Ngày 03 tháng 4 Print
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Ba, 03 Tháng 4 Năm 2012 00:00

1347 – Vua Bohême, Charles lV, ban sắc luật xây cất thánh đường, trường học và các công thự để lập ra Thành phố mới ”Prague”.

1513 – Nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Juan Ponce de Leon đặt chân lên Florida. Ông đã thấy đất liền ngày hôm trước.

1644 - Vua cuối cùng đời nhà Minh, (Trung Hoa), Tchouang- Lie-Ti, treo cổ tự tử trong cấm thành. Bắc Kinh.

1776 – Đại học Harvard trao tặng Bằng Tiến Sĩ Luật Khoa Danh Dự cho George Washington.

1862 – Tình trạng nô lệ được bãi bỏ tại Washington, DC.

1865 – Lực lượng liên minh chiếm thủ đô liên bang Richmond, Virginia.

1897 - Ngày này năm 1897, Johannes Brahms - nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới nửa cuối thế kỷ XIX, từ trần tại thành phố Wien nước Áo. Ông sinh ở Hamburg, nước Đức nǎm 1833. Thời trẻ Brahms sống trong cảnh nghèo khó, 13 tuổi đã phải đi đánh đàn thuê cho các tiệm nhảy. Bramxơ đi biểu diễn nhiều nơi ở nước ngoài, gặp Schumann, Liszt và các nhạc sĩ ấy có ảnh hưởng nhiều tới ông. 

1922 – Staline được bầu Tổng Thư Ký đảng Cộng sản Nga. Ông là người đề ra cuộc thanh lọc đẫm máu trong lịch sử Nga. (1 triệu người bị xử bắn và 9 triệu người bị lưu đày).

1924 – Sinh nhật của ngôi sao đìện ảnh nổi tiếng thế giới, Marlon Brando.

1936– Tên sát nhân, Bruno Hauptmann, bắt cóc em bé 21 tháng tuổi, con của ông Chales Lind Bergh, để đòi tiền chuộc. Nhưng sau khi 50.000 Mỹ kim tiền chuộc đã được chuyển đi thì người ta được biết em bé đã bị giết chết. Hauptmann bị kết án tử hình, ngồi ghế điện.

1942 – Nhật Bản bắt đầu cuộc tấn công dốc hết toàn lực vào binh lính của Hoa Kỳ và Filipino tại Bataan.
1946 – Trung Tướng Masaharu Homma, vị chỉ huy người Nhật chịu trách nhiệm về vụ Death March tại Bataan, bị hành quyết tại Philippines.

– Ông Masaharu Homma, Trưởng trại giam của Nhật bản trên đất Phi Luật Tân, bị xử tử treo cổ, tại Manille. Ông di chuyển bớt một số tù nhân Mỹ bịnh hoạn và bị thương đến một trại tù khác cách xa 100km. Ông bắt buộc tù nhân phải đi bộ và không cho ăn uống, khiến cho 15.000 tù nhân chết dọc đường và 20.000 chết sau khi đến nơi. Có 1.000 thường dân Phi luật tân bị ông xử tử, vì đã tiếp tế thức ăn và nước uống cho tù nhân dọc theo lộ trình.

 – Canada mua một đoạn xa lộ của Alaska với giá 108 triệu Mỹ kim.

1948 – Tổng Thống Hoa Kỳ Harry Truman ký kết kế hoạch Marshall nhằm phục hưng lại Châu Âu rách nát. Đó là ngân khoản 16 tỉ Mỹ Kim viện trợ cho 16 quốc gia.

1953 - Quyển “TV Guide” ra đời. Năm đầu tiên phát hành được 1.5 triệu quyển.

1966 – Nga phóng Vệ tinh  “Luna 10” lên không gian để thám hiểm mặt trăng.

1967 – Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng Hà Nội có thể sẽ tẩy não các tù binh Hoa Kỳ.

1968 - Martin Luther King con độc bài diễn văn đỉnh điểm chỉ 23 tiếng trước khi ông bị ám sát.

 – Bắc Việt đồng ý gặp gỡ các đại biểu Hoa Kỳ để đưa ra các cuộc hòa đàm sơ bộ.

1972 - Charlie Chaplin trở về Hoa Kỳ sau 20 năm vắng mặt.

- Trạm không gian “Saliout 2” của Nga bị tai nạn khi mới phóng lên không gian. Tầng thứ 2 bị nổ, làm hỏng hệ thống điện. Sau 26 ngày bay trên không gian, trạm bị rớt xuống quả Địa cầu.

1973 – Ông Martin Cooper, một giới chức của Công ty Motorola, dùng đìện thoại cầm tay để đàm thoại lần đầu tiên với ông Joel Engel, giới chức của Công ty Bel Labs. Sự kiện nầy mở màn cho kỷ nguyên đìẻn thoại cầm tay ”Cellula phone”.

1974 – 148 trận lốc xoáy (Tornado) tệ hại nhất, xảy ra trên 13 Tiểu bang của Hoa kỳ và một tỉnh của Canada, làm chết 315 người và 5.500 người bị thương.

1979 - Jane Byrne là nữ thị trưởng đầu tiên tại Chicago.

1983 – Nguồn tin cho biết các lực lượng chiếm đóng của Việt Nam đã tràn qua một căn cứ nổi loạn then chốt tại phía Tây Cam bốt.

1984 – Các tay khủng bố người Sikh đã sát hại một nghị viên của quốc hội tại nhà riêng.

1984 – Đại tá Lansana Konte là tân Tổng Thống của Guinea khi lực lượng võ trang nắm chính quyền sau cái chết của Tổng Thống Sekou Toure.

1985 – Hoa Kỳ cáo buộc Israel vi phạm hiệp định Geneva qua việc trục xuất các tù nhân người Shiite.

1987 – Các cuộc bạo loạn phá hoại dân chúng trong suốt chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại Santiago, Chili.

2000 – Công ty “Microsoft” bị Toà án phạt tội dùng mánh khoé bất chính để chiếm lĩnh thị trường.

2007 – Tàu hoả “TGV” do Công ty Alston của Pháp chế tạo, tạo kỷ lục mới về tốc độ, 574.8 km/giờ. (Kỷ lục cũ là 515.3 km/giờ).

2009 - Tại New York, một người Á Châu mang súng vào Cơ quan giúp người di dân, bắn chết 12 người và bắt 40 người làm con tin. Cảnh Sát giải thoát tất cả con tin và thủ phạm bị chết tại chỗ.

Việt Nam

          - Ngày 3-4-1845, Đào Tấn sinh ra ở xã Phúc Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và từ trần ngày 15-7-1907. Cuộc đời ông có nhiều nét đặc biệt: 3 lần làm tổng đốc, 4 lần làm thượng thư và là một nghệ sĩ lớn nhất của dân tộc ở thế kỷ XIX - Là một người yêu nước, ông có quan hệ mật thiết với các lãnh tụ trong phong trào Cần Vương. Trên hết, Đào Tấn là một diễn viên xuất sắc, một đạo diễn tài nǎng, một nhà thơ độc đáo và là một trong những nhà lý luận sân khấu đầu tiên của Việt Nam.
Ông để lại mấy trǎm bài thơ và từ, 30 vở tuồng, trong đó có nhiều vở đã trở thành mẫu mực, có vở dài 100 hồi, diễn tới 100 đêm, và "Hí trường tuỳ bút" là tập lý luận sân khấu rất có giá trị.

   Cụ Đào Tấn  (ảnh: Đào Tiến Đạt)

Tiểu sử
Ông sinh tại Tuy Phước, Bình Định. Năm 1874, ông đư­ợc bổ nhiệm tri phủ Quảng Trạch sau thăng chức lên Phủ doãn Thừa Thiên năm 1878, thời vua Tự Đức ông vừa làm quan vừa soạn tuồng. ông cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật tuồng, hàng chục vở tuồng, những vở còn diễn đến ngày nay là Tam nữ đồ vương, Sơn Hậu, Đào Phi Phụng... Hiện nay ở Hà Nội có một con đường mang tên ông thuộc phường Cống Vị - Ba Đình - Hà Nội.

ĐÀO TẤN - CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP

1. 1. Con người và quê hương của Đào Tấn

1.1.1. Con người

Đào Đăng Tấn, sau đổi là Đào Tấn, tự là Chỉ Thúc, hiệu là Tô Giang và Mộng Mai, biệt hiệu là Tiểu Linh Phong Mai Tăng hoặc Mai Tăng, sinh ngày 06.04.1845 (Ất Tị), tại thôn Vinh Thạnh, tổng Thời Tú, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định (nay thuộc thôn Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), mất ngày 23 tháng 8 năm 1907. Sinh thời, Đào Tấn làm thơ, viết từ khúc và soạn tuồng hát bội. Nhưng xuất sắc hơn cả vẫn là sự nghiệp tuồng. Đào Tấn đã đậu cử nhân thứ 8 khoa Đinh Mão (1867) tại trường thi Bình Định, dưới triều vua Tự Đức. Mãi đến bốn năm sau (1871) khi vua Tự Đức cho soát xét lại những người chưa đỗ đạt, Đào Tấn mới được triệu về kinh thành Huế nhận một chức nhỏ trong ban Hiệu thư. Ông làm quan từ đời Tự Đức đến đời Thành Thái (1871 - 1904), kinh qua các chức vụ Tham biện, Phủ doãn, ba lần tổng đốc, bốn lần thượng thư, hàm nhất phẩm, được phong Hiệp biện Đại học sĩ, tước Vinh Quang tử. Đào Tấn là một vị quan thanh liêm, cương trực, được giới sĩ phu trọng nể và nhân dân yêu quí. (Trích tóm tắt luận văn thạc sĩ "Đào Tấn với Trầm Hương các" của Trần hà Nam) Tranhanam (thảo luận) 17:14, ngày 29 tháng 3 năm 2009

(...) 1.3. Sự nghiệp hát bội

1.3.1. Các kịch bản tuồng

Đào Tấn có hàng chục vở tuồng soạn thảo và chỉnh lý có giá trị.

1.3.2. Văn tuồng của Đào Tấn Sức hấp dẫn trong văn tuồng Đào Tấn ở chỗ:

- Gắn với những vấn đề mang ý nghĩa thời sự của đất nước, mặt khác lại mở ra hướng tiếp cận cuộc sống hiện thực với những quan niệm gần gũi với nhân dân, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của quần chúng.

- Văn tuồng hiện đại, phá vỡ khuôn mẫu ước lệ công thức trong kết cấu kịch bản cũng như mang lại tính sinh động cho vở diễn. Tính bi kịch của tuồng cổ được xử lý mềm mại tinh tế, đan xen cả yếu tố hài kịch, nâng lên thành cái hài tư tưởng. Đào Tấn chú trọng xây dựng tính cách nhân vật, thổi hồn vào trong những nhân vật, tạo thành những hình tượng bất hủ.

- Tính tự sự - trữ tình, chất thơ trong từng kịch bản tuồng.

1.3.3. Đào Tấn qua các vở tuồng Tuồng phản chiếu khá đầy đủ diện mạo tâm hồn Đào Tấn, cũng như đánh dấu những mốc quan trọng trong cuộc đời tác giả. Vở tuồng đầu tiên Tân Dã đồn (1864) chưa thật sự mang dấu ấn phong cách riêng độc đáo, mà chỉ có giá trị mở đầu cho nghiệp tuồng suốt cuộc đời ông. Tài năng của Đào Tấn về lĩnh vực tuồng hát bội chỉ thật sự có điều kiện mài giũa, khi ông chính thức được bổ làm chức quan trong ban Hiệu thư, soạn tuồng do nhà vua chỉ định. Soạn những vở như vậy, tất yếu Đào Tấn không có đất để thể hiện cái tôi cá tính nghệ sĩ của mình, nhưng bù lại đó là khoảng thời gian ông trau dồi được vốn ngôn từ bác học, trau chuốt lời văn tuồng bóng bẩy, giàu tính ước lệ uyên bác và nghiêm ngặt trong từng ý từng câu.

Từ 1898 – 1902 Đào Tấn soạn Cổ thành hội (còn gọi là Quan Công quá quan), Trầm Hương các, Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan, Hộ sanh đàn. Đây chính là giai đoạn đỉnh cao trong sự nghiệp tuồng Đào Tấn.

Quan niệm Đào Tấn đã thể hiện qua đôi câu đối ông viết ở “Học bộ đình”:

Thiên bất dự nhàn, thả hướng mang trung tầm tiểu hạ

Sự đô như hí, hà tu giả xứ tiếu phi chân.

(Trời chẳng cho nhàn vào bận rộn này tìm chút rảnh.

Việc đời như kịch, há trong chốn giả bảo không chân).

Câu đối trên đã cho thấy một Đào Tấn ý thức rất rõ vai trò của nghệ thuật hát bội trong mối liên hệ với cuộc sống. Ông muốn thông qua nghệ thuật hát bội để nói lên nỗi niềm truớc thời cuộc của chính mình, đồng thời cũng nhận thấy giá trị di dưỡng tinh thần cao quí của bộ môn nghệ thuật này. (Trích [Tóm tắt Luận Văn thạc sĩ http://daotan.tuong.googlepages.com] của Trần Hà Nam)