đánh phá Trung Quốc PDF Print E-mail
Tác Giả: Tú Anh   
Thứ Ba, 09 Tháng 10 Năm 2012 14:02

 Mỹ đề nghị hành pháp cấm sử dụng linh kiện điện tử của Hoa Vi và Trung Hưng trong những trang thiết bị « nhạy cảm ».

 

Hoa vi logo  / REUTERS

 

« Lên án Hoa Vi đe dọa an ninh Hoa Kỳ là thủ đoạn phá hoại uy tín của Trung Quốc ». Trên đây là phản ứng của đại tập đoàn Trung Quốc, đứng hàng thứ hai thế giới trong ngành viễn thông, một ngày sau khi một kết quả điều tra của Quốc hội Mỹ nghi ngờ Hoa Vi là cánh tay nối dài của chính quyền Bắc Kinh.

William Plummer, một phát ngôn viên của tập đoàn Hoa Vi (Huawei) nhận định, Quốc hội Mỹ đang tung đòn « đánh phá uy tín Trung Quốc khi lên án Hoa Vi đe dọa an ninh » nước Mỹ.

Theo bản dự thảo báo cáo của Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ tiết lộ cho báo chí chiều Chủ nhật, thì hai công ty Hoa Vi và Trung Hưng Thông Tấn ZTE « không độc lập với chính phủ Trung Quốc và rất có thể sẽ thi hành lệnh làm gián điệp kinh tế lẫn quân sự cho Bắc Kinh ».

Trả lời phỏng vấn báo chí qua điện thoại ngày hôm nay 09/10/2012, đại diện của Hoa Vi khẳng định, « báo cáo của của Quốc hội Mỹ không có cơ sở ».

Hoa Vi đã yêu cầu phía Hoa Kỳ điều tra toàn diện để tìm hiểu lãnh vực truyền thông chia sẻ « đường dây cung ứng linh kiện » như thế nào để có thể tạo ra sơ hở đe dọa an ninh.

Phát ngôn viên của Hoa Vi cho là Ủy ban điều tra đã không quan tâm đến đề nghị này và dẹp qua một bên kết quả 10 tháng hợp tác chia sẻ thông tin với Hoa Vi. Nhân vật này đe dọa là các công ty Mỹ hoạt động ở nước ngoài có thể sẽ bị đối phương trả đũa bằng biện pháp tương tự.

Các tác giả bản dự thảo báo cáo của Ủy ban tình báo Hạ viện đã nhận định ngược lại. Họ nghi rằng Hoa Vi và Trung Hưng thiếu tinh thần hợp tác, gây khó khăn cho việc điều tra.

Dự thảo báo cáo của Ủy ban tình báo Mỹ đề nghị hành pháp cấm sử dụng linh kiện điện tử của Hoa Vi và Trung Hưng trong những trang thiết bị « nhạy cảm ».

Bắc Kinh kêu gọi Washington nên bỏ qua « định kiến » để tạo điều kiện phát triển quan hệ kinh tế song phương.