Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Tài Liệu Mật Mỹ rút khỏi Việt Nam là theo yêu cầu của Tầu.(Tiếp theo)

Mỹ rút khỏi Việt Nam là theo yêu cầu của Tầu.(Tiếp theo) PDF Print E-mail
Tác Giả: Bài 4 - - VNTP: 690   
Thứ Hai, 10 Tháng 11 Năm 2008 15:06

Tài liệu TỐI MẬT TÒA BẠCH ỐC:

MChu Ân Lai : “Since we have such a common understanding, it is easier to discuss”

Henry Kissinger : “We will permit the political solution of South Vietnam to evolve

and to leave it to the Vietnamese alone

Mao Trạch Đông: “Nếu cán chổi của ta ngắn qúa, không thể với tới con nhện trên

cánh tủ kia, thì ta nên để nó nằm yên chỗ đó".

Phạm Văn Đồng : “ nhưng cán chổi của Việt Nam đủ dài để quét sạch mọi lòai cẩu

trệ ấy ra khỏi Việt Nam ".

Hậu Nghĩa.

Tiếp tục cuộc đối thoại giữa Thủ Tướng Chu Ân Lai và TS Kissinger tại nhà khách

nước Trung Hoa ở Bắc Kinh, ngày 9 tháng 7 năm 1971 ( Trích theo tài liệu số 34)

PM Chou: It is a heroic country.

DR. Kissinger: They are heroic people.

PM Chou: They are great and admirable people. Two thousand years ago China

committed aggression against them, and China was defeated. It was defeated by two

ladies, two women generals. And when I went to Vietnam as a representative of New China on a visit to North Vietnam, I went personally to grave of these two women generals and left wreaths of flowers on the graves to pay my respects for these two heroines who had defeated our ancestors who were exploiters.In France, Joan of Arc was also worthy of respect.

(Hai ngàn năm trước Trung Hoa đã đưa quân xâm lăng VN, và Trung Hoa đã bị bại vì

hai nữ tướng. Khi qua VN tôi có đến viếng và đặt vòng hoa lên mộ hai vị nữ anh

hùng này ngày xưa đã đánh bại tổ tiên chúng tôi để tỏ lòng tôn kính. )

Dr. Kissinger: Women in politics can be ferocious. (Chinese laughter) Even though they are now our enemies, we consider them an heroic and a great people whose independence we want to preserve. There are two obstacles now to a rapid settlement, and not the ones I have mentioned. The two are the following:

-- One, North Vietnam in effect demands that we overthrow the present government

in Saigon as a condition of making peace.

-- Secondly, they refuse to agree to a cease-fire throughout Indochina while we

withdraw.

( Để đổi lấy hoà bình, phiá Bắc Việt đòi hỏi Hoa Kỳ phải lật đổ chính quyền hiện

hữu tại Sàigòn và sẽ không có ngưng bắn trên toàn cõi Đông Dương khi Mỹ rút quân).

( Ghi chú của người viết : Dấu ba chấm "..." Sau mỗi đọan văn là dấu hiệu có các

đoạn văn còn tiếp tục, cùng trang tài liệu, nhưng không ghi lại trong bài này, vì

không cần thiết )....

".. they propose to make a ceasefire only with us and not with others. That is

dishonorable, and we cannot do this. ( họ đề nghị chỉ đình chiến với Mỹ mà thôi, mà

không ngưng bắn với các phe khác.)

I would like to tell the Prime Minister, on behalf of President Nixon, as solemnly as I

can, that first of all, we are prepared to withdraw completely from Indochina and to

give a fixed date, if there is a ceasefire and released of our prisoners. Secondly, we

will permit the political solution of South Vietnam to evolve and to leave it to the

Vietnamese alone.We recognize that a solution must reflect the will of the South Vietnamese people and allow them to determine their future without interference. We will not re-enter Vietnam and will abide by the political process.

(Nhân danh TT Nixon xin thông báo rằng chúng tôi đã chuẩn bị rút lui hoàn toàn trên toàn cõi Đông Dương, chúng tôi đã định ngày rút quân nếu như có được thỏa thuận ngưng bắn và trao đổi tù binh. Kế đến chúng tôi sẽ cho phép thực hiện một giải pháp chính trị tại miền Nam Việt Nam và để cho người Việt Nam tự định đọạt lấy tương lai của họ mà không có sự can thiệp của nước ngoài. Chúng tôi cũng sẽ không trở lại Việt Nam, và sẽ ủng hộ các tiến trình chính trị). Về vấn đề Mỹ rút quân HSMDĐL viết: "Theo các tài liệu thương thuyết mật, thì chính Kissinger khi nói chuyện với họ Chu, đã mở đường để Trung Cộng thấy (và nhắn lại cho Bắc Việt) rằng Hoa Kỳ không còn đòi hỏi việc cả BV phải rút quân cùng với Mỹ ra khỏi miền Nam." (HSMD ĐL:84)....

On July 12, after I leave here, I shall see Mr. Le Duc Tho in Paris, and I shall make

another proposal to him along the lines I have outlined to you. If Hanoi is willing to accept a fixed date for our complete withdrawal, a ceasefire, a release of prisoners, and a guaranteed by any group of countries, including yourself, then we have a very good chance for a rapid peace. If not, the war will continue, and it will be a misfortune for everybody.

(Ngày 12.7. tới đây tôi sẽ đi gặp ông Lê Đức Thọ để đưa ra các đề nghị mới. Nếu Hà Nội chấp nhận việc định ngày rút quân, ngừng bắn, thả tù binh, và bảo đảm giải pháp quốc tế cho miền Nam ..., đạt được như vậy sẽ tiến nhanh đến hòa bình. Bằng không thì tiếp tục chiến tranh ...)

We seek no military bases or military allies in Indochina, and we will pursue no policy

in that area which could concern the People Republic of China. We are willing to

guarantee this either alone or together with you, whichever prefer.The President has asked me to tell you that we believe the time for peace has come. It is not up to us to tell you what, if anything, you can do. We believe that the end of the war in Indochina will accelerate the improvement in our relations. In any event, what we want is the people of Indochina to determine their own future without military conflict. Let me say, Mr. Prime Minister, That regardless of what you do, we are prepared to withdraw that part of our forces on Taiwan which is related this conflict within a specified time after the conflict is over. I am not mentioning this as a condition, but for your information. ( Mỹ tôn trọng hòa bình, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Đông Dương. Mỹ đưa ra lời cam kết là không có tham vọng chiếm đất cát ở vùng này, và muốn cải thiện quan hệ với Trung

quốc. Phần quân đội đóng ở Đài Loan yểm trợ cho cuộc chiến, Mỹ sẽ rút đi sau khi

cuộc xung đột ở vùng này chấm dứt. Các điều trên không phải là điều kiện, mà là để

chia sẻ quan điểm của Mỹ). ( Phần này trích từ trang 20, tài liệu số 34 - Bản chụp trang 20 in kèm trong bài này).

PM Chou: I thank you for telling us rather systematically about your position on the

Indochina question. There is a common point between us in that both of us have respect for the greatness and the courage of Vietnamese people. I believe that, in my position, for the Vietnamese people to feel that they were deceived during the first Geneve Conference is not groundless, because on this point all signatories at that time, including the U.S., have the responsibility for this.

(Cám ơn về sự chia sẻ tin tức, việc Việt Nam cảm thấy như bị đánh lừa trong vụ Hiệp

định Giơ-neo không phải là không có cơ sở, cả Mỹ cũng có trách nhiệm trong việc

này).

Dr. Kissinger: That is understood.

PM Chou: Since we have such a common understanding, it is easier to discuss. The

secret documents, that were exposed in New York Times, show up truth. ... That a

country should not sign an international agreement but would abide by it was a precedent which was set by Dulles, and never before seen in history. I think now that if at that time we had been more cool-headed, we could perhaps have forced him to sign the agreement, saying we would not sign unless the U.S. did.

(Trung quốc nhận định rằng một khi hai bên đều có quan điểm giống nhau thì dễ thảo

luận. Đáng lý ra hồi đó Trung quốc phải buộc Mỹ cùng ký vào hiệp định).

Phản ứng về hòa đàm Của Liên Xô, VNCH và VNDCCH:

* Liên Xô:

" Chiến tranh du kích đã bước vào một giai đoạn mới, biến thành chiến tranh đại qui

mô. Tất cả các đồ trang bị và quân dụng đều do Nga chế tạo và được đưa vào BV từ

năm 1971. Để mặc cho Nixon và Kissinger muốn nói đến hòa hoãn thì cứ việc nói,

Nga Xô đã đánh lá bài riêng của họ là đổ thêm tiếp liệu chiến trận cho Hà Nội."

(HSMD ĐL: 93). ( Ghi chú: Về việc Liên Xô đổ thêm chiến cụ cho Bắc Việt, người

viết sẽ trích ra một số báo cáo của nhân viên CIA tại Hà Nội gửi về Hoa Thịnh Đốn,

<đã được giải mật>, và sẽ loan tải vào một trong các số báo tới để độc gỉa tiện so

sánh, nhận định ).

* VNDCCH:

" Hồi tháng 11.1971 sau khi chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Nixon được loan báo,

chính Phạm Vãn Đồng đã hy vọng chặn trước việc bang giao Mỹ - Hoa, nên đã sang

thăm Bắc Kinh. Trong một buổi họp căng thẳng với Mao Trạch Đông, Đồng thúc Mao

đừng đón tiếp Nixon. Mao nói rằng chính những thắng lợi của BV đã khiến Nixon

phải qua Hoa lục. Rồi Mao trích dẫn một câu tục ngữ Trung Hoa, đại ý nói:" Nếu cán

chổi của ta ngắn qúa, không thể với tới con nhện trên cánh tủ kia, thì ta nên để nó

nằm yên chỗ đó". ...Đồng đáp:" Xin lỗi Chủ Tịch , nhưng cán chổi của Việt Nam đủ

dài để quét sạch mọi loài cẩu trệ ấy ra khỏi Việt Nam ". (HSMDĐL: 92)

* VNCH:

Phản ứng của phía VNCH thời gian này trước việc Mỹ đi tìm giải pháp cho hoà bình

..., cuốn HSMDĐL có ghi: " Sàigòn sẽ đồng ý để Hoa kỳ ngưng dội bom, nếu như Hà

Nội bảo đảm là quyết định này sẽ đưa tới những cuộc thương lượng có kết qủa". (

HSMD ĐL: 40). Các ý muốn của ông Thiệu cũng được nêu ra trong việc thương nghị :

" Ông muốn Hà Nội cam kết sẽ cùng xuống thang chiến tranh, ông muốn Hà Nội sẽ

thương lượng thẳng với chính phủ Sàigòn. Sau hết ông muốn Hà Nội phải đồng ý là

MTGP sẽ không được tham dự hội nghị với tư cách một phái đoàn riêng biệt." (

HSMDĐL: 40). Và rằng : "Trong lúc chương trình Việt Nam Hóa đang thành công và

quân đội VNCH sắp tiến tới chỗ tự lực tự cường thì mật đàm tại Paris lại ngầm phá

chặt chân chặt tay họ : thật là trống Nixon đánh xuôi, kèn Kissinger thổi

ngược."(HSMDĐL: 105). Một nghi vấn khác được nêu ra : Về phương diện chính trị, phía Mỹ tiến hành các cuộc thương nghị bí mật với Trung quốc và Bắc Việt về số phận của miền Nam...

Còn về phương diện quân sự vào thời điểm có các cuộc họp bí mật ( 1971) thì không

biết có phải vì Mỹ muốn VNCH giảm khả năng tự vệ, giảm khả năng phòng thủ , để

mà chuẩn bị cho điều mà tiếng Mỹ gọi là “when it came time to discard”“ như đã

nêu ở bài trước, nên Mỹ đã yêu cầu VNCH mở cuộc hành quân sang Lào ? " Hoa Kỳ

yêu cầu quân lực VNCH mở cuộc hành quân lùng và diệt địch, đánh thẳng vào những

căn cứ hậu cần và điểm xuất quân của BV vào đường mòn Hồ Chí Minh tại Tchepone

bên Lào" gọi là chiến dịch Lam Sơn “. ( HSMD ĐL: 74).

Kết qủa cuộc hành quân Lam Sơn ra sao, phía Mỹ có đưa quân qua Lào cùng chiến

đấu với quân của VNCH ? " Ngưòi Mỹ chỉ yểm trợ không lực . Sau 4 ngày đầu, các

lực lượng của VNCH đã gặp sức chống cự mãnh liệt của quân đội Bắc Việt, và cuộc

hành quân bị sa lầy" ( HSMD ĐL: 74). Trong khi đó:" Ông Thiệu muốn ngăn không

cho BV có thể tấn công các lực lượng VNCH tại Tchepone nên đề nghị với Mỹ cho

ông di chuyển một sư đoàn ra Bắc Việt, phía trên vĩ tuyến 17, gần Vinh, như một

chiến thuật đánh lạc hướng. Nhưng Mỹ không chấp thuận." ( HSMDĐL:75).

Kết qủa của cuộc hành quân Lam Sơn là :" Con số tổn thất khá cao - gần 8 ngàn

người - đã là một yếu tố làm cho suy nhược tinh thần quân đội VNCH" (

HSMDĐL:75).

Phản ứng của quân và dân miền Nam về chiến dịch Lam Sơn vào thời gian này cũng

được ghi lại: "Ở Sàigòn, sự thất bại của Lam Sơn bắt đầu đẻ ra những tin đồn trong

các quán ăn, phòng trà, là ngày tàn của Thiệu sắp tới"(HSMDĐL: 77).

Vấn đề “ Ông Thiệu ... đề nghị với Mỹ cho ông di chuyển một sư đoàn ra Bắc Việt,

phía trên vĩ tuyến 17, gần Vinh,” Nhưng Mỹ không chấp thuận” nêu ra phần trên

có thể độc gỉa sẽ thắc mắc việc “ Mỹ không chấp thuận” cho ông Thiệu đưa quân

ra Bắc là lý do tại sao ? Độc gỉa sẽ tìm ra câu trả lời dựa vào bản phân tích phản

ứng, các biện pháp đối phó của khối Cộng Sản ( Communist Block) sẽ như thế nào

nếu một khi Mỹ gia tăng các hoạt động quân sự tại VN. Bản phân tích của CIA có

tên là “ Communist Reactions to Additional US Course of Action in Laos and North

Vietnam “- Number 58-5/1-62( độ mật: TOP SECRET đã giải mật - Trang bìa của

bản phân tích có chụp lại trong bài viết này) , được soạn thảo bởi Giám Đốc Cơ quan

CIA và với sự đồng ý của United States Intelligence Board, và bản phân tích ghi

ngày 12.6.1962. (Nghĩa là bản phân tích của CIA được nộp cho các nhà hoạch định

chính sách Mỹ 17 tháng trước khi có cuộc đảo chánh 1.11.63, ngày lật đổ chế độ

Ngô Đình Diệm để rồi Mỹ đưa quân vô VN - Về cuộc đảo chánh 11.63, theo Tài Liệu

Quốc Phòng rằng Mỹ nhận hoàn toàn trách nhiệm về cuộc đảo chánh này: “ For the

military coup d'etat against Ngo Dinh Diem, the U.S. must accept its full share of

responsibility. “ < Viết theo : The Pentagon Papers - Volume 2 - Chương 4, "The

Overthrow of Ngo Dinh Diem,-November, 1963," pp. 201-276> Vấn đề “ the U.S. must accept its full share of responsibility “ về cuộc đảo chánh 11.63 và bản phân tích về khả năng “Communist Reactions ““ của CIA nêu trên, người viết sẽ nêu ra chi tiết vào một trong các số báo tới trong loạt bài TLTMTBO này, (khi cuộc đối thoại giữa các ông Chu và Kissinger có nhắc đến các biến cố liên hệ xảy ra trong quá khứ “) để độc gỉa có cái nhìn bao quát hơn từ nhiều nguồn tài liệu . Ngoài ra, người viết cũng sẽ ghi lại một số điểm căn bản trong bản Hiệp Định đình chiến Ba Lê 1973 để độc gỉa so sánh xem rằng nội dung của các điểm chính trong bản Hiệp Định 1973 và nội dung cuộc thảo luận giữa Mỹ và Trung quốc hồi 1971 ghi lại trong TLTMTBO có khác biệt hay không.

(Còn tiếp