Home Phiếm Các Tác Giả Cuộc Tình Độc Đáo Việt-Nam

Cuộc Tình Độc Đáo Việt-Nam PDF Print E-mail
Tác Giả: Phê-Rô Nguyễn Hoàng   
Thứ Bảy, 01 Tháng 9 Năm 2012 08:30
 

Cuối cùng thì cô chọn một câu chuyện và muốn tôi kể chi tiết.

Si Vis Pacem Para Bellum

Cuộc Tình Độc Đáo Việt-Nam

 Cách đây không lâu, có một cô bạn học người Mỹ đến tìm tôi. Cố ấy muốn viết một đề tài gì đó cho có vẻ exotic một chút. Cô ấy nhờ tôi góp ý cho cô một câu chuyện. Tôi không biết nên gợi ý đề tài gì, vì tất cả những gì tôi biết đối với tôi, chẳng có điều gì độc đáo cả. Tôi cố moi óc và góp ý cho cô một vài tựa đề. Cô có vẻ impressed lắm, nói theo kiểu nói của mấy ‘ổng’, thì là ‘ấn tượng’ lắm! Câu chuyện nào cô cũng bắt tôi kể cho nghe. Cuối cùng thì cô chọn một câu chuyện và muốn tôi kể chi tiết.

Tôi cũng thấy câu chuyện này cũng khá độc đáo, độc đáo ở chỗ là đây là một câu chuyện xãy ra tại đất Mỹ. Đó cũng chỉ là một câu chuyện tình bình thường. Yêu nhau rồi ghen nhau rồi choảng nhau rồi vác chiếu hầu tòa. Tuy nhiên cuộc tình này cũng độc đáo một chút, độc đáo ở chỗ là họ đã gặp những trân xung đột lớn phải vác chiếu hầu tòa, tưởng đã chia tay nhau vĩnh viễn rồi.

Chúng ta ai nấy đều biết tính ưa của lạ của người Mỹ. Chính vì thế mà đàn bà Á Châu có sức thu hút rất cao đối với họ. Mảnh mai, kín đáo! Khi tôi đi học tiếng Anh với  người Mỹ, tôi cũng đã khai thác ở họ cái thị hiếu của họ. Những bài văn của tôi phần nhiều là những mơ mộng đặc sệt Việt-Nam, không có tính chất thực tế của người Mỹ. Tuy họ đôi lúc chê người Việt chúng ta thích nói vòng vòng, nhưng khi gặp một bài văn vòng vòng như thế họ lại khoái đọc mới chết chứ! Chính vì thế những bài của tôi đã gợi lên sự tò mò của họ. Và thế là cá cắn câu! Tôi được điểm A suốt!

Câu chuyện tình này nếu xãy ra ở Việt-Nam ta thì chẳng có chi là lạ. Cứ việc lượt qua những mục như là xe cán chó chó cắn xe, thì những cuộc tình như thế này thấy bắt loạn! Nhưng đọc giả ở đây không phải là người Việt-Nam mà là người Mỹ. Đã là người Mỹ thì lối suy nghĩ của họ không giống chúng ta vì văn hóa của họ khác văn hóa của mình rất xa. Cho nên những thứ mình cho là rất tầm thường thì họ lại thấy có ‘ấn tượng’. Chỉ cần đưa ra một đề tài giật gân một chút là họ sẽ cố đọc cho kỹ mặc dù nội dung của nó chẳng có gì phong phú cho lắm!

Một câu chuyện tầm thường như là một chiếc xe hư không nỗ máy, vậy mà dưới cái tiêu đề ‘tôi đánh vợ tôi’, họ đã cố gắng đọc cho hết bài. Đánh vợ là tội nặng lắm, vì nó thuộc loại home violence. Những chuyện lục đục trong gia đình lúc nào mà chẳng có. Nhưng nói qua nói lại thì được. Thượng tay hạ chân thì thuộc lảnh vực của tòa án, của cảnh sát, nên coi chừng. Đọc thì chẳng thấy có gì là lạ, chỉ là một chiếc xe không chịu nỗ máy thôi. Thế mà họ lại cho tôi điểm A! Thế có lạ không?

Thì ra lối suy nghĩ của họ không giống mình. Họ không có cái lối tưởng tưởng rất là Á Đông của mình! Tôi đã ví một cổ xe giống như một cô vợ khó tính, luôn luôn ỳ ạch chống lại tất cả mọi toan tính của tôi! Họ cũng biết chiếc xe là phương tiện không có không được để thay cái chân của mình đi đây đi đó. Nhưng họ không bao giờ ngờ rằng tôi đã ví cổ xe như một cô vợ khó tính. Một ngày tới giờ đi học, xe không chịu nổ, nổi dóa tôi ra đập tay lên ca bô xe. Sau đó, khi nguội lại tôi đã lên xe đề lại, chùi bu gi, v.v… nghĩa là làm hết cách để xoa dịu cô vợ khó tính của tôi. Và loay hoay một lúc chiếc xe nỗ lại. Câu chuyện chỉ có vậy, nhưng tôi đã không mô tả nó đôi ba giòng, mà là viết thành một bài thật dài! Và kết quả là vị giáo sư bị ‘ấn tượng’!

Người Mỹ thích nhất những câu chuyện kỳ lạ, nhưng lại xãy ra nơi xứ của họ. Vì thế nên cô bạn nhà báo này bị ‘ấn tượng’ ngay. Câu chuyện này trước hết là một câu chuyện của một người con gái dám cải lại cha me tự mình chạy theo tiếng gọi của tình yêu. Yêu kiểu này chắc ít xãy ra ở Việt-Nam vì có cha mẹ nào lại chấp nhận sự tự do quá trớn của con cái mình mà không dám làm gì hết. Nhưng đây là xứ Mỹ, đất nước nơi mà sự tự do được xem rất trọng. Do đó những chuyện như thế này lại là những câu chuyện rất thường tình ở xã hội này. Dĩ nhiên cha mẹ cô gái đành chịu phép vì họ không còn cách nào để kiểm soát con mình được nữa. Họ đành chịu chết với cái luật pháp của Mỹ. Cựa cái là họ sẽ bị tù ngay, nên họ đành chỉ phản ứng tiêu cực thôi, nghĩa là xem như họ chưa từng đẻ con gái của họ.

Câu chuyện không dừng lại đây. Môt thời gian sau, đôi trai gái lại lôi nhau ra tòa. Cô gái tố cáo ông chồng hay ghen tuông, chè chén say sưa và mỗi lần có xích mích với nhau là anh chàng chỉ việc mang vợ ra mà tẩm quất cho đã tay. Đối với cái xứ sở này, chồng đánh vợ kiểu đó thì chỉ có nước ở tù thôi. Nhưng xem ra, anh chàng này coi thường chuyện ấy. Tù ở Mỹ mà, đâu giống như tù ở VC. Nó chỉ có nghĩa là mất chút ít tự do một thời gian thôi. Ngoài ra thì mình được ăn uống no nê! Thế nên anh ta cứ vào tù ra khám hoài vì chỉ một tôi danh là đánh vợ. Vừa được tha ra được ít lâu anh ta lại đánh vợ, lại ra tòa, lại bị tống ngục. Lại ở thêm vài ngày tù!

Thế nhưng cô gái không bao giờ đòi ly dị, mặc dầu tòa đề nghị cô nhiều lần. Quan tòa không biết phải xữ làm sao khi nghe cô thưa lại: “anh ấy đánh tôi, nhưng anh ấy vẫn thương tôi!” Hỏi anh chàng có nhận tôi không, anh ta thưa rằng nhận nhưng anh ta đã đánh vợ chỉ vi anh ta quá ghen. Chứ thực ra anh ta vẫn thương vợ.

Chịu chết, tòa hết nhìn người này đến người khác, lung túng. “Thế thực sự cô muốn tòa làm gì? Cô không muốn ly dị sao?” “Không, vì tuy anh ấy đánh tôi, nhưng anh ấy vẫn thương tôi và tôi vẫn thương anh ấy!”

Tới đây quan tòa đưa cả hai tay lên trời thở dài, vì ông không biết phải giải quyết làm sao. Cuối cùng tòa giải quyết bằng cách cho hai người ly thân, và đưa cô đi ở một nơi thật xa mà không cho anh chồng biết. Không những thế, quan tòa còn cho cô nàng một cái thẻ để có thể chìa ra cho cảnh sát nếu anh chồng lại cứ bám theo cô.

Thế nhưng cô không bao giờ xữ dụng cái đặc quyền đó. It lâu sau, tôi có dịp đi ghé Chợ Farmer. Bất ngờ tôi lại gặp anh chị nắm tay nhau trong có vẻ hạnh phúc lắm. Hỏi ra thì họ đã có thêm một đứa con. Thì ra đúng là thương nhau lắm, cắn nhau đau. Và cho tời giờ này cặp vợ chồng này vẫn ở chung với nhau hạnh phúc, cái thứ hạnh phúc mà những đôi vợ chồng khác không bao giờ muốn có.

Tất nhiên thỉnh thoảng họ cũng thường tẩm quất nhau cho nó đở buồn. Được có cái là từ đó trở đi, họ chả dại gì lôi nhau ra tòa nữa, vì mỗi lần ra tòa thì mỗi tốn tiền rồi lại bị cách ly nữa, điều mà họ không muốn có.
 
Nashville, TN 31/8/12