Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Bảo Vệ Lãnh Thổ Trung Quốc trắng trợn vi phạm Luật Biển của LHQ

Trung Quốc trắng trợn vi phạm Luật Biển của LHQ PDF Print E-mail
Tác Giả: Mặc Lâm/ RFA   
Thứ Bảy, 17 Tháng 10 Năm 2009 08:10

Mặc Lâm phỏng vấn GS. Tạ Văn Tài để tìm hiểu thêm ý kiến của một chuyên gia về vấn đề này. 

Việc ngư phủ Việt Nam bị lính Trung quốc bắn đuổi không cho vào trú bão tại Hữu Châu rồi lại trấn lột lúc đi ra không những gây phẫn nộ trong dư luận, mà còn là câu hỏi đang đặt ra cho chính quyền vào khi Hà Nội vẫn chưa vận dụng luật quốc tế cùng các văn kiện khác để bảo vệ công dân của mình.

AFP photo
Ngư dân Việt Nam lo lắng trước việc nhiều người bị phía Trung Quốc bắt giữ và đòi tiền phạt.

 Mặc Lâm phỏng vấn Giáo sư Tạ Văn Tài, nguyên Giáo sư trợ giảng luật của đại học Harvard để tìm hiểu thêm ý kiến của một chuyên gia về vấn đề này.

Không thi hành Hiệp Ước Cộng Tác Nghề Đánh Cá ký kết giữa VN vàTQ

  "Trung Quốc trắng trợn vi phạm Hiệp Ước Cộng Tác Nghề Đánh Cá ngày 25/12/2000 giữa  Trung Quốc và Việt Nam và Hiệp Định  cuả Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, trong việc kỳ thị đối với dân chài Việt Nam, xua đuổi, đánh đập họ và vi phạm quyền tư hữu của họ, mà cho các dân chài các nước khác được hưởng quyền trú chân trốn bão."
    Giáo sư Tạ Văn Tài

Mặc Lâm: Thưa GS, như GS đã biết vừa qua khi 17 tàu đánh cá của Việt Nam chạy vào đảo Hữu Châu thuộc quần đảo đang tranh chấp Hoàng Sa thì bị hải quân Trung quốc bắn đuổi ra và sau đó còn cướp bóc trấn lột những ngư dân này một cách tàn tệ. Nhìn trên công pháp quốc tế thì những hành động này vi phạm những điều luật gì đang được áp dụng hiện nay?

GS Tạ Văn Tài: Trung Quốc trắng trợn vi phạm Hiệp Ước Cộng Tác Nghề Đánh Cá ngày 25/12/2000 giữa  Trung Quốc và Việt Nam và Hiệp Định  cuả Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, trong việc kỳ thị đối với dân chài Việt Nam, xua đuổi, đánh đập họ và vi phạm quyền tư hữu của họ, mà cho các dân chài các nước khác được hưởng quyền trú chân trốn bão, vốn có từ lâu trong lích sử loài người và quy định trong các văn kiện luật quốc tế, nhất là Hiệp Định Liên Hiêp Quốc1982.

   Mặc Lâm: GS vừa nhắc đến Hiệp định nghề cá giữa hai nước, xin GS giải thích rõ hơn.

Giáo sư Tạ Văn Tài:  Trắng trọn vi phạm điều 12 Hiệp Định Nghề Cá nói trên, theo đó,hai nước đã lập ra vùng đệm (buffer zone) ở ngòai nội lãnh hải của mỗi nước (territorial sea), để nếu các thuyền đánh cá nhỏ của một nước đi lạc ví lầm lẫn vô nội lãnh hải của nước kia, thì nước kia sẽ cảnh cáo và ra lệnh cho các thuyền đó đi ra mà KHÔNG bắt giữ, mà cũng KHÔNG dùng võ lực. Nếu có điểm gì tranh chấp, thì diều 12 cũng nói là phải đưa  ra Uỷ Ban  Hỗn Họp Việt Trung về Nghề Cá trong Vịnh Bắc Việt nếu  có điều gì ngoài chuyện đánh cá (thí dụ như  trốn bão chẳng hạn). Uỷ Ban này phải quyết định phân xử theo lối đồng thuận của cả hai bên Việt và Trung.  Vậy Trung Quốc đã vi phạm về mặt thủ tục luật pháp quy định ngay  trong Hiệp Định Trung Quốc đã ký, coi rẻ người Việt Nam và nhà nước Việt Nam.

    " Trắng trợn vi phạm về mặt nội dung điềụ 15 và 16 Hiệp Định Nghề Cá, theo đó khi dân chài và thuyền đánh cá một nước bị tai biến khẩn cấp (distress or other emergencies) trong khu lãnh hải của nước kia thì nước kia ấy có NHIỆM VỤ phải cứu giúp và che chở; và khi dân chài và thuyền một nước tìm cách trốn bão , thì có QUYỀN trú ẩn rong lãnh hải nước kia."
    Giáo sư Tạ Văn Tài

Trắng trợn vi phạm về mặt nội dung điềụ 15 và 16 Hiệp Định Nghề Cá, theo đó khi dân chài và thuyền đánh cá một nước bị tai biến khẩn cấp (distress or other emergencies) trong khu lãnh hải của nước kia thì nước kia ấy có NHIỆM VỤ phải cứu giúp và che chở; và khi dân chài và thuyền một nước tìm cách trốn bão , thì có QUYỀN trú ẩn rong lãnh hải nước kia.. Ghe thuyền đánh cá một nước có QUYỀN hành hải, đi qua vô hại (innocent passage).

Đưa TQ ra trước Uỷ Ban Hỗn Hợp hay Tòa Án Quốc Tế

Mặc Lâm: Riêng về những luật căn bản về biển mà Liên Hiệp Quốc ban hành thì hành vi này có vi phạm điều gì hay không thưa ông?

Giáo sư Tạ Văn Tài: Trung Quốc trắng trơn vi phạm Hiệp Định Liên Hiêp Quốc về Luật Biển 1982, điều 292, theo đó một nước duyên hải chỉ có thể bắt giữ ghe thuyền và thuỷ thủ nước khác trong một số trường hợp giới hạn, thí dụ đánh cá bất hợp pháp, sau khi lên tầu và khám xét để thấy có bằng chứng vi phạm, và  PHẢI mau chóng thả, sau khi bắt đóng tiền thế chân hay bẳo đảm khác (luật quốc tế định như vậy để tránh sự lạm dụng quyền thi hành luật của nước duyên hải).

Nếu không thả sớm, hoặc không dưa ra xét xử trong tòa án quốc nội hay cơ quan xét xử nào khác (thí dụ Uỷ Ban Hỗn Họp trong Hiệp Dịnh Việt-Trung nói trên), thì trong vòng 10 ngày (Hiệp Định Liên Hiệp Quốc quan niệm đây là thủ tục khẩn cấp, accelerated procedure), quốc gia của người dân chài bị bắt giữ có thể đua ra, hay uỷ quyền cho chủ ghe thuyền đưa ra, trước Toà Án Quốc Tế Luật Biển (International Tribunal of the Law of the Sea) về việc bắt giữ qúa lâu này .  Tòa Án đó PHẢI giải quyết khiếu nại ngay, không được trì hoãn., và định số tiền thế chân để thả người  ta ra.

Mặc Lâm: Đối với nhà nước Việt nam thì GS thấy họ cần phải làm gì trên phương diện luật pháp trước vấn đề này?

     "Nhà nước Việt Nam phải có cái mà người ta thường gọi là ý chí chính trị (political will) để can thiệp, phản đối vụ Trung Quốc trong vụ bắt giữ và đánh đập dân chài Việt Nam, và lấy đồ đạc và chọc thủng bình nước ngọt của họ vì Trung Quốc trắng trợn vi phạm Hiệp Uớc Việt Trung và Hiệp Định Quốc Tế-- để đưa ra Uỷ Ban Hỗn Hợp hay Tòa Án Quốc Tế." 
    Giáo sư Tạ Văn Tài

Giáo sư Tạ Văn Tài:  Nhà nước Việt Nam phải có cái mà người ta thường gọi là ý chí chính trị (political will) để can thiệp, phản đối vụ Trung Quốc trong vụ bắt giữ và đánh đập dân chài Việt Nam, và lấy đồ đac và chọc thủng bình nước ngọt của họ (muốn cho dân dài chết khát ngoài biển chăng?)—vì Trung Quốc trắng trợn vi phạm Hiệp Uớc Việt Trung và Hiệp Dịnh Quốc Tế-- để đua ra Uỷ Ban Hỗn Hợp hay Tòa Án Quốc Tế nói  trên.. Việc cho trú ngụ khi gặp bão không phải là vấn đề gay go về tranh chấp chủ quyền, thì không có gì phải nể Trung Quốc qúa, sẽ mang tiếng là không thương người dân chài vô sản, vô tội, thua kém cả người nước ngoài như  một đại tá hải quân Nga cũng đã lên tiếng, trong dịp Tầu Nga Panteleyev viếng thăm Đà Nẵng tháng 6,2009, chỉ trích Trung Quốc cấm đóan tầu đánh cá Viểt Nam và nói Nga sẵn sàng giúp đỡ họ.

Mặc Lâm: Thưa GS ông vừa nói là kể cả ngư dân cũng có thể kiện trung quốc ra toà quốc tế về việc này xin ông cho biết thủ thục khởi kiện có phức tạp lắm hay không và điều kiện thiết yếu nhất là gì?

Giáo sư Tạ Văn Tài:  Phải đem ra toà án về luật biển của LHQ. Và người dân chài có thể làm việc này và dĩ nhiên nhờ một luật sư chỉ dẫn cho họ. Điều quan trọng là họ phải được sự uỷ quyền của nhà nước Việt Nam.

Mặc Lâm:  Việt Nam hiện đang ngồi ghế chủ tịch luân phiên trong hội đồng bảo an LHQ vậy tiếng nói của mình có được lắng nghe nhiều hơn lúc bình thường hay không thưa GS?

Giáo sư Tạ Văn Tài:  Việt nam có thế mạnh hiện nay đang ngồi ghế thường trực luân phiên, thế nhưng nếu ngại thì có thể nhờ một nước khác lên tiếng chẳng hạn như Hoa Kỳ.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.