Trong lòng Địa Cầu có một… đại dương, đó là chuyện thật hay phịa? |
Tác Giả: Hồng Quang | |||
Thứ Ba, 28 Tháng 10 Năm 2008 07:28 | |||
Lần này xin mạn phép… xa rời nhân thế, đi luôn xuống ruột Địa Cầu xem có gì dưới đó cho vui vẻ. Kết quả là dưới làng đất ngàn dậm có cả một đại dương, chuyện nghe qua tưởng như Tào Tháo mua xe Lexus! Chuyện như thế này: lòng đất có 4 lớp, lớp đầu tiên gọi là “upper mantle”, kế đến là “lower mantle”, hai lớp này dày khoảng 2,900 cây số. Kế đến là “outer core” và “inner core”dày khoảng 3,500 cây số. Thật ra đây là cách chia ước lệ vì chính các nhà khoa học cũng không thật sự biết rõ …cái gì dưới lòng đất cả! Michael Wysession nhà địa chấn của đại học St.Louis và học trò là Jesse Lawrence đang dạy học ở đại học California, đã khám phá một đaị dương với thể tích ngang bằng với Bắc Băng Dương..dưới lòng đất. Họ đã nghiên cứu tới 600,000 cái seismograms là bảng đồ địa chấn kế là kết quả đo những sóng động đất trên toàn cầu. Họ nhận thấy có một vùng phía dưới châu Á nơi sóng động đất có vẻ “dịu đi” và tốc độ di chuyển chậm đi. Wysession cắt nghĩa: “nước có đặc điểm làm cho sóng chậm lại, vì thế khi chúng tôi thấy có triệu chứng như thế thì chúng tôi biết ngay có sự hiện diện của nứơc!” Nhưng làm sao mà nuớc có thể tồn tại ở môi trường nóng nhiều ngàn độ C được? Ruột Địa Cầu đâu phải là ruột..bánh mì mà thấm nước? Nước gặp lửa là nước phải bốc hơi chứ! Giáo sư Wysession nói: “Nứơc lạnh naỳ khi thấm xuống đất vào lớp mantle, sức nóng sẽ dồn nứơc trong đá qua các kẽ hở thật nhỏ. Thật ra những lớp đá cứng đã chứa nước, dù hình dạng của chúng là đá cứng. Bạn thử lấy 1 mẫu đá mang vào phòng thí nghiệm phân tích sẽ thấy.” Có nhiều lớp đá trong vỏ Địa Cầu chứa tới 15% thành phần là nước. Ông nói: “Các phân tử nước thật ra bị hút vào cấu trúc khoáng sản của đá (the water molecules are actually stuck in the mineral structure of the rock). Nếu bạn nấu miếng đá, nó sẽ mất nứơc, tựa như bạn lấy cục đất sét nhão và đưa vào lò lửa, chẳng bao lâu cục đât sét sẽ cứng lại vì mất hết nước!” Hai nhà khoa học nói trên ước tính trên 0.1% thể tích đá chìm sâu vào lòng đất ở vùng châu Á noí trên chính là nước và khi đo đạc, thể tích nước này ngang bằng với..Bắc Băng Dương! Họ đặt tên vùng kỳ lạ này là “Beijing anormaly” vì các đợt sóng địa chấn đã “mềm đi” khi đi qua dưới thủ đô của Trung Quốc. Khi trình bày khám phá của họ tại đại học Bắc kinh, các nhà địa chấn của TQ rất thú vị và chú ý phát giác lạ lùng này. Nước bao phủ tới 70% diện tích Địa Cầu và một trong các nhiệm vụ của nứơc là chất “bôi trơn” cho sự chuyển dịch các lục địa, và đây là lần đầu tiên khoa học khám phá bên trong vỏ Địa Cầu có cả một đaị dương nước! Thú vị nhất là dước hình thức các đá cục không lạnh!
|